Công tác vận động tuyên truyền đã được triển khai, tuy nhiên chế tài và biện pháp thực thi chưa đủ mạnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc “hủ tục” tảo hôn đang dần quay lại xã Gia Hội, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái...
TIN BÀI KHÁC
Chuyện lạ ở xứ nuôi gà khổng lồ
Bí mật cuộc đời của MC Kỳ Duyên
Giông, lốc xoáy quét mạnh qua vùng Cà Mau
Diện kiến 'quái nhân' ăn côn trùng sống
Sau vụ Dìn Ký, nhiều tàu khác liên tiếp gặp sự cố
Trong lúc chính quyền chưa tìm được biện pháp khắc phục thì cuối năm nay, xã lại có thêm 5 gia đình mà trụ cột trong gia đình đó còn chưa học hết cấp hai....
Hủ tục lạc hậu chưa chấm dứt
Không hiểu biết về y tế, khi mang bầu ở tháng thứ 4, Trúc đã bị sẩy thai |
Cư dân tại xã Gia Hội chủ yếu là các dân tộc ít người và chủ yếu là người Dao,
Thái. Không có nghề nghiệp cố định nên chủ yếu sống dựa vào ruộng nương và rừng
núi, đòi hỏi rất nhiều lao động. Do đó, người dân có tập tục sinh nhiều con và
lập gia đình từ rất sớm cho con em của mình.
Tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, xã Gia Hội có tới 11 trường hợp sinh con thứ 3,
8 trường hợp không đăng kí kết hôn trong đó có 2 trường hợp tảo hôn. Thêm vào đó,
vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các em nhỏ ở xã Gia Hội thường chỉ học hết cấp
hai rồi ở nhà. Không được đi học, phần lớn các em lựa chọn lập gia đình rồi dựa
vào các điều kiện tự nhiên để kiếm sống theo dạng tự cấp, tự túc.
“Không có việc gì làm nên em lấy chồng”
Chỉ học hết lớp 9 nhưng em Ngân Thị Trúc (thôn Minh Nội, xã Gia Hội) đã là mẹ
của một đứa con. Trúc lấy chồng với lý do: “Nhà nghèo nên em không học tiếp mà ở
nhà phụ bố mẹ, không có việc gì làm nên em lấy chồng”. Giống như Trúc, lý do của
em Ngân Thị Bích và Lê Thị Công cũng chỉ học hết cấp hai rồi về nhà lấy chồng ở
độ tuổi 15.
Trước những lựa chọn đó, các bậc phụ huynh thay vì khuyên răn lại khuyến khích
và ủng hộ suy nghĩ non nớt của các em. Anh Ngân Văn Tý, bố của Trúc cho biết:
“Vì em nó không đi học, ở nhà không làm gì mà chúng nó đã thích nhau thì bố mẹ
cho lấy thôi, với lại chúng cũng mang bầu rồi, lấy rồi về đi làm theo bố mẹ kiếm
sống, ở đây tất cả đều như vậy”. Đó là lý do chung mà các bậc cha mẹ đưa ra để
biện hộ cho việc đồng tình với việc tảo hôn của con em mình.
“Những trường hợp được phát hiện kịp thời thì chính quyền có thể vận động để
tránh việc các em kết hôn khi tuổi còn quá trẻ. Tuy nhiên, có một số em cố tình
“lách luật” thì khó có thể ngăn chặn”, chị Đinh Thị Hường (cán bộ phụ trách Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình xã Gia Hội) phân trần về nạn tảo hôn.
Như trường hợp của em Lò Văn Thắng, trong tất cả các buổi tuyên truyền, vận động
Thắng đều có mặt. Những tưởng đã biết được tác hại của việc tảo hôn, em sẽ không
vi phạm. Tuy nhiên, việc Thắng đến nghe tuyên truyền có lẽ chỉ để chống đối vì
một thời gian sau, em đột nhiên cưới vợ theo nghi lễ truyền thống mà không khai
báo với chính quyền địa phương. Khi kết hôn, Thắng chưa đủ 20 tuổi, vậy là xã
lại có thêm một trường hợp tảo hôn mới.
Hậu quả đau lòng
Kết hôn khi chưa đủ tuổi, suy nghĩ quá non nớt và sự thiếu hiểu biết về y tế,
chăm sóc sức khỏe là nguyên nhân chính dẫn đến những kết cuộc đau lòng từ “hủ
tục” tảo hôn. Sau khi lấy chồng được vài tháng, Trúc có bầu. Tuy nhiên, vì cuộc
sống vất vả nên hàng ngày em vẫn lên núi làm việc phụ giúp bố mẹ. Công việc nặng
nhọc và suy nghĩ quá chủ quan về sức khỏe của đứa trẻ trong bụng nên khi mang
bầu ở tháng thứ 4, Trúc bị sẩy thai. Em kể rằng: “Mọi người ở đây ai cũng như
vậy cả, em cũng chỉ làm theo thôi”.
Em Ngân Thị Bích đang mang bầu tháng thứ 8 ở độ tuổi 15 |
(Theo Pháp luật Việt Nam)