Ngày 21/5/1927, phi công người Mỹ Charles A. Lindbergh đã hạ cánh xuống sân bay Le Bourget tại Paris, Pháp, thực hiện thành công chuyến bay một mình và không nghỉ xuyên Đại Tây Dương kéo dài 33,5 tiếng đồng hồ. Đây cũng là chuyến bay thẳng đầu tiên từ New York tới Paris.

Theo trang History, Charles Augustus Lindbergh, sinh tại Detroit (Mỹ) vào năm 1902, đã bắt đầu bay khi 20 tuổi. Năm 1923, ông đã mua một chiếc máy bay hai tầng cánh Curtiss “Jenny” còn sót lại trong Thế chiến I và đi vòng quanh nước Mỹ.

Năm 1924, ông theo học tại trường dạy bay thuộc Bộ phận Không lực Lục quân Mỹ, sau đó tốt nghiệp với thành tích đứng đầu lớp và được mang hàm thiếu úy. Lindbergh đã trở thành một phi công đưa thư vào năm 1926 và đi tiên phong trên chặng bay giữa St.Louis và Chicago. Trong số các phi công Mỹ, Lindbergh được đánh giá cao.

{keywords}
 

Tháng 5/1919, một chiếc thủy phi cơ của Mỹ đã thực hiện chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên từ New York tới Plymouth (Anh), thông qua Newfoundland, quần đảo Azores và Lisbon. Cùng tháng, công dân Pháp Raymond Orteig, chủ một chuỗi khách sạn tại New York đã treo phần thưởng 25.000USD dành cho phi công đầu tiên bay thẳng từ Paris tới New York hoặc từ New York tới Paris.

Tháng 6/1919, hai phi công người Anh John W. Alcock và Arthur W. Brown đã hoàn thành chuyến bay không nghỉ xuyên Đại Tây Dương với hành trình kéo dài 3.150km từ Newfoundland tới Ireland. Trong khi đó, chuyến bay từ New York tới Paris có khoảng cách gấp đôi.

Orteig cho biết thử thách của ông có giá trị trong 5 năm. Nhưng đến năm 1926, khi không ai cố gắng chinh phục thử thách này, Orteig đã phải đưa ra đề nghị một lần nữa. Vào thời điểm đó, công nghệ máy bay đã tiến bộ hơn. Một số phi công hàng đầu thế giới bao gồm nhà thám hiểm địa cực Mỹ Richard Byrd, nhà vô địch bay người Pháp Rene Fonck đã quyết định chấp nhận thử thách, cả Charles Lindbergh cũng vậy.

Lindbergh thuyết phục phòng thương mại St. Louis tài trợ cho chuyến bay và ông đã nhận được 15.000USD. Tập đoàn hàng không Ryan của San Diego cũng tình nguyện thiết kế một chiếc máy bay một động cơ dành riêng cho chuyến bay đặc biệt này, với bình nhiên liệu chứa được nhiều xăng hơn và sải cánh được mở rộng tới 14m.

Bình nhiên liệu chính được đặt ở phía trước buồng lái vì như vậy sẽ an toàn hơn trong trường hợp máy bay rơi. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc Lindbergh sẽ không có tầm nhìn phía trước, vì thế các nhà sản xuất đã phải lắp thêm một chiếc kính viễn vọng.

Để giảm trọng lượng của máy bay, mọi thứ không thực sự cần thiết đều bị bỏ đi. Trên máy bay không có radio, máy đo khí ga, đèn bay đêm, thiết bị điều hướng hoặc dù. Lindbergh sẽ ngồi trên một chiếc ghế nhẹ làm bằng liễu gai. Không giống các phi công khác, Lindbergh chỉ bay một mình và không có người chỉ đường hoặc phi công phụ.

{keywords}
 

Chiếc máy bay được đặt tên thánh là "The Spirit of St. Louis" và vào ngày 12/5/1927, Lindbergh đã cất cánh từ San Diego tới New York, lập một kỷ lục mới về chuyến bay xuyên lục địa nhanh nhất. Thời tiết xấu đã khiến nỗ lực vượt Đại Tây Dương của ông bị hoãn lại một tuần.

Đêm ngày 19/5, những tiếng ồn ào của nhóm người chơi bài đã khiến ông thức trắng. Sáng sớm hôm sau, mặc dù cả đêm không ngủ, ông vẫn tới sân bay Roosevelt tại Long Island. Sáu người đàn ông khác đã thiệt mạng khi cố gắng thực hiện chuyến bay mà Lindbergh chuẩn bị chinh phục.

Vào lúc 7h52 sáng ngày 20/5, "The Spirit of St. Louis" đã cất cánh khỏi sân bay Roosevelt. Lindbergh đã di chuyển về phía đông bắc tới bờ biển. Chỉ sau 4 tiếng bay, ông đã cảm thấy mệt và bay cao hơn 3m so với mặt nước để giữ đầu óc tỉnh táo.

Khi màn đêm buông xuống, chiếc phi cơ đã rời bờ biển Newfoundland và chuẩn bị vượt Đại Tây Dương. Vào khoảng 2h sáng 21/5, Lindbergh bay được nửa hành trình. Tuy nhiên, một tiếng sau, "The Spirit of St. Louis" đã đi vào vùng có sương mù, Lindbergh phải vật lộn để giữ đầu óc tỉnh táo, dùng tay để banh mắt ra và có cảm giác như những bóng ma đang đi qua buồng lái.

