Sau 50 năm, sự thật đã được sáng tỏ, rằng Liên Xô không hề thua trong cuộc khủng hoảng bên bờ vực hủy diệt này, và CIA cũng không quá tinh tường như nhiều người vẫn nghĩ.

Một loạt tàu chiến và vũ khí tập trung dày đặc tại biên giới giữa Mỹ và Cuba vào những ngày khủng hoảng lên tới đỉnh điểm năm 1962
Theo quan niệm: Washington thắng, Moscow thua

Thực tế: Mỹ đã thắng, và Liên Xô cũng thắng

Các tên lửa Jupiter đôi khi bị coi là đã có phần ‘cổ lỗ’, nhưng chỉ vài tháng trước khi khủng hoảng lên đến đỉnh điểm, các tên lửa này được triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ và có thể tấn công vào Liên Xô. Cùng với việc Kennedy đảm bảo không tấn công Cuba và rút tên lửa Jupiter khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, một ngày sau đó, lãnh đạo Liên Xô Khrushche đã tuyên bố ông rút các vũ khí đã triển khai tại Cuba.

Ngay sau đó, một đường dây nóng dành cho Tổng thống giữa Mỹ và Liên Xô được thiết lập và hai quốc gia bắt đầu các cuộc thảo luận, sau này dẫn tới hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân.

“Bài học lớn chính là sự cần thiết phải thỏa hiệp ngay cả khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng như vậy” – nhận định của Robert Paster, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Mỹ và là cựu cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Jimmy Carter.

Pastor nói rằng ông có rất nhiều thảo luận về khủng hoảng tên lửa trong suốt nhiều năm với người cha vợ quá cố của mình là Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara. Pastor nói rằng các chính sách đối nội đã khiến cho việc thương lượng trở nên khó khăn cho cả Kennedy và các tổng thống kế nhiệm chú ý tới lời khuyên này, mà bằng chứng là việc Kennedy đã rất nỗ lực để giữ kín thỏa thuận này.

Chẳng hạn như Tổng thống Obama phải đối mặt với sức ép rất lớn để duy trì một chính sách cứng rắn với Cuba. Một trong số các vấn đề đó là lệnh cấm vận của Mỹ, các yêu cầu thay đổi chính trị, một nhà thầu phụ của chính quyền Mỹ chịu án tù ở Cuba vì bị cho là hoạt động gián điệp, và vụ năm gián điệp Cuba chịu án tù chung thân tại Mỹ.

Paster nói: “Nhìn vào quan hệ Mỹ - Cuba hiện nay xem. Tôi không nghĩ là ông Obama có thể xem xét tới một thỏa hiệp nào hết, vì sức ép đặt trên vai ông là ‘Ông đã nhượng bộ Cuba quá nhiều rồi đấy’.

Theo quan niệm: Thử thách cuối cùng trong cơn biển cả sóng dữ

Thực tế: Không có chuyện ‘mặt đối mặt’

Đúng là cuộc khủng hoảng tên lửa dâng cao trong mọi thời điểm căng thẳng. Vào ngày 27/10, một tàu chiến của Mỹ đã thả các vật nặng xuống khu vực tàu ngầm có trang bị hạt nhân của Liên Xô, còn Liên Xô đã bắn hạ máy bay do thám U-2 của Mỹ bay trên trời Cuba. Kornbluh nói rằng hôm đó là ngày “đen tối nhất, nguy hiểm nhất trong cả đợt khủng hoảng”.

Tuy nhiên, ngày  22/10 Kennedy tuyên bố rằng hải quân Mỹ đang lượn vòng quanh Cuba để ngăn chặn tình trạng chuyển thiết bị quân sự tới hòn đảo này, Khrushchev đã triệu hồi các tàu chở thiết bị hạt nhân ngay trong ngày hôm sau. Chi tiết này được ghi lại trong cuốn sách “Một phút trước nửa đêm” của Michael Dobbs, xuất bản năm 2008 và dựa trên các chi tiết mới công bố trong tài liệu của Liên Xô.

