Cơn mưa dông cực lớn bất ngờ đổ ập xuống Hà Nội vào khoảng 17h ngày 13/6, khiến nhiều cây xanh đổ la liệt trên các tuyến phố. Tuy nhiên, sau cơn dông này, người ta cũng tình cờ phát hiện cách trồng cây rất "lạ" ở Thủ đô...

Cây xanh Hà Nội bị quật tơi tả sau cơn dông lốc cấp 8

Đường phố Hà Nội như vừa trải qua một trận bão, các tuyến phố cây đổ ngổn ngang, các đơn vị chức năng cùng người dân thu dọn thiệt hại sau trận mưa dông chiều tối 13/6.

Trong số những cây xanh bị đổ trong cơn dông lốc người dân thủ đô hết sức chú ý đến loạt cây xanh mới được trồng trên các tuyến phố.

Một số cây mới trồng (gỗ mỡ) thay thế trên nhiều tuyến phố cũng bị đổ la liệt. Chính những cây này khiến người dân hết sức ngạc nhiên sau khi dông lốc đi qua.

Theo ghi nhận của PV VietNamNet, tại phố Lê Duẩn (ven công viên Thống Nhất) có hai cây xanh được cho là gỗ mỡ đổ ngổn ngang cùng hai cây xà cừ cổ thụ. Điều ngạc nhiên là, phần gốc hai cây này vẫn được bọc kín bằng lưới và buộc bằng những sợi dây gai đỏ...

PV VietNamNet đã ghi lại một số hình ảnh các cây mới được trồng gần đây: 

{keywords}
Các gốc cây mới được trồng trên phố Lê Duẩn, khi bật gốc để lộ ra nguyên một bọc vẫn được buộc chằng.
{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}
(Ảnh: Nhị Tiến)

{keywords}

Cây xanh mới trồng bị bật gốc trên phố Lê Duẩn. (Ảnh chụp sáng 14/6: Phạm Hải)

Tiếp tục đi tìm hiểu ở đường Nguyễn Trãi, phóng viên cũng phát hiện 1 cây mỡ bị đổ trước cổng trường ĐH KHXH&NV cũng bọc kín bằng lưới.

{keywords}
Cây bị bật gốc trên đường Nguyễn Trãi 
{keywords}

Quay lại nơi cây gỗ mỡ được thay thế nhiều nhất là đường Nguyễn Chí Thanh, tại đây tuy không có cây nào bị đổ, nhưng do cơn mưa lớn đã trôi đi lớp đất phủ ở mỗi gốc cây, làm lộ ra những chiếc bọc bằng lưới quanh mỗi gốc cây...

{keywords}
Các gốc cây mỡ trên đường Nguyễn Chí Thanh
{keywords}

{keywords}

Trao đổi với VietNamNet, TS. Nguyễn Tiến Hiệp - Trung tâm bảo tồn thực vật Việt Nam khẳng định, quy trình trồng cây như vậy là không đúng. 

“Không ai để nguyên bọc lưới, nilon thế mà hạ xuống cả. Về nguyên tắc phải để cây tiếp xúc với đất, với dinh dưỡng thì mới phát triển được”, TS Hiệp nói.

Ông Hiệp cho rằng, đơn vị trồng cây để nguyên cả bịch như vậy là quá ẩu.

Chuyên gia lâm nghiệp Đoàn Diễm cũng cho rằng, việc trồng cây mà để nguyên cả lưới như vậy là không ổn.

Theo ông Diễm, nếu không muốn gỡ lưới ra thì phải đục lỗ để cây trổ rễ, ăn sâu vào đất thì cây mới sống được.

Nhị Tiến- Thúy Hạnh