Theo Forbes, ông chủ Tập đoàn Tencent Mã Hóa Đằng đã trở thành người giàu nhất châu Á và Trung Quốc với tổng tài sản 45,3 tỷ USD, đứng thứ 17 thế giới.
Trước đó, vào các năm 2007 và 2014, Mã Hóa Đằng đã được tạp chí Time bình chọn là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Năm 2015, Forbes đã bình chọn ông là một trong những người có quyền lực nhất trên thế giới. Năm 2017, Fortune xếp ông là một trong những doanh nhân hàng đầu của năm. Mã Hóa Đằng là đại biểu Quốc hội Trung Quốc các khóa 12 và đương nhiệm khóa 13.
Mã Hóa Đằng sinh năm 1971 tại Sán Đầu, Quảng Đông, hiện là Chủ tịch và CEO của Tập đoàn Tencent, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên toàn quốc, đại biểu Quốc hội Trung Quốc.
Ông có tuổi thơ khá vất vả. Năm 1984, khi 13 tuổi, Mã Hóa Đằng theo cha mẹ tới Thâm Quyến định cư. Ông theo học và tốt nghiệp chuyên ngành sửa chữa và ứng dụng máy tính ở Đại học Thâm Quyến năm 1993. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông vào làm kỹ sư lập trình tại Công ty IT Nhuận Tấn. Tại đây ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp và ý tưởng sáng tạo cũng như năng lực quản lý.
Tuy nhiên khoản tiền lớn đầu tiên Mã Hóa Đằng kiếm được lại là nhờ chơi chứng khoán. Ông bỏ ra 100 nghìn NDT đầu tư và thu về 700 nghìn NDT. Với khoản tiền này, năm 1998, ông cùng người bạn Trương Chí Đông sáng lập ra Công ty TNHH máy tính Tencent, làm ra sản phẩm công cụ chát OICQ, tiền thân của mạng QQ với logo Chim Cánh cụt nổi tiếng sau này. Tuy nhiên, Tencent đã vướng vào vụ kiện bản quyền, bị xử thua, phải bồi thường và đổi tên OICQ thành QQ.
Năm 2004, Công ty Tencent lên sàn chứng khoán Hong Kong thành công. Các ứng dụng Wechat, game online QQ… được hoan nghênh nhiệt liệt, thu hút rất nhiều khách hàng. Hiện nay Tencent là công ty internet lớn nhất Trung Quốc. Khi Tencent lên sàn năm 2004, Mã Hóa Đằng đã có tài sản 898 triệu NDT, được CCTV trao Giải thưởng nhân vật kinh tế mới nổi trong năm.
Năm 2010, Mã Hóa Đằng trở thành người giàu thứ 6 Trung Quốc. Ba năm sau, ông vượt lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng của tạp chí Hồ Nhuận và thứ 5 theo Forbes về những người giàu nhất Trung Quốc. Tháng 8/2017, lần đầu tiên, Mã Hóa Đằng vượt qua tỷ phú Jack Ma của tập đoàn Alibaba, trở thành người giàu nhất Trung Quốc trong bảng xếp hạng của Forbes với tổng tài sản 38,83 tỷ USD.
Thương hiệu Tencent cũng ngày càng nổi tiếng trên thế giới. Tháng 4/2014, Tencent là công ty internet lớn thứ 4 thế giới. Ngày 5/9/2017, giá trị thị trường của Tencent được xác định là 390 tỷ USD.
Tuy nhiên, phần lớn những sản phẩm của Tencent đều mang dấu vết sao chép của người khác. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới kinh doanh Trung Quốc tỏ ý không tán thành lối kinh doanh này.
Jack Ma từng công khai nói: “Vấn đề lớn nhất của trang web paipai của Tencent là không có bất cứ sự sáng tạo nào. Tất cả mọi thứ đều sao chép, nghiệp vụ trò chơi của họ đã nuốt chửng biết bao người Trung Quốc”.
Vương Chí Đông, nguyên Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn Sina.com, thì cho rằng “Mã Hóa Đằng là vua sao chép nổi tiếng trong giới, hơn nữa ông ta còn trắng trợn, công khai sao chép…”.
Trước những ý kiến phê phán, Mã Hóa Đằng cho rằng “sao chép có thể hiểu là học tập, là một kiểu tiếp thu, một kiểu lấy dài bù ngắn”.
Ngô Tuyết
Mỹ đang chuẩn bị chiến tranh hạt nhân đối đầu Trung Quốc?
Trung Quốc tiếp tục tăng cường phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược công nghệ cao mà với người ngoài vẫn còn nhiều bí mật.
Trạm vũ trụ hỏng của Trung Quốc sắp đâm xuống trái đất
Trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc Tiangong-1 sẽ trở lại trái đất trong vài tuần tới, song giới chức nước này không thể xác định cụ thể nơi các mảnh vỡ sẽ rơi xuống.
Vì sao Trung Quốc tăng 'bạo' ngân sách quốc phòng?
Về ngân sách quốc phòng, Trung Quốc dự toán dành gần 1.107 tỷ NDT cho năm 2018, tăng 8,1%.
Mỗi tuần, Trung Quốc có thêm 4 tỷ phú đô la
Trong khi Mỹ ghi danh 19 tỷ phú mới vào danh sách trong năm 2017, thì con số này của Trung Quốc là 210.
Diệp Giản Minh – 'Ông trùm' dầu lửa Trung Quốc
Ngày 1/3/2018, trang mạng tài chính hàng đầu Trung Quốc “Tài Tân” đưa tin: ông Diệp Giản Minh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty hữu hạn năng lượng Hoa Tín Trung Quốc (CEFC) bị điều tra.