Cách đây 5 năm, trong trào lưu ầm ĩ nổi lên của những người có khả năng đặc biệt, có một người gây chú ý đặc biệt với các nhà khoa học, đó là bà Nguyễn Thị Nghi, mà mọi người thường gọi vui là học trò của “Tiên Ông giáng thế”. Sở dĩ mọi người gọi thế, vì theo lời kể, bà được một ông Tiên giáng trần và dạy cho bà những phép lạ. Là học trò của “Tiên Ông”, nên bà Nghi có đủ các phép thuật thần thông quảng đại, từ bói toán, gọi hồn, phong thủy, truyền năng lượng, đến tìm mộ thất lạc, thậm chí là chữa đủ các loại bệnh, bệnh nào cũng khỏi. Là học trò của Tiên, nên người ta tôn xưng bà là “người giời”.
TIN BÀI KHÁC
Hiệp gà 'đùa giỡn' với khán giả yêu mến anh?
Cảnh bờ bụi kinh niên ở các bệnh viện VN
Vụ bắt giữ gái mại dâm chấn động Trung Quốc
Cảnh bờ bụi kinh niên ở các bệnh viện VN
Vụ bắt giữ gái mại dâm chấn động Trung Quốc
Thời điểm đó, bà Nguyễn Thị Nghi là “con cưng” của hai cơ quan nghiên cứu khả
năng đặc biệt của con người, là Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng
(Liên hiệp UIA) và Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Hai cơ quan này đều
lập các đề tài, dự án nghiên cứu về khả năng đặc biệt của “người giời” Nguyễn
Thị Nghi. Các dự án nghiên cứu diễn ra nhiều năm và đến nay vẫn tiếp tục.
Ngày đó, tôi đã được ông Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp UIA kể cho nghe
suốt một buổi về khả năng siêu lạ của người giời Nguyễn Thị Nghi. Tôi cũng được
tham dự một số buổi tổng kết, hội thảo khoa học, gặp gỡ, trao đổi, và sự có mặt
của “người giời” này là trung tâm của sự chú ý. Vì tiếp xúc khá nhiều lần, tìm
hiểu khá kỹ lưỡng, nên tôi thuộc nằm lòng lý lịch trích ngang cũng như những bí
ẩn biến một người đàn bà bình thường thành một bà “tiên” này.
Nguyễn Thị Nghi sinh ra và lớn lên ở vùng đất lô nhô núi non, đồng ruộng thuộc “bán đảo” Kinh Môn (Hải Dương). Sinh ra trong gia đình có tới 7 anh em, lại nghèo đói, nên Nghi chỉ được học tới lớp 7. Học xong thì ở nhà làm ruộng cùng bố mẹ. Nghi ít giao tiếp xã hội, là một cô nông dân chân chất, bình thường.
Hôn nhân và hạnh phúc của bà Nguyễn Thị Nghi khá đặc biệt. Bà lấy hai lần chồng,
thì cả hai chồng đều hy sinh vì Tổ quốc. Bà là vợ của hai liệt sĩ. Người chồng
thứ nhất cùng làng, bằng tuổi, sinh năm 1955, hy sinh tại chiến trường miền Nam
khi trực tiếp cầm súng chiến đấu. Người chồng thứ 2 đang vận chuyển vũ khí vào
Nam thì đổ xe hy sinh. Hai liệt sĩ đã kịp để lại cho bà hai người con, một trai,
một gái. Cô con gái vừa ra đời được 15 ngày, thì bà nhận được tin chồng thứ hai
hy sinh. Nỗi đau quá lớn, tưởng như không thể vượt qua được.
