- Theo thống kê, hiện có 5 triệu người Việt đang mắc bệnh đái tháo đường. Nguy hiểm hơn 50% trong số này không biết mình đang bị bệnh.

Đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.

Trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

{keywords}
5 triệu người Việt đang mắc bệnh đái tháo đường, trong đó 1 nửa không biết mình mắc bệnh

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, mù mắt, bệnh suy thận, liệt dương, hoại thư,...

Theo Giáo sư Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tỷ lệ đái tháo đường trên toàn thế giới có thể tăng 54% trong vòng 20 năm, từ 2010 – 2030.

Việt Nam là một trong những nước có người mắc ĐTĐ cao nhất thế giới tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ chiếm khoảng 5,4% dân số, nghĩa là có 5 triệu người mắc ĐTĐ. Tỷ lệ này tăng gấp đôi so với đầu những năm 2000.

Nguy hiểm hơn, tỷ lệ người mắc bệnh này chưa được chẩn đoán còn rất cao, chiếm 50%. Có đến hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tại nước ta không nhận thức được tình trạng bệnh của mình. Họ vẫn sống chung với bệnh trong cộng đồng - GS Quang khẳng định.

Đái tháo đường diễn tiến âm thầm và được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. 52,7% số người mắc ĐTĐ ở Việt Nam chết vì bệnh này trước năm 60 tuổi. Tuy nhiên cộng đồng còn thờ ơ trong việc phòng và điều trị.

Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết thêm, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường.

Bên cạnh đó, nhóm người dễ mắc bệnh thường có lối sống thiếu khoa học, ít vận động, ăn uống giàu năng lượng dẫn tới thừa cân béo phì, người thường xuyên căng thẳng…

Theo GS Thái Hồng Quang, để hạn chế căn bệnh này, cần có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường vận động, hạn chế sử dụng các chất kích thích.

Ngoài ra, người dân cũng nên chủ động tầm soát bệnh bằng các xét nghiệm mỡ máu, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm đường máu, lipid máu để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị sớm trong trường hợp mắc bệnh.

Người phụ nữ miền Tây phải cắt chân do giẫm gai nhọn

Người phụ nữ miền Tây phải cắt chân do giẫm gai nhọn

Khi giẫm phải gai nhọn, người phụ nữ 58 tuổi ở miền Tây tự điều trị ở nhà. Vết thương sau đó bị nhiễm trùng nặng, các bác sĩ đã buộc phải đoạn chi cứu tính mạng người bệnh

WHO: Khói thuốc ‘gạch sổ’ hơn 4 vạn người Việt mỗi năm

WHO: Khói thuốc ‘gạch sổ’ hơn 4 vạn người Việt mỗi năm

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 40.000 người chết do thuốc lá. Con số này có thể tăng thành 70.000 trường hợp mỗi năm nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nhiều rào cản người Việt sống lành mạnh

Nhiều rào cản người Việt sống lành mạnh

Theo một khảo sát mới nhất của Herbalife Nutrition, 55% người cho biết việc thiếu thời gian chính là trở ngại lớn nhất cản trở họ có lối sống lành mạnh. Tiếp theo đó là hai trở ngại thiếu thông tin (39%) và tài chính hạn chế (38%).

Gần 40.000 người Việt tự tử mỗi năm do trầm cảm

Gần 40.000 người Việt tự tử mỗi năm do trầm cảm

Khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó có 25% mắc trầm cảm, là nguyên nhân khiến 36.000-40.000 tự tử mỗi năm.

Văn Đức