Tối 4/7 người dân nội đô lại một lần nữa bị khói lạ tự nhiên "bủa vây" khiến không khí vô cùng ngột ngạt.


TIN BÀI KHÁC


Càng về đêm, khói càng trở nên dày đặc khiến người đi đường rất khó chịu và liên tục phải lau nước mắt vì khói. Nhất là tuyến đường Phạm Hùng, đường Xuân Thuỷ...hay đường Mễ Trì cũng phải chịu chung cảnh khói mù bao phủ.

Khói bao phủ khu vực Trung tâm hội nghị Quốc gia (Ảnh: Giaoduc.net)

Nhiều năm qua, cứ "đến hẹn lại lên", vào khoảng tháng 6, tháng 7 người dân nội đô lại phải hứng chịu những làn khói mù mịt. Những trận khói mù là do sự cộng hưởng ô nhiễm bức xạ tại các đô thị lớn. Thuật ngữ chuyên môn gọi khói mù này là dạng khói mù quang hóa.

Cả đường Xuân Thuỷ cũng bị khói "bủa vây" (Ảnh: Giaoduc.net)

Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thu Hương - Chủ tịch hội Nông dân huyện Từ Liêm cho biết: "Khói lạ có lẽ xuất hiện từ phía xã Tây Mỗ và Đại Mỗ. Gần đây, do đời sống được cải thiện, nhiều hộ dân không còn dùng rơm rạ làm chất đốt nữa nên khi thu hoạch xong là họ đốt ngay rơm rạ ngoài đồng. Chỉ có số ít là mang về bán cho những người trồng nấm".

Khói "bủa vây" hồ Ngọc Khánh cách đây nửa tháng (Ảnh: afamily)

TS Nguyễn Lan Châu, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương nhận định trên Giáo dục Việt Nam: khói mù xuất hiện là do sự tổ hợp của nhiều yếu tố mà nguyên nhân chính là việc đốt rơm rạ (bởi thời điểm này đang là lúc thu hoạch vụ mùa). Tuy nhiên, năm nào cũng có hiện tượng đốt rơm rạ nhưng không có biểu hiện rõ nét gây khói mù như những năm trở lại đây.

Trước đó, tối 15/6 nhiều khu vực của thủ đô cũng chìm trong khói mù khiến không khí oi bức ngày hè càng trở nên ngột ngạt. Mùi khói mù ngai ngái đã khiến người đi đường khó thở và cay mắt và vô cùng bức xúc.

Mẫn Chi (Tổng hợp)