{keywords}
 

Sau 24 tiếng trên bầu trời, ông cảm thấy tỉnh táo hơn một chút và hoàn thành hành trình trên mặt nước. Vào khoảng 11h sáng (15h giờ địa phương), ông đã nhìn thấy bờ biển Ireland. Mặc dù chỉ dùng thiết bị điều hướng thô sơ, Lindbergh đã bay nhanh hơn dự kiến 2 tiếng đồng hồ. Ông bay qua Anh vào lúc 15h (giờ miền đồng nước Mỹ) rồi qua bay Pháp. Ông đến Pháp vào lúc 20h, khi màn đêm đã buông xuống.

Tại sân bay Le Bourget ở Paris, hàng chục ngàn người đã tập trung để chào đón Lindbergh. Vào 22h24 (theo giờ địa phương), chiếc máy bay một động cơ màu trắng pha xám của ông đã hạ cánh ngoạn mục trên đường băng.

Đám đông đã lao về phía "The Spirit of St. Louis", Lindbergh đã được chào đón và kiệu lên vai mặc dù đã mệt lử sau hành trình gần 5.800km trong vòng 33,5 giờ đồng hồ. Ông đã không ngủ trong suốt 55 tiếng. Hai phi công người Pháp đã đưa Lindbergh ra khỏi đám đông huyên náo và lái xe chở ông đi. Từ một nhân vật vô danh, Lindbergh trở thành tên tuổi nổi tiếng toàn cầu với chuyến bay lịch sử này.

Tổng thống Mỹ khi đó là Calvin Coolidge đã điều hẳn một tàu chiến tới rước người anh hùng trở về nước. Không những thế, Lindbergh còn được chào đón bằng một lễ diễu hành hoành tráng tại New York và được tặng huân chương danh dự. Song, vị trí của ông trong lịch sử vẫn chưa dừng lại ở đó.

Năm 1932, Lindbergh lại một lần nữa được cả thế giới nhắc tới khi con trai ông, bé Charles Jr bị bắt cóc và sau đó được tìm thấy đã bị sát hại trong rừng, ngay gần nhà. Bruno Richard Hauptmann, một thợ mộc gốc Đức, đã nhận tội trong một phiên tòa gây tranh cãi và nhận án tử hình.

Cuối năm những 1930 đầu những năm 1940, Lindbergh trở thành phát ngôn viên cho phong trào vận động chủ nghĩa biệt lập Mỹ và bị chỉ trích vì có quan điểm bênh vực Đức quốc xã. Sau khi Thế chiến II nổ ra, ông tới Thái Bình Dương làm một nhà quan sát quân sự và thực hiện hàng chục nhiệm vụ bay chiến đấu.

Những cống hiến trong chiến tranh của Lindbergh đã giúp ông dần giành lại được niềm tin của công chúng. Nhiều năm sau đó ông làm việc về các vấn đề hàng không trong chính phủ Mỹ. Năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã bổ nhiệm ông làm Thiếu tướng trong Không quân. Charles Augustus Lindbergh qua đời tại Hawaii vào năm 1974.

Sầm Hoa

Ngày này năm xưa: Bí ẩn điệp viên Israel bị Syria treo cổ nơi công cộng

Ngày này năm xưa: Bí ẩn điệp viên Israel bị Syria treo cổ nơi công cộng

Eli Cohen là một điệp viên nổi tiếng của Israel hoạt động ở Syria nhưng bị lộ và bị treo cổ nơi công cộng ở Damascus ngày 18/5/1965.

Ngày này năm xưa: Bê bối khiến Tổng thống Mỹ "ngã ngựa"

Ngày này năm xưa: Bê bối khiến Tổng thống Mỹ "ngã ngựa"

Ngày 17/5/1973, Thượng viện Mỹ bắt đầu các phiên điều trần, được phát sóng trực tiếp trên truyền hình về bê bối Watergate, liên quan đến Tổng thống Richard Nixon.

Ngày này năm xưa: Tội ác vấy máu của nữ y tá

Ngày này năm xưa: Tội ác vấy máu của nữ y tá

Ngày 16/5/1975, nữ y tá Norma Armistead bước vào bệnh viện Kaiser ở Los Angeles, California (Mỹ) cùng một đứa bé mới sinh trên tay mà cô cho biết vừa sinh tại nhà.

Ngày này năm xưa: Thảm án thừa kế rúng động nước Mỹ

Ngày này năm xưa: Thảm án thừa kế rúng động nước Mỹ

Cả nước Mỹ rúng động khi hay tin cô gái trẻ, đẹp cùng người tình ra tay sát hại dã man cha mẹ và em trai nhằm hưởng thừa kế.

Ngày này năm xưa: Tai nạn đường sắt kinh hoàng trong lịch sử Nhật

Ngày này năm xưa: Tai nạn đường sắt kinh hoàng trong lịch sử Nhật

Thảm họa đâm tàu ở Shigaraki, Shiga, là một trong những tai nạn đường sắt khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản, xảy ra ngày 14/5/1991.