Theo đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) của Mỹ, phân bổ chi tiêu quốc phòng trong năm tài khóa 2019 sẽ giúp Mỹ có thể phản ứng mạnh hơn trước hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hình ảnh tắc nghẽn kinh hoàng trên Vạn Lý Trường Thành
Tuyên bố sốc của bộ trưởng Hàn về kho hạt nhân Triều Tiên
Phát hiện phong thư nghi chứa chất cực độc gửi ông Trump
Được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 1/8 và được Tổng thống Donald Trump ký ngày 13/8, NDAA gồm nhiều biện pháp, trong đó có việc cho phép Lầu Năm Góc công khai hơn về các hoạt động áp đặt của Trung Quốc.
Chiến cơ F-35B Lightning II của Mỹ hạ cánh xuống tàu tấn công đổ bộ USS Wasp ngày 5/3/2018. (Ảnh: Hải quân Mỹ) |
Theo tác giả Zachary Haver trong một bài viết trên tạp chí National Interest, mục 1262 của NDAA yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng "ngay lập tức" gửi báo cáo tới Quốc hội và người dân tiếp sau "Trung Quốc có bất kỳ hành động cải tạo [đất đai], khẳng định yêu sách lãnh thổ quá đáng hay hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông".
Chuyên gia Ely Ratner cho rằng, "việc thiếu thông tin minh bạch về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đã cản trở sự phối hợp của khu vực và tiếp sức cho Trung Quốc thực hiện những bước đi củng cố quyền kiểm soát".
Theo tác giả Zachary Haver, xem xét đồng thời hành vi của Trung Quốc và cuộc đối thoại của Mỹ về Biển Đông, các báo cáo được NDAA ủy nhiệm sẽ là những yếu tố làm thay đổi cuộc chơi nếu được thực hiện một cách hiệu quả. Việc nắm quyền kiểm soát sẽ giúp Washington tái thu hút sự quan tâm của công chúng vào các cuộc tranh chấp, đoàn kết các đối tác khu vực và gây sức ép lên Trung Quốc.
Các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông bắt đầu vào giữa thế kỷ 20, nóng lên vào những năm 1970 và 1980. Sau một thời gian tương đối bình ổn đầu thập niên 2000, căng thẳng gia tăng đột biến từ năm 2009 trở lại đây. Kể từ 2014, Trung Quốc lắp đặt các cơ sở radar, đường băng, các công trình để chứa tên lửa, và thiết bị gây nhiễu quân sự trên các đảo nhân tạo.
Mới đây nhất, vào ngày 2/5/2018, một bản tin của CNBC cho biết Trung Quốc đã triển khai các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất-đối-không HQ-9B trên Bãi đá Chữ thập, Đá Subi... thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đáp trả những diễn tiến kể trên, Mỹ đã hủy lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC). Bộ Quốc phòng Mỹ mô tả quyết định này là "phản ứng bước đầu". Và giờ đây, với NDAA năm tài khóa 2019 được thông qua, dư luận sẽ chứng kiến nhiều hành động tiếp theo của Mỹ.
Gần đây, tình trạng gia tăng bất ổn đã khiến Mỹ can thiệp trực tiếp hơn vào Biển Đông. Tại một cuộc họp của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) hồi tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ sẵn sàng đóng một vai trò trung gian trực tiếp trong các tranh chấp – một sự chuyển hướng chính sách quan trọng. Những năm sau đó, Mỹ thực hiện nhiều bước tiến, trong đó có nâng cấp quan hệ đối tác quốc phòng với Philippines, bỏ lệnh cấm mua vũ khí sát thương đối với Việt Nam, và tăng cường quan hệ với ASEAN.
Từ tháng 10/2015, Hải quân Mỹ đã tiến hành một số Chiến dịch Tự do Hàng Hải (FONOP) ở Biển Đông để thách thức các dự án cải tạo đảo của Trung Quốc. Tuy nhiên, như đã thấy trong vài năm qua, FONOP không thể ngăn được Trung Quốc tăng cường quân sự với tốc độ nhanh, như mục đích đã đặt ra.
Phản ứng của Mỹ đối với thực trạng ở Biển Đông nhận được sự chú ý lớn. Tuy nhiên, căng thẳng gia tăng cũng khiến người dân nước này quan tâm hơn. Mức độ bao phủ tin tức về Biển Đông trên các tờ báo Mỹ tăng từ 239 bài dạng "thời sự " năm 2009 lên tới 4.061 bài năm 2016.
Cũng như truyền thông, các chính trị gia Mỹ chú ý hơn tới những tranh chấp ở Biển Đông. Các ứng viên tranh cử của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã tranh luận về Biển Đông lần đầu tiên trong vòng bầu cử tổng thống 2016.
Tuy nhiên, mức độ quan tâm có vẻ giảm đi sau đó. Chỉ 2.245 bài báo nhắc đến Biển Đông trong năm 2017. Xu hướng này dường như tiếp tục trong năm 2018.
Mục 1262 của NDAA sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảo chiều xu hướng đáng lo ngại này. Washington cần có sự ủng hộ của người dân Mỹ. Nếu bằng chứng về sự áp đặt của Trung Quốc được giấu kín thì người Mỹ sẽ có rất ít lý do để ủng hộ các biện pháp cứng rắn hơn và có thể là rủi ro hơn.
Washington cũng cần sự hỗ trợ của các đối tác trong khu vực và người dân ở những nước đó.
Ngoài ra, NDAA còn trao cho Washington một cơ hội đối phó với những hành động viện cớ của Trung Quốc. Chẳng hạn, Bắc Kinh thường phản ứng trước những chỉ trích bằng cách cáo buộc Mỹ quân sự hóa và viện cớ các bên tranh chấp cũng có những hành xử tương tự..
Thanh Hảo
Nhật đưa chiến hạm 'khủng' vào Biển Đông
Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật tuyên bố sẽ cử ba tàu chiến, trong đó có chiến hạm lớn nhất nước này vào Biển Đông.
Tổng thống Philippines nói TQ sai trái trong vấn đề Biển Đông
Hãng AP cho biết: Tổng thống Philippines cảnh báo Trung Quốc phải ôn hòa trong vấn đề Biển Đông. Ông Duterte cũng chỉ ra “sai trái” của Trung Quốc.
Mỹ điều tàu sân bay USS Ronald Reagan tới Biển Đông tuần tra
Tàu sân bay USS Ronald Reagan với hơn 70 máy bay các loại đã có mặt ở vịnh Manila hôm 26/6 sau nhiều ngày đi tuần tra trên Biển Đông.
B-52 Mỹ bay gần các đảo tranh chấp trên Biển Đông
Một quan chức Bộ quốc phòng Mỹ tiết lộ, 2 máy bay ném bom B-52 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của nước này đã bay cách các đảo Trường Sa khoảng 30km.
Mỹ cảnh báo TQ về "hậu quả" quân sự hóa biển Đông
Chính quyền Mỹ vừa lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về "các hậu quả" đối với việc gia tăng quân sự hóa ở biển Đông.
Sức mạnh biên đội tàu sân bay Mỹ có thể sắp vào Biển Đông
Biên đội tác chiến tàu sân bay số 9 của Hải quân Mỹ do tàu sân bay hạt nhân USS Theodore Roosevelt CVN-71 dẫn đầu.