Ngày 5/7/1950, binh nhì Kenneth Shadrick (19 tuổi) bị trúng đạn và trở thành lính Mỹ đầu tiên thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên.
Shadrick sinh ra tại Hạt Harlan, bang Kentucky, là con thứ ba trong một gia đình gồm 10 anh chị em. Sau khi bỏ học vào năm 1948, anh gia nhập quân đội Mỹ và được điều tới Nhật Bản phục vụ một năm. Sau đó, anh cùng cả trung đoàn bộ binh 34 thuộc sư đoàn bộ binh 24 được cử tới Hàn Quốc trong những ngày đầu của chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950.
Lực lượng đặc nhiệm Smith đến Hàn Quốc. |
Nhóm binh sĩ Mỹ đầu tiên được đưa đến từ Nhật Bản, hình thành Lực lượng đặc nhiệm Smith do trung tá Charles Smith chỉ huy, có nhiệm vụ chặn đà tiến của quân đội Triều Tiên trong lúc Washington điều quân chi viện.
Trận đánh đầu tiên giữa Mỹ và Triều Tiên diễn ra vào khoảng 8h sáng 5/7/1950 ở thành phố Osan, cách Seoul (Hàn Quốc) khoảng 35km về phía nam. Lực lượng đặc nhiệm Smith đã thất bại nặng nề trước đội hình xe tăng T-34/85 của Triều Tiên trong trận chiến này.
Khoảng 90 phút sau khi Lực lượng đặc nhiệm Smith bắt đầu rút quân, trung đoàn bộ binh 34 đã cử Shadrick tham gia nhóm trinh sát đi về phía làng Sojong-ni, cách phía nam thành phố Osan khoảng 8km.
Binh nhì Shadrick quan sát một đồng đội khai hỏa về phía xe tăng Triều Tiên. |
Đội trinh sát dưới sự chỉ huy của Trung úy Charles E. Payne đã dừng lại tại một nghĩa trang của làng. Vào lúc 16h, họ đã phát hiện ra một chiếc xe tăng T-34 của Triều Tiên đang trên đường tiến về phía bắc.
Shadrick và một tay súng khác bắt đầu khai hỏa về phía chiếc xe tăng từ khoảng cách xa. Tuy nhiên, sau khi nổ súng, Shadrick đã đứng lên khỏi vị trí ẩn náu để xem liệu xe tăng đối phương có bị trúng đạn hay không.
Hành động này đã khiến anh bị lộ và khiến chiếc T-34 của Triều Tiên quay lại, chĩa súng máy về phía Shadrick. Hai viên đạn đã bắn trúng ngực và cánh tay của anh. Shadrick tử trận vài giây sau đó.
Vì không xác nhận được danh tính của những binh sĩ thiệt mạng trước Shadrick, nên kể từ đó tới nay anh vẫn được coi là lính Mỹ đầu tiên thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Sầm Hoa
Ngày này năm xưa: Cuộc giải cứu con tin 'sấm sét'
Chiến dịch Sấm sét đã đi vào lịch sử là một trong những cuộc giải cứu con tin táo bạo nhất của lực lượng đặc nhiệm Israel với hơn 100 người được cứu khỏi tay không tặc vào năm 1976.
Ngày này năm xưa: Vụ tai nạn bí ẩn của máy bay Anh
Cách đây đúng 48 năm, một chiếc máy bay của hãng hàng không Anh Dan-Air, chở theo 112 người biến mất một cách bí ẩn ở gần Barcelona, Tây Ban Nha.
Hé lộ phi vụ chạy án của quan tham TQ nổi tiếng chi bạo
Ở Trung Quốc, có không ít quan tham dùng tiền để chạy tội nhưng chi bạo chỉ có Vạn Khánh Lương, nguyên Ủy viên dự khuyết trung ương, Bí thư thành ủy Quảng Châu.
Bằng chứng hiếm về số phận trùm phát xít Hitler
Nữ phiên dịch Yelena được giao nhiệm vụ giữ một hàm răng đặc biệt và xác thực xem nó có đúng là răng của Hitler hay không.
Vụ ám sát tổng thống Mỹ và nỗi ám ảnh về lời nguyền chết chóc
Ngày 2/7/1881, Tổng thống Mỹ Garfield bị một luật sư cố tình nã đạn hạ sát. Cái chết của ông 80 ngày sau đã dấy lên những ám ảnh về lời nguyền độc địa Tecumseh.