Tình trạng trẻ sơ sinh có cân nặng “khủng” đang dần trở thành một xu hướng phổ biến trong xã hội.

TIN BÀI KHÁC


Ngay khi trẻ mới chào đời, có ba thông tin quan trọng nhất về trẻ mà gia đình và bạn bè quan tâm. Đầu tiên là giới tính, tên và cuối cùng là trọng lượng.

Cậu bé Hayden Church chào đời vào 6 tuần trước đó có trọng lượng lên tới 5,6kg sau khi bà mẹ cậu bé Carly trải qua hơn 48 giờ đau đẻ. Các bác sỹ đã phải tiến hành phẫu thuật, thậm chí họ đã từng nghĩ đến chuyện cứu mẹ hay cứu con vì cái thai quá lớn.


Cậu bé Hayden Church cân nặng 5,6kg, chào đời sau 48 giờ

Hiện tượng xảy ra như cậu bé Hayden Church không phải là hiếm gặp. Theo số liệu thống kê cho thấy, số lượng trẻ sơ sinh có cân nặng trên 4kg chiếm chỉ lệ khá lớn và ngày càng có xu hướng tăng cao trong xã hội hiện nay.

Theo thống kê, bắt đầu từ năm 1970, cân nặng trung bình của các trẻ sơ sinh đã tăng từ mức 3,4 kg lên 3,45 kg đối với bé trai và 3,2 kg lên 3,3 kg đối với bé gái. Các chuyên gia dự đoán rằng, hiện tượng tăng trọng lượng đối với trẻ sơ sinh sẽ còn tăng vọt từ năm 2003 - 2013.

Theo ý kiến phân tích của trường Cao đẳng Hoàng Gia Midwives, trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh vừa đủ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé là 3,9 kg.

Đáng báo động là tỷ lệ macrosomia (thuật ngữ y tế chỉ những trẻ khi sinh ra có cân nặng vượt ngưỡng quy định) đã tăng vọt trong những năm gần đây.


Ngày 8/7, tại bệnh viện Longview, Texas, Mỹ, cậu bé JaMichael Brown đã chào đời với trọng lượng lên tới 7,3kg, trở thành một trong số những trẻ sơ sinh có trọng lượng lớn nhất từ trước tới nay

Nguyên nhân chính của hiện tượng này được xác định là do các sản phụ. Các thống kê mới nhất cho thấy, gần một nửa số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Anh đang trong tình trạng bị thừa cân hoặc béo phì. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng của thai nhi. Béo phì trong thời kỳ mang thai có thể nguy hiểm cho mẹ và trẻ. Nó làm tăng nguy cơ bị các biến chứng bất thường, thậm chí là thai chết lưu.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trẻ sơ sinh có cân nặng lớn hơn so với mức trung bình sẽ rất khó sinh, vai của trẻ dễ bị kẹt khi bà mẹ cố gắng rặn. Điều này đe dọa rất lớn đến tính mạng vì nó có thể đè lên dây rốn dẫn đến tình trạng thiếu ôxy cho trẻ.

Bác sĩ Daghni Rajasingam, bác sĩ sản khoa đồng thời là phát ngôn viên của khoa sản và phụ khoa trường Cao đẳng Hoàng Gia lên tiếng cảnh báo rằng: “trọng lượng của người mẹ có tác động rất lớn đến hệ thần kinh cũng như sinh lý của trẻ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cân nặng “khủng” của trẻ sơ sinh”.

Để tránh xảy ra các trường hợp nguy hiểm, Trung tâm sức khỏe quốc gia NHS đã đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ béo phì nên uống thuốc tiểu đường để làm giảm lượng đường trong máu, giúp kiểm soát được cân nặng của trẻ sơ sinh.

Hoàng Thủy (Tổng hợp)