Trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng sau ở Nhật, các chính trị gia - hầu hết là nam
giới, sẽ hứa hẹn về những gì sẽ làm để chấn chỉnh nền kinh tế đang sa lầy của
đất nước. Tuy nhiên, rất ít người đề cập tới phụ nữ - vũ khí kinh tế bí mật của nước này.
Lần đầu lộ thông tin chính thức về vụ Bin Laden
Trò lươn lẹo của vua đế chế khiêu dâm Mỹ
Vấn đề mà Nhật đang đối mặt khá nổi tiếng: nhiều người lớn tuổi đang sống lâu hơn trong khi lực lượng lao động hỗ trợ cho họ lại ít hơn. Kết quả là chi phí phúc lợi xã hội tăng lên còn thuế giảm xuống.
Làn sóng người nhập cư sẽ làm tăng lực lượng công nhân song Nhật không muốn
đối diện với sự di trú theo quy mô châu Âu. Theo các nhà quan sát, câu trả lời
nằm ngay trong tầm với: yêu cầu thêm nhiều phụ nữ đi làm.
Christine Lagarde, lãnh đạo Quỹ tiền tệ quốc tế cho biết hồi tháng trước rằng
phụ nữ có thể cứu kinh tế Nhật nếu thêm nhiều người thuộc giới này có việc làm.
Theo một báo cáo năm 2010 của Goldman Sachs, GDP của Nhật có thể tăng thêm 15% nếu số lượng phụ nữ đi làm (hiện thời là 60%) tương ứng với số đàn ông đi làm (80%). Báo cáo này cho hay, 7 trong số 10 phụ nữ rời lực lượng lao động sau khi sinh đứa con đầu tiền.
Dù một số phụ nữ chọn ở nhà song các nhà bình luận cho hay, nhiều người khác không có cơ hội đi làm.
Nhật hiện đứng ở một thứ bậc đáng xấu hổ, đó là 101 trên 135 quốc gia trong Báo cáo về khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới. Nhật bị tụt ba bậc so với năm ngoái. Trung Quốc hiện đứng ở vị trí thứ 69.
"Vấn đề giới thực sự bị phớt lờ ở Nhật", bà Kaori Sasaki, Chủ tịch kiêm CEO của một công ty tư vấn cho hay. "Nhật mạnh trong vòng 5-6 thập niên sau Thế chiến II vì một nhóm nam giới nhất định chiếm các vị trí hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế, truyền thông và chính trị. Mạng lưới nam giới này chia sẻ các giá trị chung và đưa ra những quyết định mà không bị ai phản đối. Tuy nhiên, do không đáp ứng được các thách thức trong 20 năm qua thì điều đó đồng nghĩa với việc Nhật vẫn đứng yên một chỗ", bà Kaori nói.
Dữ liệu của chính phủ Nhật cho thấy, phụ nữ chỉ chiếm khoảng 1,2% đội ngũ lãnh đạo trong số 3.600 công ty.
Bà Sasaki nói, đàn ông Nhật cần nhận thức rõ những nỗ lực thu hẹp khoảng cánh
không còn là một vấn đề quyền lợi. "Đó là chiến lược quản lý và phát triển", bà
Sasaki nói và cho biết thêm, những công ty bị bê bối hoành hành, gồm cả Olympus
- thua lỗ 1,7 tỷ USD và Công ty điện lực Tokyo - điều hành nhà máy điện hạt nhân
bị hỏng hóc Fukushima, sẽ đương đầu với khủng hoảng tốt hơn nếu có ban lãnh đạo
nhiều thành phần hơn. "Khi bạn cố quản lý khủng hoảng, tạo sản phẩm thì sự đa
dạng thực sự có ích".
Masahiro Yamada, giáo sư về xã hội học gia đình ở Đại học Chuo, Tokyo nói, hiện
không phải là lúc Nhật cần phụ nữ để mọi thứ tốt hơn mà thay vào đó, Nhật cần
phụ nữ đi làm để sống sót.
"Nếu phụ nữ không đi làm và không có thu nhập riêng, họ không thể bắt đầu một gia đình", ông Yamada nói. "Nếu phụ nữ không gia nhập lực lượng lao động, nguồn thu từ thuế của chính phủ không thể tăng vì dân số sẽ tiếp tục sụt giảm".
- Hoài Linh (Theo Diva Asia)