Viện Vật lý địa cầu vừa ra thông báo chính thức giải thích hiện tượng động đất xảy ra ở Hà Nội lúc 21g55p20g. Website của Viện cũng cho biết Vỏ trái đất ở Việt nam không hoàn toàn bình ổn và nguy cơ sóng thần là hiện hữu.


TIN BÀI KHÁC


Vỏ trái đất ở Việt Nam không phải hoàn toàn bình ổn

Website của Viện cũng cho biết: Động đất ở VN không phải là hiện tượng bất thường.

Từ đầu thế kỷ 20 đến nay ở khu vực phía Bắc có 2 trận động đất cấp 8-9, độ lớn M=6,7-6,8 độ Richter, hàng chục trận động đất cấp 7, M=5,1-5,5 độ Richter và hàng trăm trận động đất yếu hơn (hình 7). Điển hình là: Động đất Điện Biên 1935, M=6,75 xảy ra trên đới đứt gãy Sông Mã; Động đất Tuần Giáo 1983, M=6,8 xảy ra trên đứt gãy Sơn La, gây nên sụt lở, nứt đất trên diện rộng, sụt lở lớn trong núi, gây hư hại nhà cửa trong phạm vi bán kính đến 35 km; Động đất Bắc Giang 1961, M=5,6 độ Richter; Động đất M=6,1 độ Ricther xảy ra ở vùng đảo Phú Quý xảy ra kèm theo hoạt động núi lửa Hòn Tro năm 1923.

Ảnh chụp bản thông báo động đất
Gần đây hơn động đất Điện Biên 2001, M=5,3 độ Richter có chấn tâm bên Lào, cách thành phố Điện Biên khoảng 20 km đã gây hư hại từ nhẹ đến sụp đổ hơn 2000 ngôi nhà ở khu vực thành phố Điện Biên.

Từ 2007 đến nay nhiều trận động đất có cường độ nhỏ hơn 5,5 độ Ricther xảy ra ở Việt Nam: động đất ngoài khơi Vũng Tàu - Phan Thiết ngày 28/11/2007, M=5,1 độ Richter, gây chấn động cấp IV theo thang MSK64 (tháng 12 cấp) ở khu vực Tp Hồ Chí Minh.

Ngày 23/6/2010, lúc 8h55 phút (giờ Hà Nội), xảy ra trận động đất ở khu vực ngoài khơi Vũng Tàu - Phan Thiết, M=4,7 độ Richter, gây nên chấn động cấp 4 ở khu vực Tp Hồ Chí Minh và Tp Vũng Tàu.

Động đất cấp 7 tại Myanmar
Ngày 27/01/2011 và ngày 6/3/2011 đã xảy ra hai trận động đất ngoài khơi Vũng Tàu – Phan thiết M=4,7 độ Richter. Các trận động đất nhỏ xảy ra từ sau trận động đất Điện Biên đều không gây thiệt hại về người và của, tuy nhiên cũng cho thấy vỏ Trái đất ở khu vực Việt Nam không hoàn toàn bình ổn, động đất cần được theo dõi và nghiên cứu để có đánh giá ngày một đầy đủ hơn về hoạt động địa chấn ở Việt Nam.

Nguy cơ sóng thần ở bờ biển Việt Nam là hiện hữu

Theo các kịch bản đã tính toán bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu một trận động đất cường độ 8,3 độ Richter xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila (Philippines) thì có thể tạo nên sóng thần cao 6,2m ở Quảng Ngãi và 2,1m ở Nha Trang.

Một trận động đất có cường độ 9,2 độ Richter ở cùng khu vực có thể tạo ra sóng thần cao 10,6m ở Quảng Ngãi và 5m  ở Nha Trang, và thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới vùng bờ biển Việt Nam sau khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Về mặt khoa học các trận động đất có cường độ lớn hơn 6,5 độ Richter ở các vùng biển có khả năng gây ra sóng thần, như vậy nguy cơ sóng thần ở vùng bờ biển Việt Nam là hiện hữu và cần phải được quan tâm. 

(Theo PLTPHCM)