Điều này cũng có nghĩa là ngày 24/10/1962, khi mà Ngoại trưởng Rusk hùng hồn tuyên bố về cái gọi là “mặt đối mặt” với đối phương để đáp lại với các thông tin tình báo cập nhật từng phút một, thì các tàu của Liên Xô đã các xa đó hàng trăm dặm và đang trên đường về Moscow.

“Việc “mặt đối mặt” thực tế chưa từng xảy ra. Việc đối đầu là chưa từng có” – kết luận của Kornbluh, một nhà phân tích về Cuba trong một nhóm tư vấn phi chính phủ, người từng nghiên cứu các tài liệu về vụ khủng hoảng tên lửa được giải mật trong nhiều thập kỷ.

Theo quan niệm: CIA có hoạt động tình báo phi thường

Thực tế: CIA đã quá trễ và không hiệu quả

CIA biết về thông tin các tàu Liên Xô về nước chậm hơn một ngày so với thực tế, và bị lỡ một số diễn biến quan trọng mà đáng ra có thể giúp cho Kennedy và các cố vấn của ông thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.

CIA biết quá trễ về sự hiện diện của các tên lửa tại Cuba, và đến khi Kennedy biết về thông tin này thì các tên lửa đã được đưa vào tác chiến.

CIA cũng không hề biết về các loại tên lửa đầu đạn hạt nhân chiến thuật tại Cuba vốn có thể được triển khai để đáp trả tấn công của Mỹ. Liên Xô thậm chí còn lắp đặt các tên lửa đầu đạn hạt nhân trên một đỉnh phía trên căn cứ hải quân của Mỹ tại Vịnh Guantanamo trong trường hợp Mỹ đổ bộ.

“Họ đã định cho căn cứ này thành tro bụi” – Kornbluh nói.

Theo quan niệm: Khủng hoảng chỉ kéo dài trong 13 ngày

Thực tế: Khủng hoảng kéo dài từ tháng 10 hết tháng 11

Phần lớn mọi người nghĩ khủng hoảng kéo dài 13 ngày là vì tiêu đề cuốn hồi ký của Robert F. Kennedy được xuất bản sau khi ông mất, có tựa đề “Mười ba ngày”, cũng như trong bộ phim chiếu năm 2000 do diễn viên Kevin Costner thủ vai.

Con số 13 ngày này được tính từ ngày 16/10 – khi mà Kennedy lần đầu tiên nói về cuộc khủng hoảng – cho tới ngày 28/10, khi mà Liên Xô thông báo họ rút tên lửa.

Tuy nhiên, cuộc ‘Khủng hoảng tháng Mười” ở Cuba lại kéo dài căng thẳng thêm một tháng nữa. Kornbluh gọi đó là “Tháng 11 kéo dài” vì suốt trong tháng đó, Washington và Moscow vẫn còn tranh cãi với nhau về các chi tiết chính xác về các loại vũ khí nên giỡ bỏ.

  • Lê Thu (theo AP)

Khủng hoảng tên lửa Cuba: Cú sốc lịch sử hé lộ
Những sự thật giờ mới công bố về khủng hoảng tên lửa tại Cuba năm 1962 không khỏi làm chấn động thế giới khi nó tiết lộ cục diện thực sự giữa Washington và Moscow trong Chiến tranh Lạnh.>
 
Bí mật bẽ bàng của Mỹ sau 5 thập kỷ chôn giấu
;Nửa thế kỷ trước, Chiến tranh Lạnh đã bị đẩy cao lên đến đỉnh điểm khi mà Mỹ bố trí hơn 100 tên lửa có đầu đạn hạt nhân trên khắp châu Âu với đích ngắm bắn là Moscow.
 
Bí mật bẽ bàng của Mỹ sau 5 thập kỷ chôn giấu (II)
Nếu như tiết lộ vụ Mỹ thỏa hiệp rút tên lửa Jupiter khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, có lẽ 'giải pháp cho cuộc khủng hoảng không cần thiết trông phải giống như một cuộc rút quân nhục nhã như vậy' đối với Liên Xô.