Tỉnh dậy sau lần bị ngất xỉu, Trung từ một thanh niên điềm tĩnh trở nên hung hãn, anh giật dây truyền nước, lấy kim tiêm tự đâm vào người...
TIN BÀI KHÁC
Khoa Cán bộ & Quốc tế của Bệnh viện tâm thần TW2, Biên Hòa, Đồng Nai, mỗi ngày đều tiếp nhận thêm bệnh nhân mới. Họ vốn là những kỹ sư, bác sỹ, họa sỹ, sinh viên, học sinh đang độ tuổi hăng say nghiên cứu, học hỏi.
Từ những người chỉn chu, tháo vát nhanh nhẹn của đời thường, họ vào đây với gương mặt bơ phờ, quần áo xộc xệch. Họ nhập viện bởi một ngày gia đình bỗng thấy họ “hóa điên”. Không còn là những trường hợp hiếm, trí thức hóa điên đang trở thành một hội chứng của xã hội hiện đại nhiều áp lực.
Từ những trí thức trẻ…
Nguyễn Thị Bích H., cô nữ sinh lớp 12, quê ở Sóc Trăng, vốn là một cô gái hiền dịu, nói năng điềm đạm. Đến một ngày mẹ cô phát hiện đứa con gái cứ ngồi khóc cười liên hồi, khóc đến lả người rồi cười đỏ hết mặt mày. H. nằm trong phòng bệnh, giãy giụa gào khóc, tay chân bị trói chặt vào bốn góc giường.
Cha mẹ H. đau đớn khi nhìn đứa con gái mơn mởn tuổi xuân hôm nào nay đang điên loạn trong cõi mê. Không nói chuyện với ai nữa, H. giam mình trong thế giới riêng. Cô soi mình trong gương nói chuyện và lắng nghe... giọng nói trong đầu mình, về đủ mọi chuyện trên đời. Dù vậy, H. vẫn là một trong số ít bệnh nhân thừa nhận mình có bệnh, hợp tác với các y bác sĩ trong các liệu pháp chữa trị.
Điều trị cho Trung, quê Ninh Thuận, sinh viên năm cuối một trường đại học tại TP.HCM không đơn giản như vậy. Vốn là học sinh xuất sắc từ ngày học phổ thông đến tận đại học, Trung không thể chấp nhận bản thân mắc bệnh tâm thần. Anh phản ứng dữ dội, thậm chí bị kích động khi ai đó nói anh mắc bệnh.
Người nhà chỉ biết sự bất ổn của Trung sau một lần anh ngất xỉu do học hành quá lao lực, ăn uống thiếu thốn. Khi tỉnh dậy, Trung không còn là một sinh viên hiền lành ít nói, điềm tĩnh. Anh bứt tất cả dây truyền nước, lấy kim tiêm đâm sâu vào người, máu me be bét. Trung cào cấu, la hét, đập phá rồi có những lúc rơi vào trầm lặng, mắt chỉ nhìn chằm chằm một điểm, lúc dữ tợn, lúc thất thần.
Ngồi trên giường bệnh, Trung không mặc trang phục bệnh viện mà vẫn mặc áo trắng quần jeans, tóc rẽ ngôi gọn gàng, nét mặt bơ phờ mệt mỏi sau nhiều đêm không ngủ được. Thấy bác sĩ đi ngang phòng, anh lập tức chạy ra, níu tay bác sĩ: “Em chỉ bị nghẹt mũi, ăn mì tôm quá nhiều nên đói bụng thôi. Bác sĩ cho em về đi thi” - Trung nói như van nài, lắp bắp và rất chậm. Như cảm nhận được sự bất lực của bản thân, không điều khiển nổi hành động của mình, tháo cặp kính dày, Trung quẹt vội nước mắt vào tay áo, vẫn lẩm bẩm: “Em không có bệnh thật mà”.
… Đến những kỹ sư, bác sỹ đã có nhiều thành tựu
Không còn trẻ như H. và Trung nhưng bệnh nhân Hưng, 64 tuổi, người Hà Nội, cũng từng cầm trong tay hai tấm bằng đại học, từng là kỹ sư hóa say sưa nghiên cứu công nghệ Nano sinh học. Bác sĩ điều trị trực tiếp của ông cho biết: “Đôi khi tôi cảm thấy khâm phục sự hiểu biết của anh ấy, rất sâu và rất rộng”.