Vào năm 1986, bà Nghi tự dưng lăn ra ốm. Trận ốm không rõ nguyên nhân nhưng thập
tử nhất sinh, bệnh viện trả về vì hết đường cứu chữa. Để con nằm nhà chờ chết,
cha mẹ không đành lòng, nên ông bà vái tứ phương, nhờ vả các thầy thuốc đông y,
thậm chí cả thầy bói, thầy cúng cứu giúp. Nhưng các thầy cao tay cũng chẳng giúp
được gì. Suốt mấy tháng trời, bà Nghi nằm bẹp giường chiếu, chỉ uống được chút
nước cháo, nước cơm.
Nằm bẹp đến tháng thứ 4, thì cơ thể cũng chẳng tiếp nhận nước cơm nữa, cứ uống vào lại nôn ra sạch sẽ. Khi đó, bà chỉ thèm được uống nước dừa, nước trà và nước giếng. Gia đình đau xót lắm, nhưng cứ lấy những thứ nước đó phục vụ bà, chờ tử thần đón bà đi. Khi đó, cơ thể bà Nghi chỉ còn là bộ xương được bọc da, cân nặng khoảng 20kg, yếu đến nỗi không cử động được nữa.
Theo lời kể của bà Nghi, sang tháng thứ 5, trong lúc đang hấp hối, không rõ có sức mạnh từ đâu tiếp vào người, bà Nghi ngồi bật dậy rồi nhảy phốc một cái vọt lên xà nhà ngay đầu giường cao 2m và bà cứ ngồi trên đó. Chứng kiến cảnh ấy, mọi người vừa ngạc nhiên vừa kinh hãi. Bình thường, đứng trên giường, bà Nghi với tay cũng chẳng tới xà nhà, vì bà vốn vừa thấp vừa bé, thế mà trong hoàn cảnh bệnh tật nằm bẹp mấy tháng, bà lại đột nhiên có khả năng phi thân như trong phim chưởng.
Từ trên xà nhà, bà bảo mọi người gọi cha mẹ đến. Khi cha mẹ đến, bà Nghi yêu cầu cha mẹ phải tìm ngay một ông thầy cao tay ấn nhất vùng đến lập bàn thờ để bà cúng Trời Phật, nếu không, bà sẽ chết ngay. Thấy con gái có vẻ vô cùng khác lạ, cha mẹ bà sợ hãi và gật đầu đồng ý ngay. Bà Nghi liền nhảy từ xà nhà xuống mà chẳng hề hấn gì. “Bộ xương di động” lững thững đi lại giường, ngả lưng xuống, rồi bà lại rơi vào tình trạng nằm liệt giường như ban đầu. Cha mẹ bà Nghi đã mời thầy cúng cao tay đến nhà lập bàn thờ. Bàn thờ lập xong, bà Nghi cảm thấy người dễ chịu hẳn, đứng lên đi lại được, như chẳng còn bệnh tật gì nữa. Hằng đêm, bà ngồi trước bàn thờ tụng kinh niệm Phật.
Tụng kinh được gần tháng, thì đêm nào cũng có một cụ già râu tóc bạc trắng đến đánh thức bà dậy tặng chiếc đĩa và 2 đồng tiền xu. Đêm nào ông già đó cũng bắt bà đọc: “Thiên thần tạo hóa/ Bạch thổ thiên lai”. Đọc xong, ông già lại dạy bà học “chữ Thiên” (chữ của giời, không ai đọc được ngoài “người giời” Nguyễn Thị Nghi - PV). Thời gian học đều đặn từ 12 giờ đến 2 hoặc 3 giờ sáng. Những hôm bà mệt, không muốn dậy, thì bị “Tiên Ông” cấu, véo, đánh rất đau, không chịu nổi, buộc phải dậy học.
Cách dạy của ông già và cách học của bà Nghi cũng cực kỳ đặc biệt, là cách của Thiên đình chứ chẳng phải hạ giới. Khi tĩnh tâm, các “chữ giời” hiện lên trên tường nhà, có cả chữ quốc ngữ phiên dịch nên rất dễ hiểu. Học liền 3 tháng 10 ngày thì bà Nghi thông thạo “chữ Thiên”, chữ nào cũng đọc, cũng viết được.
Trong thời gian học, bà Nghi chỉ ăn rất ít, mỗi bữa 3 muỗng cơm chan nước trắng, rắc thêm muối hột cùng 5 quả ớt. Ông già râu tóc bạc phơ bảo bà phải ăn như thế mới biết thương người nghèo, rồi mới giúp đời được. Học xong thì ông già râu tóc bạc phơ mới cho biết, ông là Tiên, từ trên trời giáng xuống giúp bà có phép thuật để “cứu nhân độ thế”. Nói rồi, ông biến mất, không quay lại nữa. Lúc đó, bà Nghi mới hiểu mọi nhẽ. Cho đến bây giờ, bà vẫn coi “Tiên Ông” là thầy của mình.
Có khả năng đặc biệt rồi, bà Nghi bắt đầu công cuộc “cứu nhân độ thế”. Những người trong gia đình, làng xóm bị bệnh, chỉ nhìn là bà biết và chữa trị bằng cách thức mà “Tiên Ông” dạy. Chẳng biết bà chữa bệnh có công hiệu hay không, nhưng tin tức về “học trò của Tiên Ông giáng thế” đã lan khắp nơi. Người tứ phương kéo đến mỗi ngày một đông, vái bà như thánh sống. Các nhà khoa học, các GS.TS. lớn ở các trung tâm nghiên cứu khả năng đặc biệt cũng hết lời ca ngợi khả năng đặc biệt của bà Nghi. Thậm chí, các nhà khoa học cũng viết nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, tốn kém không ít tiền của, thì đủ biết người phụ nữ này có ảnh hưởng đặc biệt như thế nào.
Bà Nguyễn Thị Nghi (thứ 2 từ phải sang) được Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người vinh danh vào tháng 3-2011. |
Nguyễn Thị Nghi sinh ra và lớn lên ở vùng đất lô nhô núi non, đồng ruộng thuộc “bán đảo” Kinh Môn (Hải Dương). Sinh ra trong gia đình có tới 7 anh em, lại nghèo đói, nên Nghi chỉ được học tới lớp 7. Học xong thì ở nhà làm ruộng cùng bố mẹ. Nghi ít giao tiếp xã hội, là một cô nông dân chân chất, bình thường.
Tòa biệt thự của bà Nghi được xây dựng từ gần 10 năm trước. |
Dù trời mưa, song vẫn có cả trăm người đến mong được diện kiến "người giời". |
Nằm bẹp đến tháng thứ 4, thì cơ thể cũng chẳng tiếp nhận nước cơm nữa, cứ uống vào lại nôn ra sạch sẽ. Khi đó, bà chỉ thèm được uống nước dừa, nước trà và nước giếng. Gia đình đau xót lắm, nhưng cứ lấy những thứ nước đó phục vụ bà, chờ tử thần đón bà đi. Khi đó, cơ thể bà Nghi chỉ còn là bộ xương được bọc da, cân nặng khoảng 20kg, yếu đến nỗi không cử động được nữa.
Theo lời kể của bà Nghi, sang tháng thứ 5, trong lúc đang hấp hối, không rõ có sức mạnh từ đâu tiếp vào người, bà Nghi ngồi bật dậy rồi nhảy phốc một cái vọt lên xà nhà ngay đầu giường cao 2m và bà cứ ngồi trên đó. Chứng kiến cảnh ấy, mọi người vừa ngạc nhiên vừa kinh hãi. Bình thường, đứng trên giường, bà Nghi với tay cũng chẳng tới xà nhà, vì bà vốn vừa thấp vừa bé, thế mà trong hoàn cảnh bệnh tật nằm bẹp mấy tháng, bà lại đột nhiên có khả năng phi thân như trong phim chưởng.
