Trong cuộc trao đổi xung quanh sự lan tràn ảnh nude và ảnh hở hang
của các nghệ sỹ Việt Nam hiện nay, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ
tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thẳng thắn phân tích hạn chế của một số bộ
ảnh nude từng gây xôn xao dư luận như của siêu mẫu Ngọc Tình, Nam vương Tiến
Đoàn, Lê Kiều Như, Diễm My và ca sỹ Tina Tình.
TIN BÀI KHÁC
Xoáy vào ảnh nude: “Hại” người xem, trêu tức nhiếp ảnh
- Vài năm trở lại đây, trên nhiều tạp chí, internet đầy rẫy những ảnh
trần truồng thô tục rồi liên liên tiếp nổi cộm những scandal theo kiểu
“ảnh nghệ thuật” của một số ca sĩ, diễn viên, người mẫu… làm cho công
chúng ngày càng định kiến khi nói tới nude. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?
- Việc một số người mẫu, ca sỹ đưa ảnh nude lên báo, cần tìm hiểu nhiều thứ: Mục
đích đưa lên làm gì, được người ta trả tiền hay không, khoe thân thể, câu khách,
tìm người tình hay chỉ muốn biểu diễn cái đẹp đơn thuần khoe thân thể đẹp... Và,
dù là lý do nào chăng nữa, người sử dụng ảnh cần xem lại cụ thể bức ảnh đó, hình
thức thể hiện nude đẹp hay không hay chỉ gợi dục tình.
Đường lối văn hóa của ta hiện nay rất cởi mở, không cấm đoán các trường phái
nghệ thuật. Theo tôi biết, chưa có văn bản pháp luật nào nói cấm chụp ảnh nude,
mà chỉ cấm ảnh dung tục, khiêu dâm phản cảm. Có sự lan tràn chụp ảnh nude, thứ
nhất là do tâm lý bột phát muốn thử của một số người do trước đây chúng ta cấm
chụp nude - dù là không thành văn bản.
|
Nghệ sỹ nhiếp ảnh Chu Chí Thành nhận xét, ảnh nude của
Tina Tình chụp thô thiển,
chưa tế nhị. |
Tôi nghĩ, tâm lý này sẽ mau chán, bởi nếu cứ đưa thân thể ra chụp nude rồi bị
lên án như ảnh Ngọc Quyên không đạt nghệ thuật, chắc hẳn nhiều người phải suy
nghĩ lại. Vấn đề ở đây là báo chí đưa những tấm ảnh phản cảm đó ra, rồi làm to
chuyện, chứ tôi nghĩ, đã dung tục thì cứ dập đi cho đỡ mất thì giờ, khéo mà kẻ
“bị trách” lại được lợi – theo một nghĩa nào đó.
- Theo đánh giá của ông, liệu xu hướng ngày càng hở hang là bước phát triển đáng
mừng khi mọi thứ cởi mở, hiện đại hơn, hay đó là sự đi xuống của nghệ thuật, nên
phải tìm đến hở hang để bấu víu?
- Thực ra, ở đây không thể nói rằng xu hướng chụp ảnh nude của các nghệ sỹ là
bước phát triển đáng mừng, hay thụt lùi đi xuống của nghệ thuật nhiếp ảnh. Ảnh
nude chỉ là một vấn đề rất nhỏ so với tổng thể nền nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay.
Vì vậy, chúng ta không nên quá tập trung bàn cãi vấn đề ảnh nude, mà phải gạt nó
sang một bên, chứ xoáy sâu vấn đề này, vừa không có lợi cho người xem lại gần
như trêu tức các nhà nhiếp ảnh.
Trước đây, VN chúng ta định kiến quá ngặt nghèo về ảnh nude, giờ mọi thứ cởi mở
hơn nên xu hướng này có cơ hội bung ra mạnh mẽ. Do đó, việc có nhiều nhận định
trái chiều của dư luận là rất bình thường, có người thích, người không thích,
thấy ảnh nude chưa đạt trình độ nghệ thuật thì lên án. Suy cho cùng, đó là quyền
của người xem.
