Ngày 19/8/1991, những người theo đường lối cứng rắn ở Liên Xô tiến hành một cuộc đảo chính chống nhà lãnh đạo thời đó là ông Mikhail Gorbachev. Họ muốn ngăn Liên Xô tan rã nhưng không thành công.

Liên Xô bị chia rẽ

Năm 1991, Liên Xô lâm vào tình trạng rơi tự do: Sản lượng công nghiệp sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, lạm phát diễn ra nhanh chóng khiến các khoản tiết kiệm của người dân mau chóng cạn kiệt.

Các cuộc xung đột sắc tộc nổ ra ở Grudia và Azerbaijan, Lithuania trở thành nước cộng hòa Xô Viết đầu tiên tuyên bố độc lập. Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev mất dần quyền kiểm soát với liên bang.

Vào thời điểm đó, ông Gorbachev tìm cách tiến hành một quá trình cải tổ, dạng "Liên Xô 2.0", theo đó, các nền cộng hòa trực thuộc liên bang sẽ được trao quyền tự trị nhiều hơn. Dù ý tưởng trên không được nhiều người trong tầng lớp chính trị cầm quyền ủng hộ, song tháng 3/1991, ông Gorbachev đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.

Kết quả là, hơn 70% số người tham gia bỏ phiếu cho việc "duy trì liên bang với tư cách là liên bang đổi mới của những nước cộng hòa có chủ quyền ngang nhau". Việc này đã giúp ông Gorbachev có đủ sự ủy nhiệm để đưa ra một Hiệp ước liên bang mới nhằm gắn kết đất nước.

{keywords}
20/8: Chỉ huy quân đội Liên Xô Alexander Lebed cùng binh sĩ tới Moscow trong khi nhóm người do Phó tổng thống Gennady Yanayev dẫn dắt cố lật đổ ông Mikhail Gorbachev

Tháng 4/1991, tại Novo-Ogarevo, nhà lãnh đạo này gặp lãnh đạo 9 nước cộng hòa tham gia trưng cầu dân ý. Sau các cuộc thảo luận đầy khó khăn, các bên đã nhất trí về Hiệp ước liên bang mới và việc ký kết tượng trưng theo kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày 20/8/1991. Tuy nhiên, cuộc ký kết Hiệp ước liên bang mới không bao giờ diễn ra.

{keywords}
Cư dân Moscow mua báo có đăng tuyên bố của nhóm đảo chính
{keywords}
Một binh sĩ trung thành với các lãnh đạo nhóm đảo chính đứng trên nóc xe tăng ở Moscow 

Ngày quyết định

Một ngày trước khi hiệp ước mới được ký kết, 19/8/1991, cuộc đảo chính được dự đoán từ trước, chống lại ông Gorbachev đã diễn ra.

{keywords}
Rào chắn tạm thời phía trước nơi chính phủ làm việc

Nhóm những người theo đường lối cứng rắn, gồm cả Phó tổng thống Gennady Yanayev, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nội vụ, người đứng đầu KGB, thành lập một "Ủy ban khủng hoảng" để chống lại chương trình cải tổ của ông Gorbachev và việc phân quyền từ chính phủ Liên Xô cho các nước cộng hòa.

{keywords}
 

"Họ thấy sẽ không thể đạt được điều gì bằng các biện pháp chính trị thông thường, vì thế họ lựa chọn đảo chính", ông Gorbachev từng nói.

"Ủy ban khủng hoảng" tuyên bố ông Gorbachev bị ốm và tiến hành quản thúc tại gia ngay tại nhà nghỉ của ông ở Crưm. Mọi liên lạc của ông Gorbachev với thế giới bên ngoài bị cắt đứt và những người chủ trì đảo chính mau chóng ban bố sắc lệnh khẩn cấp. Nhóm lãnh đạo đảo chính cũng nắm quyền kiểm soát đài phát thanh và truyền hình quốc gia rồi tuyên bố, họ muốn cứu Liên Xô khỏi "thảm họa".

{keywords}
 

Đảo chính bất thành

Tuy nhiên, khi xe tăng của phe đảo chính đi vào trung tâm Moscow để biểu dương sức mạnh, hàng nghìn người đã đổ xuống đường để phản đối. Tổng thống Liên bang Nga mới đắc cử Boris Yeltsin cũng đứng ra phản đối. Ông Yeltsin còn trèo lên một chiếc xe tăng, kêu gọi quân đội không chống lại người biểu tình.

{keywords}
 

Trong bài phát biểu, ông Yeltsin buộc tội những người theo đường lối cứng rắn tiến hành một cuộc đảo chính vô trách nhiệm, và kêu gọi mọi người kháng cự trong hòa bình, thực hiện tổng đình công nhằm chứng tỏ rằng đảo chính diễn ra trái với ý nguyện nhân dân.

{keywords}
 

Nhóm đảo chính áp đặt giới nghiêm tại Moscow và định tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào nơi đặt chính phủ của Liên bang Nga bất chấp sự phản đối của một số chỉ huy quân sự, những người cho rằng tấn công sẽ dẫn tới đổ máu.

Vấp phải sự phản đối, nhóm lãnh đạo đảo chính rút lui. Sau ba ngày, tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc được dỡ bỏ, ông Gorbachev trở về Moscow vào ngày 22/8.

{keywords}
Sau 3 ngày, ông Gorbachev trở về
{keywords}
Người dân mừng đảo chính thất bại

Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Động thái bí ẩn của Triều Tiên

Ngày này năm xưa: Động thái bí ẩn của Triều Tiên

Ngày 15/8/2015, Triều Tiên bắt đầu vặn đồng hồ chậm lại 30 phút so với Nhật và Hàn Quốc, thiết lập múi giờ riêng gọi là "Giờ Bình Nhưỡng".

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến ít biết giữa Liên Xô và Trung Quốc

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến ít biết giữa Liên Xô và Trung Quốc

Cuộc xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc về Đường sắt phía đông Trung Quốc (CER) có thể được coi là liên quan tới biên giới.

Ngày này năm xưa: Vụ cướp tàu chấn động nước Anh

Ngày này năm xưa: Vụ cướp tàu chấn động nước Anh

Cho tới nay, đây vẫn là một trong những vụ phạm tội khét tiếng nhất nước Anh dù nó đã xảy ra cách đây 55 năm.

Ngày này năm xưa: Cái chết của biểu tượng tình dục nổi tiếng thế giới

Ngày này năm xưa: Cái chết của biểu tượng tình dục nổi tiếng thế giới

Diễn viên, người mẫu, ca sĩ Mỹ Marilyn Monroe được tìm thấy đã chết tại căn hộ riêng ở Brentwood, Los Angeles vào ngày 5/8/1962.