Ngày 14/3, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã yêu cầu các cơ sở trực thuộc
tiến hành đo mức độ phóng xạ trong môi trường vì quan ngại sự cố nổ nhà máy hạt
nhân tại Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến Việt Nam.
TIN BÀI KHÁC
Nữ hoàng phim khiêu dâm Nhật Bản mất tích
Người mua "điên tiết" vì cân điêu thời bão giá
Ba mẹ con cùng treo cổ tự tử
Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân Hà Nội sẽ
là hai đơn vị chịu trách nhiệm đo mức độ phóng xạ tại các trạm thuộc phạm vi
mình quản lý.
Sáng 15/3, trao đổi với VietNamNet, một cán bộ Viện Năng lượng nguyên tử Việt
Nam cho biết việc đo mức độ phóng xạ trong môi trường là hoạt động thường xuyên
của hai trạm quan trắc trên (hai đơn vị này đã được nhà nước công nhận là trạm
quan trắc quốc gia từ năm 1998). Các đơn vị này sẽ có trách nhiệm quan trắc các
chỉ tiêu phóng xạ môi trường xem có những đột biến, thay đổi gì rồi báo cáo và
lý giải nguyên nhân.
Vụ nổ nhà máy hạt nhân tại Nhật Bản vào sáng 15/3. (Ảnh chụp từ vệ tinh)
Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ một sự bất thường nào về phóng xạ
tại hai trạm nói trên. Ngoài ra khi tiến hành theo dõi bản đồ lan truyền phóng
xạ của trung tâm khí tượng của Mỹ thì phóng xạ cũng không bị đẩy xuống phía nam
nên nhiều khả năng Việt Nam sẽ nằm ngoài tầm ảnh hưởng.
Tuy nhiên Viện Năng lượng nguyên tử Việt nam sẽ tiếp tục theo dõi các thông tin
về sự ảnh hưởng của phóng xạ từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân của Nhật để từ đó
theo dõi sát sao những diễn biến, rút ra kinh nghiệm từ sự cố này phục vụ công
tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân sắp tới tại Việt Nam.
4h30 sáng nay (15/3), nhà máy hạt nhân Fukushima Dai-ichia của Nhật Bản lại tiếp
tục rung chuyển vì vụ nổ thứ 3. Như vậy trong 4 ngày, tại Nhật đã xảy ra liên
tiếp 3 vụ nổ nhà máy hạt nhân khiến 15 công nhân và nhân viên quân sự bị thương,
hơn 190 người bị phơi nhiễm chất phóng xạ.
Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà khoa học quốc tế, nồng độ phóng xạ bị rò rỉ
trong các vụ nổ nhà máy hạt nhân tại Nhật Bản sẽ không quá nặng nề như vụ nổ tại
Chernobyl (Ukraine) năm 1986 – Thảm họa này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp 400
lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima, làm chết khoảng 200.000
người trong giai đoạn từ 1990 – 2004.
Thiên Thư
- Chính trị
- Thời sự
- Kinh doanh
- Thể thao
- Thế giới
- Giáo dục
- Giải trí
- Văn hóa
- Đời sống
- Sức khỏe
- Thông tin và Truyền thông
- Pháp luật
- Ô tô xe máy
- Bất động sản
- Du lịch
- Bạn đọc
- Tuần Việt Nam
- Toàn văn
- Công nghiệp hỗ trợ
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Thị trường tiêu dùng
- Dân tộc - Tôn giáo
- Giảm nghèo bền vững
- Nông thôn mới
- Dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung chuyên đề
- English
- Đính chính
- Talks
- Hồ sơ
- Ảnh
- Video
- Multimedia
- Podcast
- Tin tức 24h
- Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
- Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
- Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2,
- Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 19001081 (8h-17h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
- © 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
- Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
- Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet
- Hotline: 0919 405 885 (Hà Nội) - 0919 435 885 (Tp.HCM)
- Email: contact@vietnamnet.vn
- Báo giá: http://vads.vn
- Hỗ trợ kỹ thuật: support@tech.vietnamnet.vn