"Không ít lần trong khi đang cấp cứu bệnh nhân bị đâm chém, các bác sỹ đã bị côn đồ nhảy vào tấn công khiến họ phải bỏ chạy". Anh Bùi Tiến Chung, Phó Trưởng phòng Hành chính BVĐK Vũ Thư (Thái Bình) cho biết về tình trạng bác sỹ bị đe dọa, chửi bới khi đang làm nhiệm vụ.
>>>Không cứu được người, bác sĩ bị đâm chết
>>>Run rẩy bác sĩ chữa bệnh khi dao kề cổ
TIN BÀI KHÁC
Con trai người giàu nhất sàn CK tỏ tình gây sốc
Rợn người vở kịch gã phụ xe hiếp dâm các bé gái
Hàng ‘độc’ tăng sinh lực tại các nhà hàng miền Tây
Mẹ chồng dụ cho con dâu... bán dâm
“Khoe” dao dọa bác sỹ
Theo anh Bùi Tiến Chung, tình trạng bác sỹ bị đe dọa, chửi bới thường xuyên diễn ra tại BVĐK Vũ Thư, nhưng sự việc BS. Phạm Đức Giầu bị người nhà bệnh nhân đâm chết vào ngày 16/8 là nghiêm trọng nhất.
"Có nhiều trường hợp côn đồ vào viện đưa người nhà đi khám còn cố tình "khoe" dao đe dọa bác sỹ. Nhiều người nhà bệnh nhân đứng ngoài phòng cấp cứu không được cho vào, la hét ầm ĩ đòi trả thù bác sỹ hoặc lớn tiếng thóa mạ... xảy ra thường xuyên trong các phòng cấp cứu. Không ít lần, khi đang cấp cứu bệnh nhân bị đâm chém, bác sỹ đã bị côn đồ nhảy vào tấn công, phải bỏ chạy thục mạng", anh Chung kể.
Gần đây nhất, một trường hợp không chém được bác sỹ, côn đồ quay sang chém bệnh nhân đến khám. Theo anh Chung, sự việc xảy ra cách đây 4 - 5 tháng, một tên côn đồ vào bệnh viện trong tình trạng đang... say thuốc lắc. Vừa đưa người nhà vào cổng bệnh viện, hắn đã gây sự với mấy người ở nhà gửi xe rồi định chém họ khi lời qua tiếng lại.
"Tôi vào can ngăn, khuyên giải để đưa bệnh nhân vào cứu chữa trước. Khi toàn bộ kíp cấp cứu xong bệnh nhân, hắn quay lại tìm bác sỹ để... chém. Bác sỹ chạy kịp, hắn quay sang chém người nhà bệnh nhân khác. Ngay khi tên côn đồ này gây sự ở cổng bệnh viện, chúng tôi đã gọi công an, nhưng lần đó công an vào can thiệp cũng chậm trễ", anh Chung nhớ lại.
BS. Doãn Trường Thi (Khoa Ngoại, BVĐK Vũ Thư) kể: Khoa Ngoại, Hồi sức cấp cứu của bệnh viện thường xuyên phải tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân bị thương tích do đánh nhau, nghiện hút bị sốc thuốc. Nhiều đối tượng đi cùng các bệnh nhân này đã đe dọa, chửi mắng, tấn công y bác sỹ cũng như người nhà bệnh nhân khác.
Vụ việc gần đây nhất là một thanh niên đưa bạn gái đến băng bó vết thương ở tay. Vừa vào bệnh viện đã đe dọa bác sỹ: "Nếu không cứu chữa cẩn thận thì sẽ biết tay tao". Trong khi bác sỹ đang làm nhiệm vụ thì ngoài phòng cấp cứu hắn không ngừng đe dọa. Khi bạn gái khâu xong, thanh niên này đã vác kiếm truy đuổi khiến bác sỹ phải chạy thục mạng thoát thân.
"Trong giờ phút sinh tử, nhiều người không giữ được bình tĩnh vì muốn người nhà được cấp cứu. Đó là đòi hỏi chính đáng. Vậy nhưng y khoa cũng có giới hạn, nhiều khi bác sỹ không thể cứu sống được bệnh nhân quá nặng. Không thể cứ vào viện là đe dọa, đòi hỏi quá mức được", anh Bùi Tiến Chung bức xúc nói.
Qua lời kể của anh Chung và BS. Doãn Trường Thi, có thể thấy bác sỹ bị người nhà bệnh nhân tấn công ở BVĐK Vũ Thư diễn ra khá phổ biến. Nhưng điều đáng nói là các cơ quan chức năng ở địa phương đã không có các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ kịp thời. Việc BS. Phạm Đức Giầu tử vong sau nhát dao cuồng loạn có lẽ là hệ quả của sự lơ là trong việc bảo vệ tính mạng người thầy thuốc.