Từ trên xà nhà, bà bảo mọi người gọi cha mẹ đến. Khi cha mẹ đến, bà Nghi yêu cầu cha mẹ phải tìm ngay một ông thầy cao tay ấn nhất vùng đến lập bàn thờ để bà cúng Trời Phật, nếu không, bà sẽ chết ngay. Thấy con gái có vẻ vô cùng khác lạ, cha mẹ bà sợ hãi và gật đầu đồng ý ngay. Bà Nghi liền nhảy từ xà nhà xuống mà chẳng hề hấn gì. “Bộ xương di động” lững thững đi lại giường, ngả lưng xuống, rồi bà lại rơi vào tình trạng nằm liệt giường như ban đầu. Cha mẹ bà Nghi đã mời thầy cúng cao tay đến nhà lập bàn thờ. Bàn thờ lập xong, bà Nghi cảm thấy người dễ chịu hẳn, đứng lên đi lại được, như chẳng còn bệnh tật gì nữa. Hằng đêm, bà ngồi trước bàn thờ tụng kinh niệm Phật.
Tụng kinh được gần tháng, thì đêm nào cũng có một cụ già râu tóc bạc trắng đến đánh thức bà dậy tặng chiếc đĩa và 2 đồng tiền xu. Đêm nào ông già đó cũng bắt bà đọc: “Thiên thần tạo hóa/ Bạch thổ thiên lai”. Đọc xong, ông già lại dạy bà học “chữ Thiên” (chữ của giời, không ai đọc được ngoài “người giời” Nguyễn Thị Nghi - PV). Thời gian học đều đặn từ 12 giờ đến 2 hoặc 3 giờ sáng. Những hôm bà mệt, không muốn dậy, thì bị “Tiên Ông” cấu, véo, đánh rất đau, không chịu nổi, buộc phải dậy học.
Cách dạy của ông già và cách học của bà Nghi cũng cực kỳ đặc biệt, là cách của Thiên đình chứ chẳng phải hạ giới. Khi tĩnh tâm, các “chữ giời” hiện lên trên tường nhà, có cả chữ quốc ngữ phiên dịch nên rất dễ hiểu. Học liền 3 tháng 10 ngày thì bà Nghi thông thạo “chữ Thiên”, chữ nào cũng đọc, cũng viết được.
Trong thời gian học, bà Nghi chỉ ăn rất ít, mỗi bữa 3 muỗng cơm chan nước trắng, rắc thêm muối hột cùng 5 quả ớt. Ông già râu tóc bạc phơ bảo bà phải ăn như thế mới biết thương người nghèo, rồi mới giúp đời được. Học xong thì ông già râu tóc bạc phơ mới cho biết, ông là Tiên, từ trên trời giáng xuống giúp bà có phép thuật để “cứu nhân độ thế”. Nói rồi, ông biến mất, không quay lại nữa. Lúc đó, bà Nghi mới hiểu mọi nhẽ. Cho đến bây giờ, bà vẫn coi “Tiên Ông” là thầy của mình.
Có khả năng đặc biệt rồi, bà Nghi bắt đầu công cuộc “cứu nhân độ thế”. Những người trong gia đình, làng xóm bị bệnh, chỉ nhìn là bà biết và chữa trị bằng cách thức mà “Tiên Ông” dạy. Chẳng biết bà chữa bệnh có công hiệu hay không, nhưng tin tức về “học trò của Tiên Ông giáng thế” đã lan khắp nơi. Người tứ phương kéo đến mỗi ngày một đông, vái bà như thánh sống. Các nhà khoa học, các GS.TS. lớn ở các trung tâm nghiên cứu khả năng đặc biệt cũng hết lời ca ngợi khả năng đặc biệt của bà Nghi. Thậm chí, các nhà khoa học cũng viết nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, tốn kém không ít tiền của, thì đủ biết người phụ nữ này có ảnh hưởng đặc biệt như thế nào.
(Theo VTC News)