Tuy nhiên, dù cởi mở đến đâu, việc chụp ảnh nude cần đặt ra tiêu chí, quy định
chung với nhau chứ không nên đi quá mức, biến cái đẹp nghệ thuật sang dung tục,
gợi dâm hoặc lợi dụng nude quảng cáo cho ý đồ cá nhân. Ai lợi dụng nghệ thuật
mưu đồ lợi ích cần phải lên án mạnh mẽ. Ngược lại, nếu ảnh nude đi theo tiêu chí
tôn trọng, ca ngợi cái đẹp, hướng con người tới chân thiện mỹ thì tôi tin, đại
đa số công chúng sẽ chấp nhận.
- Nguyên là chủ tịch hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, từng bao quát toàn bộ tình
hình hoạt động của anh em trong giới, ông có thể đưa ra đánh giá về năng lực một
số nhiếp ảnh gia chụp nude có tiếng như Thái Phiên, Dương Minh Long hay Trọng
Thanh (đã mất) nhiều năm về trước?
- Trước đây, nhiếp ảnh Trọng Thanh từng tập trung vào đề tài nude một thời gian
và có một số tác phẩm chụp cũng ổn. Tuy nhiên, vào thời điểm chục năm trước,
chụp ảnh nude chưa được báo chí, công luận ủng hộ do dính dáng đến một số chuyện
tình cảm không hay giữa người mẫu và nhiếp ảnh. Dương Minh Long thì tôi chưa
được xem nhiều tác phẩm nude của anh, nên khó đưa ra nhận xét. Còn Thái Phiên
thì xung quanh việc xuất bản cuốn sách Xuân thì gây xôn xao một thời gian đã
chứng tỏ năng lực của mình.
|
Nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành - nguyên Chủ tịch hội Nghệ sĩ
Nhiếp ảnh Việt Nam.
|
Cuốn sách ảnh ra mắt nhận được nhiều khen chê và việc nhà xuất bản liên tục tái
bản nhiều lần, khẳng định nó được công chúng ngưỡng mộ ở một mức độ nào đó.
Một người khác mà tôi biết là Dương Quốc Định ở Đồng Nai mới vào nghề từng giành
giải thưởng quốc tế và có thành công ban đầu ảnh nude. Ảnh của anh này tương đối
hay, chất mềm mại và mang tính Việt Nam khá rõ.
- Sau triển lãm ảnh nude của Thái Phiên thất bại, ông kỳ vọng bao giờ ở VN có
triển lãm ảnh nude? Vấn đề tương lai của loại hình này sẽ ra sao?
- Thực tế là ảnh nude của Thái Phiên đã có thể triển lãm vì có giấy phép của cơ
quan chức năng. Tuy nhiên, vì một vài lý do khúc mắc cá nhân nào đó nên bị hủy
rất đáng tiếc.
Thực ra, một triển lãm ảnh nude không nhiều tác dụng bằng việc ra một cuốn sách
như Thái Phiên từng làm. Triển lãm có tiếng được trưng bày ở thành phố này,
thành phố khác, nhưng sách mới được công chúng tiếp nhận nhiều hơn.
Một triển lãm ảnh nude thì cần có sự thẩm định của Hội chuyên ngành trung ương,
thậm chí mời một số quan sát viên hay cố vấn cho ý kiến trước khi đưa ra công
chúng. Chúng ta cứ thẳng thắn đưa ra nhiều ý kiến trái chiều, để mọi người xem
xét, sinh hoạt lành mạnh, hướng tới tìm cái đẹp chân chính cho nghệ thuật, chứ
phải vì danh vị. Cơ chế của ta có điểm yếu là hễ bị 1, 2 người lên tiếng ngáng
trở là hỏng việc. Thêm điều nữa, việc trưng bày ảnh nude cũng cần chọn đúng thời
điểm, chứ không phải ai làm tiên phong, đi trước thời đại là thành công. Coi
thường công chúng sẽ thất bại.
|
Ảnh nude Tiến Đoàn tạo dáng chụp theo kiểu các bức tượng thời Hy Lạp cổ. |
Nhiếp ảnh gia đăng đàn “choảng nhau” là không nên
- Dư âm sự việc Ngọc Quyên nude “bảo vệ môi trường”, hai nhiếp ảnh gia Thái
Phiên và Dương Minh Long đã có một vài lời lẽ tranh luận, chê bai nhau trên báo,
qua đó ít nhiều cho thấy vấn đề chụp ảnh nude ở VN rất mông lung, chưa có một
tiêu chí cụ thể nào. Từng là người quản lý giới nhiếp ảnh, theo ông liệu đã đến
lúc các nhà quản lý đứng ra làm "trọng tài", đưa ra định hướng về thẩm mỹ, thị
hiếu cho lĩnh vực nhạy cảm này?
- Đây là công việc mang tính lâu dài của giới nhiếp ảnh, các nhà quản lý văn hóa,
chứ không thể đứng ra dàn xếp, quyết định ngay được. Vì sự phát triển nghệ thuật
nhiếp ảnh, tôi chỉ khuyên các nghệ sỹ, các nhà lý luận phê bình, các nhà báo
không cần thiết phải quá quan tâm, thổi phồng việc chụp ảnh nude hiện nay. Ảnh
nude chỉ là phần rất nhỏ trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam.
Trên thực tế, tôi thấy ảnh nude ở VN không có ảnh hưởng lớn và lâu dài. Một bộ
ảnh xuất hiện được vài người khen chê, làm “hot” lên một thời gian ngắn rồi tự
nó lại chìm xuống. Thiết nghĩ, muốn phê bình, khen chê, hãy nên xuất phát từ cái
tâm thực sự. Bên cạnh đó, với mỗi bộ ảnh nude cụ thể, cần nhìn nhận rõ ràng, nó
có thực sự là thành quả của lao động nghệ thuật hay không? Nếu đúng, nên trân
trọng, hướng người mới làm nghề đi cho đúng đường. Ngược lại, vì nhu cầu cá nhân
không lành mạnh khác, cần cực lực lên án.
Với ảnh nude, người chụp phải thể hiện ý đồ bằng ngôn ngữ hình ảnh, chứ không
phải nói theo kiểu “tôi có thông điệp đoàng hoàng, nhưng lỡ chụp đẹp thành xấu
được”. Ảnh nude được sắp đặt ý tứ rõ ràng, cần nhiều thời gian, không giống như
ảnh thời sự, sự cố xảy ra một lần rồi xong. Thậm chí, trường hợp nào đi nữa, tác
phẩm ảnh chính là lăng kính, góc nhìn của tác giả. Dùng hay bỏ, anh ta hoàn toàn
quyết định được.
|
Ảnh nude của siêu mẫu Ngọc Tình, tác giả Tô Thanh Nghiệp. |
Nói rằng "ranh giới thanh cao-thô tục trong ảnh nude mỏng manh" cũng chỉ là… một
cách nói. Chứ thực ra, nếu tâm hồn người chụp ảnh nude thánh thiện, bức ảnh sẽ
trở nên thánh thiện, còn có ý khiêu dâm sẽ ra bức ảnh khiêu dâm. Ranh giới đó
nhìn là biết ngay.
Còn sự việc nhiếp ảnh gia đăng đàn “choảng nhau” theo tôi là không nên. Tất cả
chúng ta nên cùng chung tay xây dựng là chính, cái nào chưa phù hợp thẳng thắn
góp ý cho nhau, để đi tới một đời sống văn nghệ lành mạnh.
Ảnh nude Tiến Đoàn, Ngọc Tình, Tina Tình chưa ổn…
- Để công chúng hiểu rõ hơn về “sự được” và “chưa được” trong các bộ ảnh nude
của người nổi tiếng lan tràn suốt thời gian qua, ông có thể phân tích cụ thể một
vài bộ ảnh nude của siêu mẫu Ngọc Tình, nude thời trẻ Diễm My, nam vương Tiến
Đoàn, Lê Kiều Như và Tina Tình? (5 bộ ảnh nude này do phóng viên lựa chọn, thu
thập và để nhiếp ảnh Chu Chí Thành đánh giá).