Ông kỹ sư có kiến thức uyên bác ấy từng chục năm ra vào các viện từ Bắc chí Nam vì chứng bệnh tâm thần. Ông luôn sống trong cảm giác không thật về thế giới thật, không nhận thức được mình là ai. Sự thù hằn, nghi kỵ hằn lên ánh mắt, ông sợ có người đập phá công trình nghiên cứu của mình. Mái đầu bạc, lưa thưa tóc, ông mặc chiếc áo bệnh nhân rộng cài lệch nút, tự hào lật từng trang album khoe bạn cùng phòng những tấm hình thời trai trẻ khoác áo blouse trắng chủ nhiệm công trình nghiên cứu.
Ngoài stress vì căng thẳng học tập, làm việc, họa sĩ tên Tuấn đã 36 năm mắc bệnh tâm thần vì một cú sốc tình cảm. Ông vẫn ngày ngày cặm cụi vẽ lại ký ức trong phòng phục hồi chức năng của Bệnh viện tâm thần TW2.
Ông Tuấn từng là lớp trưởng suốt thời phổ thông, thích nhất là đọc văn học Pháp nên “các bức tranh Tuấn vẽ cũng có hình tượng là các cô gái trong tiểu thuyết Pháp”. Ông say sưa kể về những tác phẩm của mình, về bức tranh người điên với những bức bối, suy nghĩ hỗn loạn và khát khao được giải thoát.
Một giọng Huế nhẹ nhàng, ngậm ngùi khi kể về quá khứ buồn: gia đình, người yêu bỏ ông đi vượt biên. Chìm trong suy nghĩ đau thương, chán nản và thất vọng, ông gần như không sống trong thế giới thật, luôn nằm mơ thấy ác mộng. Ông luôn miệng: “Tuấn thấy những điều rất ghê rợn, mê tín dị đoan, tin vào những điều không thật. Tuấn nghe thấy nhiều người xúi giục mình làm chuyện xấu”.
Ở đây còn có một bác sĩ trẻ chuyên khoa tâm thần, đang có cuộc sống rất tốt khi sự nghiệp đã ổn định, được bệnh nhân, bạn bè, đồng nghiệp yêu mến. Tình yêu nảy nở và đi đến hôn nhân, những tưởng cuộc sống đáp đền cho một vị bác sĩ đã dày công tu rèn kiến thức, đã chính tay tìm lại những phần hồn đi lạc cho bao bệnh nhân, thì bi kịch ập đến. Cuộc sống gia đình không hạnh phúc, mái ấm vẫn thiếu tiếng trẻ con do những khiếm khuyết từ phía anh. Sau vài năm chung sống cùng vợ, nỗi day dứt, hổ thẹn và áp lực càng tăng cao. Anh chìm vào trạng thái trầm cảm nặng. Không nói cười, không giao tiếp, chỉ mình anh chạm được vào thế giới đơn lẻ của anh.
Còn rất nhiều hoàn cảnh trí thức khác đã bỏ lại sau lưng những sách vở, công trình nghiên cứu, những trí thức trước đây giờ chỉ còn là những bóng người vô hồn, lẩn khuất lang thang trong vườn. Thế giới của họ trở nên thiếu màu sắc khi những chiếc áo blouse ngày xưa được thay bằng những chiếc áo sơ mi màu xám xộc xệch có dòng chữ: Bệnh viện tâm thần TW2.
Đêm đến, họ không ngủ, mắt nhìn trừng trừng như thấu suốt bóng tối. Đôi lúc văng vẳng tiếng khóc, rồi im bặt và bất chợt lại ré lên tiếng cười xé nát tĩnh lặng. Cũng có người ôm đầu, tóc tai rối bời, thu hết câm lặng của đêm tối và cuộc đời.
(Theo Bưu điện Việt Nam)
TIN BÀI KHÁC
Sự thật ngỡ ngàng việc 3 HS bị “bán sống”
Một phụ nữ được khỏa thân vô tư trên phố
Hoảng loạn tàu cánh ngầm gặp nạn đêm mưa
'Gái điếm hạng sang" biến thành ác quỷ
Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam
Gần 1/10 đồ chơi Trung Quốc không an toàn
Một phụ nữ được khỏa thân vô tư trên phố
Hoảng loạn tàu cánh ngầm gặp nạn đêm mưa
'Gái điếm hạng sang" biến thành ác quỷ
Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam
Gần 1/10 đồ chơi Trung Quốc không an toàn
Khoa Cán bộ & Quốc tế của Bệnh viện tâm thần TW2, Biên Hòa, Đồng Nai, mỗi ngày đều tiếp nhận thêm bệnh nhân mới. Họ vốn là những kỹ sư, bác sỹ, họa sỹ, sinh viên, học sinh đang độ tuổi hăng say nghiên cứu, học hỏi.
Từ những người chỉn chu, tháo vát nhanh nhẹn của đời thường, họ vào đây với gương mặt bơ phờ, quần áo xộc xệch. Họ nhập viện bởi một ngày gia đình bỗng thấy họ “hóa điên”. Không còn là những trường hợp hiếm, trí thức hóa điên đang trở thành một hội chứng của xã hội hiện đại nhiều áp lực.
Từ những trí thức trẻ…
Nguyễn Thị Bích H., cô nữ sinh lớp 12, quê ở Sóc Trăng, vốn là một cô gái hiền dịu, nói năng điềm đạm. Đến một ngày mẹ cô phát hiện đứa con gái cứ ngồi khóc cười liên hồi, khóc đến lả người rồi cười đỏ hết mặt mày. H. nằm trong phòng bệnh, giãy giụa gào khóc, tay chân bị trói chặt vào bốn góc giường.
Cha mẹ H. đau đớn khi nhìn đứa con gái mơn mởn tuổi xuân hôm nào nay đang điên loạn trong cõi mê. Không nói chuyện với ai nữa, H. giam mình trong thế giới riêng. Cô soi mình trong gương nói chuyện và lắng nghe... giọng nói trong đầu mình, về đủ mọi chuyện trên đời. Dù vậy, H. vẫn là một trong số ít bệnh nhân thừa nhận mình có bệnh, hợp tác với các y bác sĩ trong các liệu pháp chữa trị.
Điều trị cho Trung, quê Ninh Thuận, sinh viên năm cuối một trường đại học tại TP.HCM không đơn giản như vậy. Vốn là học sinh xuất sắc từ ngày học phổ thông đến tận đại học, Trung không thể chấp nhận bản thân mắc bệnh tâm thần. Anh phản ứng dữ dội, thậm chí bị kích động khi ai đó nói anh mắc bệnh.
Bệnh nhân tâm thần đang lao động |
Người nhà chỉ biết sự bất ổn của Trung sau một lần anh ngất xỉu do học hành quá lao lực, ăn uống thiếu thốn. Khi tỉnh dậy, Trung không còn là một sinh viên hiền lành ít nói, điềm tĩnh. Anh bứt tất cả dây truyền nước, lấy kim tiêm đâm sâu vào người, máu me be bét. Trung cào cấu, la hét, đập phá rồi có những lúc rơi vào trầm lặng, mắt chỉ nhìn chằm chằm một điểm, lúc dữ tợn, lúc thất thần.
Ngồi trên giường bệnh, Trung không mặc trang phục bệnh viện mà vẫn mặc áo trắng quần jeans, tóc rẽ ngôi gọn gàng, nét mặt bơ phờ mệt mỏi sau nhiều đêm không ngủ được. Thấy bác sĩ đi ngang phòng, anh lập tức chạy ra, níu tay bác sĩ: “Em chỉ bị nghẹt mũi, ăn mì tôm quá nhiều nên đói bụng thôi. Bác sĩ cho em về đi thi” - Trung nói như van nài, lắp bắp và rất chậm. Như cảm nhận được sự bất lực của bản thân, không điều khiển nổi hành động của mình, tháo cặp kính dày, Trung quẹt vội nước mắt vào tay áo, vẫn lẩm bẩm: “Em không có bệnh thật mà”.