Ngôi nhà nhỏ của hung thủ Nguyễn Văn Dũng. |
Thảm cảnh gia đình hung thủ
Hỗ trợ gia đình bác sỹ Phạm Đức Giầu Chiều 19/8, Bộ Y tế đã tổ chức quyên góp, hỗ trợ gia đình bác sĩ Phạm Đức Giầu vượt qua sự mất mát, đau thương và khó khăn. Trước đó, ngày 18/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã về động viên gia đình BS. Phạm Đức Giầu; thăm hỏi BS. Nguyễn Ngô Hoàn đang nằm điều trị tại BVĐK Thái Bình. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết thời gian qua đã có nhiều vụ hành hung, tấn công bác sỹ nhưng dẫn tới chết người trong lúc bác sỹ đang làm nhiệm vụ thì đây là lần đầu tiên. Nguyên nhân dẫn tới các vụ việc hành hung bác sỹ là do trình độ dân trí, ý thức trách nhiệm của công dân chưa tốt. Những hành vi như vậy cần phải lên án, pháp luật cần xử lý nghiêm minh. |
Trong vụ án giết hại BS. Phạm Đức Giầu, gia đình hung thủ
Nguyễn Văn Dũng cũng đã rơi vào thảm cảnh. Sau ngày Dũng bị bắt, chúng tôi tìm
về nhà Dũng. Ngôi nhà chừng 10m2 tuềnh toàng sát bên cánh đồng ở xóm 7, xã Hòa
Bình, huyện Vũ Thư. Ít ai ngờ rằng, ngôi nhà tuy nghèo nhưng ấm tình thân của 5
người, chỉ sau một đêm đã trở nên lạnh lẽo. Hai người con trai vừa bước vào tuổi
thành niên thì một chết vì bệnh, một bị bắt giam vì phạm trọng tội giết người.
Trước khi vào nhà Dũng, chúng tôi đã tìm hiểu tại Công an xã Hòa Bình. Nhiều cán
bộ ở đây cho biết, gia đình Dũng rất nghèo, phải ở nhờ nhà bác họ. Hiện cả nhà
chỉ trông vào 1 sào ruộng của bà nội Dũng. Bố của Dũng luôn ốm đau bệnh tật,
không đủ sức khỏe làm việc. Kinh tế của cả nhà phụ thuộc vào người mẹ quanh năm
bám ruộng, mò cua bắt ốc nuôi chồng con và mẹ già. Hùng hiền lành, bị bệnh hen
từ nhỏ nhưng rất hiếu học. Trái ngược với anh trai, Dũng lại bỏ học từ lớp 9,
thường xuyên tụ tập chơi bời với nhiều thanh niên hư. Nhiều lần công an xã đã
phải gọi lên để giáo dục nhưng vẫn không thay đổi.
Người gầy rộc, đôi mắt trũng sâu nhìn về căn phòng đang thờ con trai lớn, ông
Nguyễn Văn Tính, cha của Dũng than thở: "Có 2 đứa con, giờ một đứa chết, một
đứa mang tội giết người. Thế là tôi hết rồi, hết thật rồi!". Mấy ngày nay,
mẹ Dũng cũng xót thương con khóc không còn nước mắt, giọng khản đặc. Khóc thương
con trai lớn sớm chết vì bệnh, bà lại khóc con trai thứ hai mang tội giết người.
Quỵ chân dưới bàn thờ con, người mẹ tội nghiệp này nói trong nước mắt: "Tôi
không thiết sống nữa. Giờ sống thế nào đây khi hai đứa con đã không còn. Đứa lớn
đã chết, giờ không biết thằng Dũng sẽ ra sao!?".
Ông Nguyễn Văn Vững (bác ruột của Dũng) cho biết: Bố của Dũng trước đi bộ đội.
Sau khi xuất ngũ chuyển sang làm công nhân xây dựng ở khu vực Xuân Mai (Hà Nội)
rồi sinh sống trên đó. Năm 1998, ông nội mất nên gia đình Dũng về quê, mượn tạm
nhà anh trai để ở. "Hai vợ chồng Tính mấy hôm nay khóc đến nỗi lạc giọng,
không nói nổi. Còn mẹ già của tôi nữa, cũng đau khổ vô cùng, không biết tương
lai rồi sẽ ra sao...".
Ông Trần Đức Long - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế): Sẽ phối hợp đưa ra biện pháp bảo vệ bác sỹ Trước sự việc BS. Phạm Đức Giầu đã hy sinh tính mạng; ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết: Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật đặc thù nào bảo vệ cho bác sỹ khi đang hành nghề. Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ, ngành khác nghiên cứu đưa ra chính sách, biện pháp hỗ trợ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bác sỹ khi đang hành nghề, có thể bị tai nạn, rủi ro nghề nghiệp hoặc bị hành hung như trường hợp BS. Phạm Đức Giầu. Trước mắt, với BS. Phạm Đức Giầu, ngành sẽ kêu gọi hỗ trợ về mặt vật chất để sớm ổn định cuộc sống cho gia đình nạn nhân. Tuy nhiên về lâu dài, để ngăn chặn tình trạng bác sỹ bị người nhà bệnh nhân hành hung, đe dọa như hiện nay, cần phải tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân và cả bác sỹ để họ hiểu biết về trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào khám chữa bệnh. Hiện các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh ứng xử trong khám chữa bệnh đối với người dân và bác sỹ đều đã có. Vì vậy người dân và bác sỹ phải thực hiện đúng theo pháp luật. Ông Long cho biết, rất đau xót trước cái chết oan ức của một thầy thuốc vừa rời tay cứu chữa người bệnh đã phải hy sinh tính mạng. Ông Long cũng đề nghị cơ quan pháp luật của tỉnh Thái Bình xử lý nghiêm hành động này để răn đe và bảo vệ quyền, lợi ích của bác sỹ khi đang hành nghề. |
(Theo GĐ&XH)