Những bức hình chụp vụ thử tên lửa Hwasong-15 tuần trước mà báo chí Triều Tiên công bố dường như đã bị chỉnh sửa.

Marco Langbroek – một chuyên gia không gian chuyên theo dõi chương trình tên lửa của Triều Tiên – nói với hãng tin CNN rằng ông đã nhận ra điều gì đó khác lạ về những ngôi sao trong loạt ảnh chụp từ phía đối diện của vụ thử tên lửa.

{keywords}
Chuyên gia Marco Langbroek tin đã phát hiện Triều Tiên sửa ảnh vụ phóng Hwasong-15.

"Lẽ ra bạn sẽ nhìn thấy những chòm sao ở phía đối diện trên bầu trời. Nhưng trường hợp này không như vậy", ông nói. Langbroek xác định hướng của những bức ảnh dựa vào hình dáng các cột khói tỏa ra từ động cơ tên lửa.

Trong những giờ đầu tiên của ngày 29/11, Triều Tiên đã phóng thử vũ khí được mô tả là tên lửa đạn đạo tầm xa tân tiến nhất về mặt kỹ thuật của nước này. Báo chí nhà nước Triều Tiên đưa tin, Hwasong-15 đạt độ cao 4.475km – đặt trọn lãnh thổ Mỹ vào tầm bắn.

Langbroek cho biết ông đã nghiên cứu kỹ những bức ảnh sau khi chúng được báo chí Triều Tiên đăng tải tuần trước.

"Có điều gì đó đáng nghi; để chụp các ngôi sao, nhiếp ảnh gia phải phơi sáng lâu hơn để có độ sáng trong hơn. Tuy nhiên, phơi sáng lâu có nghĩa là sự chuyển động chụp được sẽ bị mờ", ông giải thích.

Khi chụp ảnh tên lửa vào ban đêm, các nhiếp ảnh gia sử dụng một khẩu độ mở rộng và tốc độ màn trập nhanh để bắt kịp tốc độ bay lên nhanh của tên lửa. Vì vậy, những ngôi sao sẽ không hiện rõ nét trong ảnh, kể cả ở Triều Tiên – nơi rất ít ô nhiễm. 

"Chúng trông vẫn nét căng, và điều này tôi thấy không đúng" - Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn hưởng ứng nhận xét của Langbroek.

{keywords}
Ảnh: Marco Langbroek
{keywords}
Ảnh: Marco Langbroek

Langbroek thừa nhận, không phải tất cả các bức ảnh đều bị chỉnh sửa. Cụ thể, một bức Hwasong-15 dựng đứng trước khi phóng cho thấy các ngôi sao ở phía xa còn các cá nhân mờ mờ ở góc dưới bên phải – cảnh tượng cho thấy phơi sáng lâu được sử dụng để chụp trời đêm.

Triều Tiên đã từng nhiều lần bị nghi ngờ chỉnh sửa những bức ảnh nước này công bố ra bên ngoài.

Ở các lần thử nghiệm trước, Triều Tiên thường phóng tên lửa vào ban ngày, và quang cảnh nền giúp cho các chuyên gia định vị chính xác nơi tên lửa được phóng. Đây là điểm dữ liệu quan trọng giúp họ tính toán mọi thứ, từ tầm bắn đến trọng lượng đầu đạn.

Triều Tiên phóng tên lửa Hwasong-15 vào ban đêm nên các chuyên gia phải dựa vào các ngôi sao để định vị nơi phóng, và điều này không hề dễ dàng.  

Thanh Hảo

Mỹ có chặn nổi tên lửa Triều Tiên?

Mỹ có chặn nổi tên lửa Triều Tiên?

Sau vụ thử tên lửa chấn động của Triều Tiên tuần trước, Lầu Năm Góc đang nỗ lực tăng cường an ninh bằng cách bổ sung một số địa điểm ở Bờ Tây vào hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia.

Bán đảo Triều Tiên lại nóng rẫy

Bán đảo Triều Tiên lại nóng rẫy

Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang khi số lượng lớn chiến cơ Mỹ xuất hiện trong khu vực để chuẩn bị tập trận.

Thế giới 7 ngày: Triều Tiên phóng 'quái vật' mạnh nhất đe dọa Mỹ

Thế giới 7 ngày: Triều Tiên phóng 'quái vật' mạnh nhất đe dọa Mỹ

Tuần qua có rất nhiều sự kiện xảy ra trên thế giới, nổi bật là việc Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa được cho là có tầm bắn tới bất kỳ nơi nào trên đất Mỹ.

Triều Tiên bóng gió một vụ thử khác đáng sợ hơn

Triều Tiên bóng gió một vụ thử khác đáng sợ hơn

Triều Tiên mới đây thử thành công tên lửa đạn đạo với tầm bắn được cho là tới mọi nơi trên đất Mỹ. Song nước này từng bóng gió một vụ thử vũ khí "khủng khiếp hơn nhiều.

Giải mã tốc độ Triều Tiên phóng tên lửa nhanh bất thường

Giải mã tốc độ Triều Tiên phóng tên lửa nhanh bất thường

Vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của Triều Tiên chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ.