Trong khi thế giới đang đối phó những cuộc xung đột gay gắt, thì tinh thần và những tiếng nói lương tri Hòa Giải và Yêu Thương càng cần được cổ vũ trên mọi diễn đàn quốc tế và trong tâm khảm của mọi người yêu hòa bình.

Có lẽ chính vì vậy mà Sáng kiến Hoà Nhạc Hoà Giải Thế Giới, Ngày Hoà Giải Thế Giới do VietNamNet khởi xướng năm 2010 ở Hà Nội, đã được hưởng ứng trên thế giới, lôi cuốn được sự tham gia của những nhà hoạt đông chính trị văn hóa xã hội nổi tiếng, những giáo sư hàng đầu. Sáng kiến này trở thành sự kiện văn hoá tại Boston từ năm 2011 và từ năm 2017, Chương trình Giáo dục Công dân Toàn cầu đã chính thức ghi nhận và cùng tổ chức Ngày Hoà Giải Thế Giới và Hoà Nhạc Hoà Giải Thế Giới ở nhiều thành phố lớn trên thế giới.

Ở Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), và Boston (Mỹ), Hòa Nhạc Hòa Giải Thế giới năm nay được tổ chức với sự tham dự của những nghệ sỹ nổi tiếng hàng đầu như Tamas Varga của Dàn nhạc Giao hưởng Viên, nghệ sỹ piano Nhật Rika Miyatani được giải thưởng Chopin.

{keywords}

Giáo sư Michael Dukakis, Chủ tịch Diễn đàn Toàn cầu Boston cùng các giáo sư hàng đầu của Harvard, MIT thảo luận trong Ngày Hoà Giải Thế Giới 9/9/2017 tại Đại học Harvard

Ở Hà Nội, Hòa Nhạc Hòa Giải được mở đầu tại Nhà hát Chèo Việt Nam ngày 1/9 với vở chèo Quan Âm Thị Kính, tác phẩm kinh điển của nghệ thuật chèo đặc sắc Việt Nam, thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả. Trong diễn từ khai mạc, Giáo sư Carlos Torres, Chủ tịch Chương trình Giáo dục Công dân Toàn cầu sau khi giới thiệu ý nghĩa và mục tiêu của Chương trình Giáo dục công dân toàn cầu, đã đề cao những giá trị nhân văn, hòa giải, yêu thương của văn hóa Việt Nam, những giá trị mà chính Chương trình Giáo dục Công dân Toàn cầu xem là cốt lõi và cùng theo đuổi.

Ông nhấn mạnh rằng, trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải gánh chịu rất nhiều đau khổ mất mát do các thế lực ngoại xâm gây ra, một mặt không quản hy sinh, chiến đấu kiên cường vì độc lập chủ quyền và quyền sống, một mặt nêu cao chính nghĩa với tinh thần khoan dung, hòa giải, vị tha, sẵn lòng xóa bỏ hận thù, để xây dựng những quan hệ mới tốt đẹp giữa các dân tộc, giữa người và người.

Giá trị cao đẹp của tinh thần hòa giải và khoan dung Việt Nam, không chỉ nằm trong tư tưởng của những vĩ nhân mà là giá trị phổ quát trong nhân dân, xuyên suốt hàng ngàn năm lịch sử. Giá trị đó ngày càng có ý nghĩa nổi bật trong việc tiếp cận và xử lý những vấn đề nóng bỏng của thế giới xung đột gay gắt hiện thời.

Cùng với Hòa nhạc Hòa Giải, Ngày Hoà Giải Thế Giới cũng đã được tổ chức trang trọng ở Tokyo và Boston. Ở Tokyo, Ngày Hòa giải Thế giới có sự tham dự của những học giả, nhà ngoại giao có uy tín cao như Đại sứ Ichiro Fujisaki, Shinji Yanai, ứng cử viên giải thưởng Nobel 2016 Giáo sư Hiroshi Maeda, Đại sứ Nhật Bản tại Triều Tiên Masatoshi Muto, Phó Đại sứ Đức tại Nhật Dr.Stephan Grabherr, Giáo sư Fumio Ota, học giả Tsuneo Watanabe, Giáo sư Yasuyo Sakata.

