- Tai nạn giao thông giờ đây là nỗi ám ảnh của tất cả những ai bước chân ra khỏi nhà. Chính vì thế, để tránh tình trạng "trắng khăn tang" nhiều gia đình đành nghĩ cách không để cả vợ lẫn chồng đi cùng một chuyến xe.
TIN BÀI KHÁC
Xe khách đấu đầu xe tải, vợ chồng trẻ tử vong
Hoàng Thùy Linh đã viết sai trang sách đầu đời!
Cả gia đình bị "xóa sổ" vì tai nạn giao thông
Mới đây, ngày 4/6, vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra trên quốc lộ 14 thuộc thôn 12, xã
Đắk Song, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông giữa xe ôtô và xe gắn máy đã gây ra hậu
quả vô cùng thương tâm.
Chiếc xe ôtô mang biển kiểm soát 47K-7933 của Công ty quản lý và sửa chữa đường
bộ Đắk Lắk, do tài xế Hồ Xuân Vẽ (46 tuổi) điều khiển chạy hướng về TP Buôn Mê
Thuột đã đâm thẳng vào chiếc xe gắn máy chạy hướng ngược lại. Xe máy do anh Hà
Xuân Lâm (30 tuổi), là giáo viên Trường dân tộc Nội trú huyện Đắk Song, điều
khiển.
Vụ chìm tàu Dìn Ký là nỗi ám ảnh cho rất nhiều người mỗi khi có ý định đưa cả nhà đi cùng một chuyến xe, chuyến tàu (Ảnh: VietNamNet) |
Trên xe gắn máy, anh Lâm còn chở vợ là chị Phan Thị Thanh Nga (25 tuổi), cùng 2 con là cháu là Hà Ngọc Trâm (4 tuổi) và Hà Anh Tuấn (1 tuổi). Tai nạn đã làm anh Lâm và chị Nga chết tại chỗ; 2 cháu Trâm và Tuấn chết trên đường đi cấp cứu.
Vụ tai nạn thương tâm đã "xóa sổ" cả một gia đình mà tương lai của họ mới chỉ bắt đầu.
Đến chiều 6/6, cả một gia đình ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã thiệt mạng do bị một chiếc ô tô đâm phải. Nạn nhân là anh Hồ Quốc Triều (1983) và vợ là Nguyền Thị Lễ Hà (1985) cùng con trai Hồ Quốc Khánh Linh (2005), trong đó, chị Hà đang có bầu 4 tháng.
Vụ tai nạn thảm khốc nhất mới đây là vụ đắm tàu Dìn Ký (Bình Dương), người đàn ông già nua, yếu đuối Trần Trọng Chỉnh ( Tân Phan, xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã không còn chỗ để chít khăn tang bởi ông có 9 người thân ra đi cùng một lúc.
Những tưởng cuối đời ông Chỉnh sẽ được hưởng phúc từ con cháu ai dè, giờ đây mình ông lại là chỗ dựa duy nhất cho đứa cháu nhỏ côi cút cha mẹ Trần Đình Quang.
Em Trần Đình Quang (học sinh lớp 7B, trường THCS xã Kỳ Giang, Kỳ Anh) mới 13 tuổi đã gánh 3 cái tang khi bố mẹ cùng đứa em gái mãi mãi ra đi khi tàu Dìn Ký bị chìm hôm 20/5.
Cả gia đình không dám đi cùng một chuyến xe
Hàng loạt những cái chết thương tâm vì tai nạn giao thông đã diễn ra trong những ngày gần đây, người bị xe buýt cán, người bị xe rờ móc kéo lê, người còn bị xe trộn bê tông húc thẳng vào xe và người…khiến nhiều người lo sợ.
Và để tránh tình trạng "trắng khăn tang" nhiều ra đình đã chấp nhận vợ trước chồng sau, chia nhau ra để tham gia giao thông cho yên lòng.
Anh Phúc ở Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ: "Quê mình ở Thái Bình, cuối tuần vợ chồng mình thường cho 2 đứa nhỏ về quê thăm ông bà nội. Trước mình hay đi bằng xe máy, tuy nhiên, vài lần đi trên đường mình đi rất cẩn thận nhưng tự nhiên người ta đi ẩu cứ đâm vào mình, mặc dù chỉ bị thương nhẹ nhưng mình cũng hết hồn. Sau đó, mình đổi lại mỗi lần về quê như thế cả gia đình mình lại chọn ôtô khách cho tiện. Tuy nhiên, thời gian gần đây, quá nhiều xe khách phóng nhanh, vượt ẩu để tranh giành khách, nhiều vụ xe khách lật nhào gây nên cái chết tập thể rất thương tâm nên mình cảm thấy rất hãi hùng".
"Giờ vợ chồng mình quyết định, nếu về quê thì vợ chở một đứa, chồng chở một đứa, lỡ có mệnh hệ nào thì còn có người nuôi con và chăm sóc bố mẹ già", anh Phúc ngậm ngùi.
Cùng lựa chọn giống anh Phúc, chị Hà An (Văn Quán, Hà Nội) tâm sự: "Tai nạn giao thông, Việt Nam đúng là cường quốc, mặc dù mỗi lần về quê mình cũng lựa chọn vợ chở một đứa, chồng chở một đứa, nhưng mà như thế cũng lo lắm. Nói chung bần cùng lắm mới phải làm vậy, chứ đi kiểu này người này ngóng người kia, tâm ký cũng căng thẳng".
Không chỉ bây giờ những gia đình mới tính chuyện không đi chung một xe mà ngay từ những năm 90, gia đình bác Quang (Khánh Hòa) đã lựa chọn cách đi mỗi vợ chồng một chuyến xe. Quê bác Quang ở Phú Yên, cách Nha Trang khoảng 200km, các con thì lúc đó còn nhỏ, không yên tâm với việc đi lại trên đường nên dứt khoát 2 bác sẽ lên 2 chuyến xe khác nhau.
"Cùng đi về quê vào 1 ngày, tôi sẽ đi chuyến xe sớm, sau đó
bà nhà tôi đi chuyến sau để đảm bảo, nếu nhỡ có chuyện xảy ra thì vẫn có người ở
lại để chăm cho các con", bác Quang chia sẻ.
Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Chúng ta
không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở
lại phía sau. Tai nạn giao thông là vấn nạn của toàn xã hội. Tuy nhiên, không
phải vì sợ tai nạn mà mọi người không tham giao giao thông. Cách tốt nhất và an
toàn nhất là chúng ta nên trang bị cho mình một kiến thức thực thụ để mỗi khi
bước chân ra đường, bản thân mình làm chủ được tay lái của mình.
Khi mà tất cả mọi người đều có ý thức tham gia giao thông thì những "tai bay vạ
gió" gặp phải khi ra đường sẽ dần được đẩy lùi.
Mẫn Chi