… Đến những kỹ sư, bác sỹ đã có nhiều thành tựu
Không còn trẻ như H. và Trung nhưng bệnh nhân Hưng, 64 tuổi, người Hà Nội, cũng từng cầm trong tay hai tấm bằng đại học, từng là kỹ sư hóa say sưa nghiên cứu công nghệ Nano sinh học. Bác sĩ điều trị trực tiếp của ông cho biết: “Đôi khi tôi cảm thấy khâm phục sự hiểu biết của anh ấy, rất sâu và rất rộng”.
Ông kỹ sư có kiến thức uyên bác ấy từng chục năm ra vào các viện từ Bắc chí Nam vì chứng bệnh tâm thần. Ông luôn sống trong cảm giác không thật về thế giới thật, không nhận thức được mình là ai. Sự thù hằn, nghi kỵ hằn lên ánh mắt, ông sợ có người đập phá công trình nghiên cứu của mình. Mái đầu bạc, lưa thưa tóc, ông mặc chiếc áo bệnh nhân rộng cài lệch nút, tự hào lật từng trang album khoe bạn cùng phòng những tấm hình thời trai trẻ khoác áo blouse trắng chủ nhiệm công trình nghiên cứu.
Ngoài stress vì căng thẳng học tập, làm việc, họa sĩ tên Tuấn đã 36 năm mắc bệnh tâm thần vì một cú sốc tình cảm. Ông vẫn ngày ngày cặm cụi vẽ lại ký ức trong phòng phục hồi chức năng của Bệnh viện tâm thần TW2.
Đôi lúc, những trí thức tâm thần cũng có những giây phút hồi tưởng lại cuộc sống trước qua những nét vẽ. |
Ông Tuấn từng là lớp trưởng suốt thời phổ thông, thích nhất là đọc văn học Pháp nên “các bức tranh Tuấn vẽ cũng có hình tượng là các cô gái trong tiểu thuyết Pháp”. Ông say sưa kể về những tác phẩm của mình, về bức tranh người điên với những bức bối, suy nghĩ hỗn loạn và khát khao được giải thoát.
Một giọng Huế nhẹ nhàng, ngậm ngùi khi kể về quá khứ buồn: gia đình, người yêu bỏ ông đi vượt biên. Chìm trong suy nghĩ đau thương, chán nản và thất vọng, ông gần như không sống trong thế giới thật, luôn nằm mơ thấy ác mộng. Ông luôn miệng: “Tuấn thấy những điều rất ghê rợn, mê tín dị đoan, tin vào những điều không thật. Tuấn nghe thấy nhiều người xúi giục mình làm chuyện xấu”.
Ở đây còn có một bác sĩ trẻ chuyên khoa tâm thần, đang có cuộc sống rất tốt khi sự nghiệp đã ổn định, được bệnh nhân, bạn bè, đồng nghiệp yêu mến. Tình yêu nảy nở và đi đến hôn nhân, những tưởng cuộc sống đáp đền cho một vị bác sĩ đã dày công tu rèn kiến thức, đã chính tay tìm lại những phần hồn đi lạc cho bao bệnh nhân, thì bi kịch ập đến. Cuộc sống gia đình không hạnh phúc, mái ấm vẫn thiếu tiếng trẻ con do những khiếm khuyết từ phía anh. Sau vài năm chung sống cùng vợ, nỗi day dứt, hổ thẹn và áp lực càng tăng cao. Anh chìm vào trạng thái trầm cảm nặng. Không nói cười, không giao tiếp, chỉ mình anh chạm được vào thế giới đơn lẻ của anh.
Còn rất nhiều hoàn cảnh trí thức khác đã bỏ lại sau lưng những sách vở, công trình nghiên cứu, những trí thức trước đây giờ chỉ còn là những bóng người vô hồn, lẩn khuất lang thang trong vườn. Thế giới của họ trở nên thiếu màu sắc khi những chiếc áo blouse ngày xưa được thay bằng những chiếc áo sơ mi màu xám xộc xệch có dòng chữ: Bệnh viện tâm thần TW2.
Đêm đến, họ không ngủ, mắt nhìn trừng trừng như thấu suốt bóng tối. Đôi lúc văng vẳng tiếng khóc, rồi im bặt và bất chợt lại ré lên tiếng cười xé nát tĩnh lặng. Cũng có người ôm đầu, tóc tai rối bời, thu hết câm lặng của đêm tối và cuộc đời.
(Theo Bưu điện Việt Nam)