Các cuộc hội đàm hạt nhân của nhóm P5+1 gồm Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức - trong tuần qua ở Geneva đã cho kết quả khiến Iran hài lòng.

TIN BÀI KHÁC:


Một kế hoạch hành động chung kêu gọi Iran có những bước đi nhằm chứng minh bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân mà nước này đang theo đuổi. Đổi lại, nước Cộng hòa Hồi giáo sẽ được nới lỏng cấm vận cho đến khi một giải pháp toàn diện định hình.
{keywords}
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và người đồng nhiệm Mỹ John Kerry sau thông báo về thỏa thuận quốc tế đạt được về chương trình hạt nhân Iran ngày 24/11 ở Geneva. (Ảnh: Getty)

Nhưng dù gì hơn không có một thỏa thuận nào ra đời. Và dưới đây là một số lý do Iran ký thỏa thuận hạt nhân ngày 24/11 ở Geneva. 

Iran muốn một giải pháp được tôn trọng

Bất kể thường xuyên có những tuyên bố trái ngược, Tehran sẽ tận tâm với hội đàm cho đến khi các bên tìm được một lối thoát khỏi bế tắc hạt nhân, ngay cả phải tốn rất nhiều thời gian mới đạt tới một hiệp ước cuối cùng. Cho đến khi đó, nước này có thể phô diễn các kỹ năng ngoại giao đáng nể của mình.

Iran muốn lựa chọn quân sự vĩnh viễn rời khỏi bàn đàm phán

Nếu Iran cần năng lượng hạt nhân và có khả năng sản xuất nhiên liệu thì một thỏa thuận cho phép quốc gia này làm giàu nhiên liệu hạt nhân sẽ không chỉ cần thiết mà còn làm giảm cơ hội về một cuộc tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo. Đó là lý do họ nhất quyết đòi quyền làm giàu.

Iran muốn củng cố nền tảng-quyền lực ôn hòa

Nếu không đạt được thỏa thuận, viễn cảnh có rất nhiều rủi ro bởi các phe nhóm chính trị kình địch ở Iran sẽ làm suy yếu phe ôn hòa của Tổng thống Rouhani. Kế hoạch hành động chung này vốn đã ngay lập tức bị các nhân vật cứng rắn công kích là làm giảm các quyền hạt nhân của Iran.

Iran muốn các lệnh cấm vận được dỡ bỏ

Một thỏa thuận cởi trói cho nền kinh tế Iran và tăng thêm tiền mặt là một thỏa thuận tốt, cho dù nó diễn ra chậm chạp. Người đứng đầu Ủy ban An ninh quốc gia và Chính sách ngoại giao Iran Alaadin Boroujerdi nói với hãng thông tấn ISNA rằng nước này tham gia các cuộc hội đàm cho đến khi nào mọi lệnh cầm vấn được dỡ bỏ, điều mà kế hoạch hành động chung cam kết sẽ thực hiện thông qua một giải pháp toàn diện.

Ông Boroujerdi cũng nói với hãng tin Fars rằng Quốc hội sẽ chuẩn thuận các quyết định với nhóm P5+1 với điều kiện các lệnh cấm vận được dỡ bỏ.

Iran muốn một thỏa thuận trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Tehran không muốn hối thúc hội đàm để tối đa hóa các thuận lợi của một thỏa thuận cuối cùng. Tuy nhiên, nước này biết rằng cơ hội tốt nhất đạt được một thỏa thuận là cho đến tháng 11 năm tới khi chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 có thể đẩy các ưu tiên khác xuống phía dưới danh sách. Tuy số phận hội đàm hạt nhân có nguy cơ gắn với các mối quan hệ với Mỹ, Tehran vẫn sẵn sàng nắm bắt cơ hội này.

Đó là lý do, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin ISNA tại Tehran, Ngoại trưởng Javad Zarif tuyên bố ông đã sẵn sàng cho một vòng đàm phán tiếp theo bắt đầu ngay lập tức.

Iran muốn kích hoạt ngoại giao khu vực

Tehran đã tách các cuộc hội đàm hạt nhân khỏi các vấn đề khu vực, trong đó có Syria song vẫn để ngỏ việc bàn thảo chúng với P5+1. Iran đã trả giá và bỏ qua các nước láng giềng của mình trong tiến trình, trong đó có Ảrập Xêút và Israel, vì một lợi ích cao hơn: hạn chế tác động của các cuộc xung đột trong khu vực lên hồ sơ hạt nhân của nước này.

Với một kế hoạch ban đầu đang có hiệu lực, Tehran giờ đây đã có thể chỉnh trang lại chính sách ngoại giao khu vực của mình.

Thanh Hảo (Theo CNN)