Ở Đại học Harvard ngày 9/9 có sự tham dự của những nhân vật hàng đầu thế giới như Thống đốc Michael Dukakis, Đại diện Đảng Dân Chủ Mỹ tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1988, Giáo sư Joseph Nye, "cha đẻ" thuyết quyền lực mềm của Đại học Harvard, Giáo sư Nazli Choucri, Đại học MIT…

Một trong những nội dung trọng tâm của Ngày Hoà Giải Thế Giới 2017 là tìm giải pháp cho vấn đề đang nóng bỏng ở bán đảo Triều Tiên. Sau bài trình bày của Giáo sư Josseph Nye và Giáo sư Sung-yoon Lee, dưới sự điều hành của Chủ tịch Michael Dukakis, các giáo sư Nazli Choucri, Ezra Vogel, Thomas Patterson, David Silbersweig, John Savage và nhiều học giả khác đã thảo luận thẳng thắn, sôi nổi, đề xuất nhiều ý kiến xây dựng thiết thực và sâu sắc xung quanh chủ đề Sáng kiến Hoà bình cho vấn đề Triều Tiên.

Các Giáo sư Thomas Patterson, John Savage, và Chủ tịch Michael Dukakis đặc biệt quan tâm đến những kinh nghiệm hòa giải của Việt Nam và vị thế của Việt Nam. Các học giả cho rằng với những lợi thế đó, Việt Nam có thể đóng một vai trò trung gian tích cực hơn đối với các bên trong vấn đề Triều Tiên tìm ra giải pháp có thể chấp nhận được, phù hợp với lợi ích cơ bản và phẩm giá quốc gia của mình, đảm bảo an ninh, hòa bình trong khu vực và trên toàn thế giới.

Đó có thể coi là một trong những thành công nổi bật nhất của Ngày Hòa giải năm 2017 bên cạnh những đóng góp khác. Tinh thần hòa giải Việt Nam được các học giả thế giới tiếp nhận qua nhiều năm nghiên cứu lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam, qua tiếp xúc trực tiếp với người dân và những nhà lãnh đạo Việt Nam, đã có một vai trò quan trọng tạo nên những thành công đó. Các học giả đánh giá cao những giá trị đó, xem đó là một nhân tố quan trọng tạo động lực tập hợp và tổ chức lực lượng mang lại thành công của các sự kiện này.

P.V

Uy lực đội quân dưới nước của Hàn Quốc

Uy lực đội quân dưới nước của Hàn Quốc

Hải quân Hàn Quốc cho hay, các tàu ngầm của nước này đang trong tình trạng sẵn sàng tham chiến với Triều Tiên khi mà căng thẳng tăng cao.

Nga - Trung bắt đầu tập trận gần Triều Tiên

Nga - Trung bắt đầu tập trận gần Triều Tiên

Hàng chục tàu chiến, tàu ngầm của Nga và Trung Quốc sẽ tham gia giai đoạn hai của cuộc tập trận hải quân Joint Sea-2017 trên biển Nhật Bản và Okhotsk.

Ông Trump lần đầu tiên phát biểu ở Liên Hợp Quốc

Ông Trump lần đầu tiên phát biểu ở Liên Hợp Quốc

Giới ngoại giao đang mong chờ bài phát biểu đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Liên Hợp Quốc khi mối đe dọa từ hạt nhân Triều Tiên vẫn đang bao trùm

Biệt danh mới ông Trump đặt cho Kim Jong Un

Biệt danh mới ông Trump đặt cho Kim Jong Un

Người Tên lửa – đó là biệt danh mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt cho lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Mỹ sắp điều tàu sân bay tới bán đảo Triều Tiên

Mỹ sắp điều tàu sân bay tới bán đảo Triều Tiên

Mỹ đang lên kế hoạch điều một tàu sân bay tới vùng biển gần bán đảo Triều Tiên vào tháng tới để tập trận chung với Hải quân Hàn Quốc.