- Về bộ ảnh nude của siêu mẫu Ngọc Tình: Nhìn qua những bức ảnh nude của anh này,
tôi không thích lắm, dù là người rất hoan nghênh chụp ảnh nude nam. Chụp nude
nam rất hay, nếu chúng ta tận mắt nhìn những bức tượng khỏa thân nam Hy Lạp thời
thời xưa, rất khỏe, đẹp, gợi sức mạnh đàn ông chinh phục vũ trụ.
|
Theo Chu Chí
Thành, ảnh nude của siêu mẫu Ngọc Tình khiến nhiều người phải tập
trung cảm xúc về sinh lý nhiều hơn là nghệ thuật. |
Người nam chụp nude như thế nào là cả một vấn đề, vì không chỉ cần khoe vẻ đẹp
khỏe mạnh, mà phải thể hiện được sự trí tuệ nữa. Xem bộ ảnh nude của Ngọc Tình,
tôi chưa thấy được sự nam tính, chất đàn ông. Điều thứ 2, anh ta chụp ảnh trong
tư thế ưỡn ẹo hơi nữ tính một chút. Việc lấy tay che phần nhạy cảm tự nhiên đâm
gây cho người ta tò mò, tập trung vào chỗ để tay của anh này. Nhìn vào anh ta,
có vẻ như nhiều người sẽ tập trung cảm xúc về sinh lý nhiều hơn là nghệ thuật.
|
Ảnh nude thời trẻ của Diễm My không quá lõa lồ, có chất
nghệ thuật. |
Ảnh nude thời trẻ của Diễm My: Tôi thấy sự e dè, kín đáo hơn so với nhiều bức
ảnh chụp nude hiện nay. Dù sao, bộ ảnh đã thể hiện tốt ý đồ tác giả, không quá
lõa lồ, có chất nghệ thuật rồi. Còn đánh giá đẹp hay xấu, còn tùy gu thẩm định
từng người.
Ảnh nude nam vương Tiến Đoàn: Góc độ chụp có sự độc đáo riêng, có vẻ đang chịu
ảnh hưởng theo kiểu các bức tượng thời Hy Lạp cổ trong việc tạo dáng. Nhiếp ảnh
cho thêm chiếc khăn quấn quanh vòng 3 chấp nhận được, nhưng chưa tạo ra cái
riêng của nhiếp ảnh. Mỗi bức ảnh nude đều cần có sự cô đọng, mục đích, định
hướng, nếu không lại thành ra cơ thể con người chung chung, chất nghệ thuật
chung chung.
Bộ ảnh nude Lê kiều Như: Bộ ảnh nhìn chung cũng… bình thường. Tôi thấy có một
bức ảnh chụp cận cảnh từ bụng lên, miệng há ra, gợi người ta cảm nghĩ hơi khác
thường về một người phụ nữ (xem ảnh bên dưới)! Không biết đối tượng này đang ở
cung bậc cảm xúc, tình cảm nào? Theo tôi, bức ảnh đó dường như thể hiện con
người đang ở mức khoái cảm, tạo cảm giác suy nghĩ không bình thường về cái đẹp.
Còn các bức ảnh khác không vấn đề gì.
|
"Bộ ảnh nhìn chung cũng… bình thường" - lời của Nguyên Chủ tịch Hội Nghệ
sĩ
Nhiếp ảnh VN. |
Ảnh nude của Tina Tình: Chụp với USD, thì đây không phải anh nude đơn thuần nữa.
Trông qua bộ ảnh, dễ nhận thấy, thân thể người phụ nữ được đồng USD phủ lên đặt
ra hai vấn đề. Một, lên án cách sống buông thả vì tiền của người phụ nữ. Hai,
đồng tình rằng người đẹp chỉ sống vì tiền.
Cách chụp này hơi thô thiển, chưa tế nhị. Một vài bức ảnh chụp rõ nét mặt người
mẫu, trong khi nét mặt ấy lại thể hiện không rõ định hướng cảm xúc, chỉ nhìn
trừng trừng ra bên ngoài. Bảo đó là vô cảm không phải, nhưng thể hiện tư duy, ý
tứ bức ảnh không rõ ràng. Ảnh là ngôn ngữ đa chiều, hoàn toàn có thể chụp theo
nhiều góc khác nhau. Những bức ảnh nude của Tina Tình khá lập lờ khiến người xem
phải suy nghĩ. Nhưng, tựu chung lại, vấn đề phụ nữ và tiền bạc, nhất lại là USD
- đồng tiền ngự trị thế giới là điều không hay trong xã hội lắm, ý tưởng như thế
là không cần thiết.
(Theo VTC News)