Tuy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang chóng mặt trong năm 2017, nhưng vẫn chưa rõ chuyện gì sẽ xảy ra giữa Washington và Bình Nhưỡng trong năm 2018.
Hãng tin Tân Hoa dẫn lời ông Darrell West, thành viên cấp cao của Viện Brookings, nhận định rằng năm tới sẽ là "thời điểm quyết định" giữa Mỹ và Triều Tiên. Tuy vậy, chưa chắc chắn áp lực quốc tế có thể ngăn được chính quyền ông Kim Jong Un dừng chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân hay không.
Ảnh: Express |
Theo ông West, trong thời gian qua, để thúc ép Triều Tiên ngừng thử vũ khí, Tổng thống Mỹ thậm chí đe dọa sẽ dùng đến vũ lực. "Điều đó càng đẩy khu vực vào một con đường dẫn tới căng thẳng hơn", chuyên gia này bình luận.
Một số nhà phân tích khác có cách nhìn khác hơn. Stratfor, một tổ chức tình báo địa chính trị, nhận định trong một thông cáo báo chí ngày 27/12 rằng rốt cuộc Mỹ có thể phải thực hiện cảnh báo vì Triều Tiên tiếp tục đẩy mạnh phát triển vũ khí hạt nhân.
"Dù chúng ta không loại trừ một cú tấn công phòng ngừa chống lại toàn bộ Triều Tiên, hiểm họa một cuộc chiến hỗn độn ở Đông Á đẩy thế giới trở lại suy thoái kinh tế là một cái giá quá đắt", Rodger Baker, Phó chủ tịch phụ trách phân tích chiến lược của Stratfor, nói.
Năm 2017 đã chứng kiến cuộc khẩu chiến triền miên giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un. Có lần ông chủ Nhà Trắng còn cảnh báo đáp trả Bình Nhưỡng bằng "lửa và cơn thịnh nộ" nếu Triều Tiên đe dọa Mỹ. Ông Kim Jong Un thì đe biến Mỹ thành "biển lửa".
Tổng thống Trump muốn giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và cố gắng huy động áp lực quốc tế lên quyền Bình Nhưỡng. Phía chính quyền ông Kim Jong Un vẫn nhiều lần thử nghiệm tên lửa, trong khi liên minh Mỹ - Hàn liên tục tập trận chung.
Theo các chuyên gia, bất chấp những đe dọa từ chính quyền ông Trump, Triều Tiên sẽ không sớm từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Giới phân tích đánh giá các nhà lãnh đạo Triều Tiên luôn là những nhà quan sát địa chính trị sắc sảo.
Troy Stangarone, giám đốc cấp cao của Viện Kinh tế Hàn Quốc, nói với Tân Hoa xã rằng Triều Tiên đang đối mặt với một thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh vì bị cô lập bởi các cường quốc lớn như Mỹ, Nhật, Hàn.
"Theo quan điểm của Triều Tiên, nếu không có vũ khí hạt nhân thì nước này không thể đảm bảo được sự tồn tại của mình", ông nói.
Một số chuyên gia khác như Douglas Paal – Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại quỹ Carnegie Endowment vì Hòa bình quốc tế - chỉ ra rằng Triều Tiên vốn vẫn theo đuổi vũ khí hạt nhân từ "từ khi bắt đầu tồn tại". Khi được hỏi về những lời cảnh báo của Tổng thống Trump, ông Paal nói chúng sẽ "không thể uy hiếp ông Kim Jong Un".
Thanh Hảo
Mỹ trừng phạt 2 người tin cẩn nhất của Kim Jong Un
Mỹ vừa áp các đòn trừng phạt lên hai quan chức Triều Tiên, những người mà Washington cho là dẫn đầu chương trình phát triển tên lửa hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Kim Jong Un trải qua năm 2017 thế nào?
Khi năm 2017 bắt đầu, ông Kim Jong Un có bài phát biểu tuyên bố Triều Tiên "đã tiến vào giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa".
Những nhân vật đến Kim Jong Un cũng phải kiêng dè
Sự phát triển trong công nghệ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên có sự góp mặt của một số nhân vật quan trọng, tới mức kể cả nhà lãnh đạo Kim Jong Un cũng phải kiêng dè.
Em gái Kim Jong Un xuất hiện với vị thế mới
Tại một hội nghị quan trọng gần đây của đảng Lao động Triều Tiên, Kim Yo Jong - em gái nhà lãnh đạo Kim Jong Un - đã được sắp xếp ngồi ở hàng ghế đầu.
Kim Jong Un lại 'thị uy' Mỹ
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố năng lực hạt nhân của Triều Tiên giờ đây có thể tạo "mối đe dọa đáng kể " đối với Mỹ.