Các tờ phiếu đã đầy đủ thông tin, đã kẹp tiền thì được đựng vào túi nilon riêng để khỏi lẫn lộn. Đệ tử của bà Nghi vừa sắp tiền, phiếu vừa luôn mồm: “Lễ có nhiều thì lộc mới lớn”!

TIN BÀI KHÁC
Bánh quy giá gần 40 triệu đồng
Người có "đôi mắt thần" nhìn xuyên lòng đất
Thiếu nữ 17 và 'cái chết danh dự' sau khi bị cưỡng dâm
Cụ ông gần 80 tuổi tốt nghiệp đại học
Khởi tố 'đại gia' ăn nhậu trên 'du thuyền'
Thực hư chuyện thủy quái ở đảo Cát Bà
Câu được cá trê khổng lồ dài hơn 2,5m

Quả thực, 5 năm trước, khi tiếp xúc, tôi đã quá thất vọng trước kiểu chữa bệnh, bói toán, phong thủy… dị đoan của bà Nguyễn Thị Nghi. Thế nhưng, thật không ngờ, từ thời điểm đó đến nay, các nhà khoa học, các GS.TS. với các tên tuổi lớn vẫn không ngừng bảo vệ, tâng bốc bà Nghi bằng các đề tài nghiên cứu khoa học, bằng các giấy chứng nhận. Từ những đề tài nghiên cứu, các tấm giấy chứng nhận, nhiều “người giời” tha hồ tự tung tự tác, vin vào đó và làm mọi việc dị đoan, lừa đảo người nhẹ dạ.

Không gặp được bà Nghi, nên mọi người viết mọi ước nguyện vào "phiếu cầu".

Sau 5 năm, tôi trở lại xã Lạc Long (Kinh Môn, Hải Dương). Làng trên xóm dưới ngay mép đê sông Kinh Thầy vẫn vậy. Nhưng đường vào nhà bà Nghi thì đẹp hơn xưa, bê-tông láng bóng và xe cộ, khách tứ phương ra vào nườm nượp. So với 5 năm trước, tiếng tăm bà Nghi đã lừng lẫy hơn nhiều. Căn biệt thự cũng được sơn sửa, tường bao, rào kín mít, cây cối um tùm đến nỗi không có khe hở nhìn vào.

Tôi đến nhà bà Nghi vào lúc 8h sáng, ảnh hưởng bão nên trời âm u, lúc mưa rả rích, lúc như trút nước. Mới sớm vậy, song ô tô đã đậu rải rác kín con đường liên xã, trải dọc ngõ dẫn vào nhà “Tiên cô” Nguyễn Thị Nghi. Tôi còn thấy có cả xe biển đỏ của quân đội đỗ ngay cổng lớn nhà bà Nghi. Không rõ chiếc xe công này chở cán bộ đến diện kiến “người giời”, hay chỉ là vô tình đỗ ở đây. Tuy nhiên, khi lọt vào trong căn biệt thự, tôi thấy một người mặc quân phục hẳn hoi đang hứng “nước thánh” nhờ “người giời” chữa bệnh.

Có cả xe quân đội đậu trước cổng nhà bà Nghi.

Con ngõ lớn, dài từ cổng chính vào nhà biến thành bãi để xe máy. Người ra vào tấp nập đi lối cổng phụ. Thực tế, cổng phụ của cái ngõ nhỏ xíu mới là lối đi chính vào ngôi biệt thự của bà Nghi, còn cổng lớn thường khóa im ỉm. Dù hàng trăm người đi lại, cúng bái ầm ĩ trong khuôn viên biệt thự, song người đi ngoài ngõ không cảm nhận thấy sự ồn ào. Có lẽ, đây cũng là cách không làm phiền hàng xóm và chính quyền địa phương.

 
Thơ thẩn do bà Nghi làm được viết kín các bức tường.

Cổng phụ vào nhà bà Nghi rặt là thơ và họa. Tranh và thơ chi chít hai bên tường. Tranh thì chắc là do thợ vẽ, còn thơ đích thị bà Nghi làm, vì đề tên tác giả ở dưới. Bài thơ có nhan đề “Bài thơ bia rượu” có ý tưởng vì nhân loại, nhưng câu cú vần điệu thì quả là khó có thể bình phẩm: “Chí Phèo uống rượu, Thị Nở say/ Một thằng cu tí lăn quay ra hè/ Có cô hàng xóm đi qua/ Ngửi thấy hơi rượu về nhà cũng say/ Thị nở nhìn anh nhoẻn miệng cười/ Em cười duyên quá Thị Nở ơi/ Cầy tơ bảy món rượu đầy chai/ Nạp vào thì lời lại ra/ Dơ tay nói lớn ta to nhất nhà/ Quyết không cho chúng nó thoát/ Chúng bay vào rồi sẽ có đường ra/ Đời mà say rượu được thế thôi…”. Đọc những câu thơ này, có thể thấy trình độ của học trò “Tiên Ông giáng thế” cao chừng nào. Cô học trò này có khả năng đọc viết chữ Trời, nhưng thơ chữ quốc ngữ thì quả là thảm hại.

