Trước khi rời Nhà Trắng, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đề xuất một sáng kiến mới để giải quyết vấn đề Palestine-Israel. Như vậy, giải pháp cho việc này sẽ được chuyển lại cho chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Video tái dựng phút cuối đau thương của MH370

Ông Trump khen Kim Jong Un, chĩa 'mũi dùi' sang Iran

Năm 2016, Nga không ủng hộ sáng kiến của chính quyền Tổng thống Obama về xung đột Palestine-Israel, vì cho rằng nó sẽ làm tình hình phức tạp thêm, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay trước khi lên đường sang New York dự hội nghị của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Theo kế hoạch, xung đột Israel-Palestine là một trong số các chủ đề được thảo luận tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc.

{keywords}
Ảnh Haaretz

Sputnik dẫn lời Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói: "Cuối năm 2016, khi chính quyền của Tổng thống Obama sắp mãn nhiệm đề xuất quyết định giải quyết xung đột Israel-Palestine tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nói chính xác hơn là áp đặt giới hạn "nhân tạo" và kết quả đàm phán định trước cho các bên, Nga không ủng hộ sáng kiến này của Mỹ. Bởi vì, việc này chắc chắn sẽ khiến những gì đang có tồi tệ hơn nhiều và sáng kiến đó không có tác dụng thật sự".

Ngoại trưởng Lavrov giải thích, sáng kiến vào thời điểm đó của Mỹ nếu áp dụng sẽ phản tác dụng. "Trong một cuộc điện đàm kéo dài vào cuối tháng 12 với Ngoại trưởng Mỹ, chúng tôi đã nói rõ lập trường của Nga, sau khi đã cân nhắc kiến nghị của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu".

Theo Ngoại trưởng Nga, Moscow nhấn mạnh với Mỹ về việc không muốn chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Obama sập cửa và gây khó khăn cho những nỗ lực sau này.

Cuối tháng 12/2016, trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông Lavrov nhấn mạnh việc cần thiết phải tạo điều kiện cho lãnh đạo Israel và Palestine đàm phán trực tiếp. Nga cũng cảnh báo Mỹ không đem các vấn đề nghị sự trong nước vào công việc của "Bộ Tứ về Trung Đông" và Liên Hợp Quốc.

Gần như cùng lúc, chính quyền của Tổng thống Obama đã đưa ra một chương trình nghị sự liên quan tới nhiều khía cạnh của xung đột giữa Israel và Palestine, về vấn đề biên giới khiến Israel không thấy thoải mái. Các chuyên gia cho rằng đây là chiến lược trước bầu cử.

Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Bị Liên Xô hạ thế độc quyền, Mỹ 'hốt hoảng'

Ngày này năm xưa: Bị Liên Xô hạ thế độc quyền, Mỹ 'hốt hoảng'

Ngày 23/9/1949, trong một tuyên bố bất ngờ, với những câu chữ được chọn lựa kỹ lưỡng, Tổng thống Mỹ Harry S.Truman thông báo cho dân chúng về việc Liên Xô đã bí mật thử nghiệm một vũ khí hạt nhân vài tuần trước đó.

Ngày này năm xưa: Iraq tấn công Iran

Ngày này năm xưa: Iraq tấn công Iran

Nổ ra ngày 22/9/1980 khi Iraq xâm lược Iran, cuộc chiến vũ trang giữa hai nước đã làm thay đổi tình hình chính trị ở khu vực và toàn cầu.

Ngày này năm xưa: Sự thật bức ảnh mê hoặc của biểu tượng tình dục Mỹ

Ngày này năm xưa: Sự thật bức ảnh mê hoặc của biểu tượng tình dục Mỹ

Bức ảnh kinh điển của biểu tượng tình dục nổi tiếng nhất Mỹ Marilyn Monroe được nhiếp ảnh gia Sam Saw chụp vào ngày 15/9/1954.