- PGS.TS Võ Sỹ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho biết, đơn vị đang hoàn tất báo cáo kiểm tra thực địa tầng nền của vùng biển nhận chìm để gửi Bộ TN&MT trong tuần này.

PGS.TS Võ Sỹ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang thông tin với VietNamNet.

{keywords}
Biển Hòn Cau - Bình Thuận.

Ông Tuấn nói, đơn vị của ông đang hoàn tất báo cáo kết quả kiểm tra tầng đáy vùng biển được cấp phép nhận chìm để báo cáo Bộ TN&MT.

Trước đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin, Viện Hải dương học Nha Trang (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đang triển khai việc quan trắc, thu thập thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường nền tại khu vực biển được cấp phép để nhận chìm.

Qua đó, Bộ TN&MT sẽ kiểm chứng lại toàn bộ số liệu khảo sát, đánh giá của chủ đầu tư liên quan đến đa dạng sinh học và các vấn đề liên quan khác. Khi và chỉ khi có báo cáo kết quả của Viện Hải dương học, lúc đó Bộ mới có quyết định có giao khu vực biển cho doanh nghiệp được thực hiện nhận chìm hay không.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho hay, kết quả, đánh giá của Viện Hải dương học cho thấy, san hô, hệ sinh thái ở vùng biển nhận chìm là phong phú thì không ai cho phép tiến hành đổ thải ở khu vực đó. 

{keywords}
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. 

Lấn biển là phá hoại vĩnh viễn một vùng biển

Trước thông tin, Bình Thuận đề xuất thay đổi phương án nhận chìm bằng việc sử dụng khói lượng vật chất nạo vét để thực hiện lấn biển, Tiến sĩ Vũ Thanh Ca, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học Công nghệ thẳng thắn: “Dùng chất nạo vét làm vật lấn biển theo phương án đề xuất thay thế của Bình Thuận là rất không tốt” và “lấn biển là phá hoại vĩnh viễn một vùng biển.”

Theo ông, dự án lấn biển của Bình Thuận thực hiện theo cách xây kè bảo vệ bên ngoài và đổ cát vào bên trong. Việc tỉnh này đề xuất phương án sử dụng chất nạo vét làm vật liệu lấn biển có dùng kè theo cách của Bình Thuận là rất không tốt.

Các khu vực bờ biển hiện nay đang ở vị trí cân bằng. Trường sóng, dòng chảy và vận chuyển cát được thực hiện theo hướng cân bằng đó.

Để bảo vệ bờ biển, chống xói lở ta phải xác định cán cân cát để có giải pháp cân thiệp, bù cát nếu như thiếu cát. Làm kè đổ cát lấn biển tại một khu vực sẽ làm thay đổi trường sóng, dòng chảy, ngăn chặn dòng vận chuyển cát và do vậy phá vỡ cân bằng hiện có.

Các nghiên cứu cho thấy bãi cát như ở Bình Thuận có khả năng tiêu tán đến 90% năng lượng sóng, trong khi kè lấn biển chỉ tiêu tán được 20% đến 30% năng lượng sóng. Do vậy, công trình ven bờ biển thông thường (như kè) chỉ có thể bền vững nếu có bãi cát phía trước.

Vì khu vực lấn biển không có bãi cát, sóng sẽ đánh trực tiếp vào kè và làm sập kè, để lại một vùng bờ biển hoang tàn và mang khoản đầu tư hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng, xuống biển.

Hơn nữa, do phá vỡ cán cân cát, công trình lấn biển sẽ gây xói lở ở các khu vực bờ biển cạnh đó.

Lấn biển là phá hoại vĩnh viễn một vùng biển. Khác với nhận chìm, nếu là đáy cát, tại khu vực nhận chìm hệ sinh thái sẽ phục hồi khá nhanh sau khi việc nhận chìm hoàn thành.

Để bảo vệ bờ biển, cần phải thuận theo tự nhiên. Nhật Bản, Singapore có lấn biển nhưng họ thuận theo tự nhiên, dùng công trình để thay đổi trường sóng và đổ cát để nuôi bãi, tạo bãi để lấn biển. Lấn biển theo cách này vừa có bãi, vừa bảo vệ bờ.

Nếu không chọn phương án nhận chìm, có thể sử dụng cát có thể dùng nuôi bãi, chống xói lở và bảo vệ bờ biển. Để làm việc này, nên nghiên cứu sử dụng phương pháp dùng máy cát (sand engine) của Hà Lan.

Phương pháp này là nghiên cứu kỹ quá trình vận chuyển cát để đổ cát thành một doi cát ở phía đón sóng. Trường sóng sẽ dần vận chuyển cát về phía cuối sóng và bồi đắp cho bờ một cách tự nhiên.

Nếu sử dụng cát nạo vét để bảo vệ bờ, cần có những nghiên cứu, đánh giá để đảm bảo cát nạo vét có tính chất tương đồng với cát tại bãi biển khu vực đang xói lở cũng như xác định tính chất trường sóng và vận chuyển cát tại vùng bờ biển đó.

Vụ nhận chìm bùn thải: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 'trần tình'

Vụ nhận chìm bùn thải: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 'trần tình'

Phó tổng giám đốc Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 trao đổi xung quanh dự án đổ gần 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận.

Bình Thuận đề xuất thay thế phương án nhận chìm bùn thải

Bình Thuận đề xuất thay thế phương án nhận chìm bùn thải

Tỉnh ủy Bình Thuận vừa có văn bản gửi Ban Bí thư, Ban Kinh tế TƯ và Văn phòng TƯ Đảng về việc nhận chìm bùn cát, nạo vét xuống biển.

Dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn: Hàng loạt nhà khoa học bị mạo danh lên tiếng

Dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn: Hàng loạt nhà khoa học bị mạo danh lên tiếng

Đến nay, có 3 trong số 14 thành viên có tên trong danh sách tham gia dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải đã lên tiếng, cho rằng bị mạo danh, lợi dụng tên tuổi.

Kiến nghị Chính phủ cho dừng nhận chìm bùn thải

Kiến nghị Chính phủ cho dừng nhận chìm bùn thải

Hội Nghề cá vừa có kiến nghị Chính phủ cho tạm dừng thực hiện cấp phép của Bộ TN&MT về việc nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải.

Bộ trưởng TN&MT: Chưa giao biển để Nhiệt điện Vĩnh Tân thực hiện nhận chìm

Bộ trưởng TN&MT: Chưa giao biển để Nhiệt điện Vĩnh Tân thực hiện nhận chìm

Bộ TN&MT đang chờ kết quả đánh giá của các nhà khoa học, từ đó xem xét có bàn giao biển để DN được thực hiện nhận chìm hay không.

Cấp phép 'nhận chìm' bùn thải ở Hòn Cau: Bộ TN&MT tin kiểm soát được tình hình

Cấp phép 'nhận chìm' bùn thải ở Hòn Cau: Bộ TN&MT tin kiểm soát được tình hình

Thừa nhận việc nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải có tác động tới môi trường, đại diện Bộ TN&MT tin rằng 'vẫn có thể kiểm soát được tình hình".        

Bộ Tài nguyên lý giải việc cấp giấy nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải

Bộ Tài nguyên lý giải việc cấp giấy nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải

Bộ TN&MT vừa ký giấy phép chấp thuận cho công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân.

Kiên Trung