Sân vườn, hiên nhà, các gian phòng tầng 1 chật kín người, đến vài trăm người, song không hề lộn xộn, ồn ào. Hoạt động mê tín tại nhà bà Nghi diễn ra rất quy củ. Các đệ tử của bà, mỗi người được phân công một phần việc để giúp người dân. Ngay ngõ vào là hàng loạt tấm biển hướng dẫn cách thức cầu, cúng, xin… bề trên, gồm: Hướng dẫn cách uống bùa, hướng dẫn cách làm lễ đền hoàn long mạch, tạ long mạch, chuyển mộ, xây mộ, bốc mộ, xây nhà mới, lên nhà mới, cách ghi sớ, xin sớ, xin chữa bệnh, xin lộc, xin con… Mỗi thủ tục có hẳn một trang giấy hướng dẫn rõ ràng. Thậm chí, một tấm biển ghi rõ lịch làm việc của “người giời” và có cả ngày nghỉ là chủ nhật, cứ như thể đây là nơi làm việc của cơ quan Nhà nước.

Những người đến đây chỉ việc đọc kỹ các tấm biển hướng dẫn, rồi gặp đệ tử của bà Nghi là được giải quyết, chứ có muốn gặp trực tiếp bà Nghi cũng không được. Tùy vào trường hợp mới được gặp trực tiếp bà Nghi.

Những người cầu mong gia đình mạnh khỏe, làm ăn phát tài, xây dựng nhà cửa, con cái đỗ đạt… thì không cần gặp bà Nghi, cũng không được gặp. Họ chỉ việc nộp một tấm phiếu, ghi tên tuổi, địa chỉ và những mong muốn, khát vọng của bản thân, gia đình, họ tộc… Không được gặp “người giời”, nhiều người ra giữa sân ngước lên tầng trên, nơi “Thánh” đang làm việc và vái sống bà Nghi. Thật không thể biết dùng từ nào để diễn tả sự mê muội của những con người đến đây.

Không được lên tầng trên gặp "người giời", mọi người chỉ còn cách bái vọng từ sân, vườn.

Ai ghi phiếu xong thì kẹp tiền vào tờ phiếu. Người nào cầu ít thì kẹp 50 ngàn đồng, còn cầu nhiều, cầu việc lớn thì kẹp nhiều hơn. Ngoài ra, cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của người đến cầu, và phụ thuộc vào “lòng thành” của các đệ tử với “Thánh”.

Tại bàn thu phiếu, cả chục người xếp thành hàng dài trật tự. Một người phụ nữ ngồi thu các tờ phiếu kẹp tiền. Ai kẹp tiền ít quá thì bị trả lại, bổ sung thêm, ai ghi sai, ghi thiếu thông tin cũng bị trả lại. Các tờ phiếu đã đầy đủ thông tin, đã kẹp tiền thì được đựng vào túi nilon riêng để khỏi lẫn lộn. Đệ tử của bà Nghi vừa sắp tiền, phiếu vừa luôn mồm: “Lễ có nhiều thì lộc mới lớn”!

Nếu có chữ đỏ "kêu rồi" ở cuối phiếu cầu, tức là mong ước của các đệ tử đã được "người giời" đáp ứng.

Trước đây, người mê muội tìm đến chưa đông, nên “người giời” Nguyễn Thị Nghi tiếp tại bàn thờ để giải quyết mọi mong muốn của con người nơi trần gian. Thời gian sau, người dân kéo đến đông hơn, thì phải ghi phiếu và ngồi dưới chờ kết quả. Thời gian gần đây, lượng người quá đông, vài trăm, thậm chí cả ngàn người kéo đến, bà Nghi không thể trả kết quả ngay được, mà phải hôm sau, thậm chí cả chục ngày sau mới xong.

Tại phòng giữa của ngôi nhà bên sườn tòa biệt thự là nơi trả kết quả. Tại đây, luôn có cả chục người ngồi lục tìm kết quả của mình. Có mấy cái rổ chứa kết quả phiếu cầu.

Tôi thử đọc một số phiếu cầu, quả thực không nhịn được cười bởi sự mê muội của con người. Thôi thì người ta kêu cầu đủ thứ. Có người cầu sức khỏe, làm ăn phát đạt, con cái thi đỗ đại học, song lại có người cầu bề trên làm cho khách ở cửa hàng bên cạnh kéo hết sang nhà mình. Có cô thợ làm đầu thì cầu khá đơn giản, mong “bề trên” giúp đông khách để tích cóp sửa lại cái gian nhà… Phía cuối các phiếu cầu thường chỉ có 2 chữ đỏ chót “kêu rồi” của “người giời” Nguyễn Thị Nghi. Một số phiếu cầu về đất cát, nhà cửa (gọi là phiếu soi đất), thì “người giời” cho thêm vài chữ nữa, nhưng thông thường yêu cầu gia chủ yểm bùa, trấn trạch. Thông qua các phiếu cầu, có thể thấy người mê muội đến từ khắp nơi, thậm chí rất nhiều địa chỉ từ Hà Nội.

Còn tiếp…

(Theo VTC News)