“Tại sao anh không đi máy bay?” – một người bạn hỏi khi tôi kể với cô ấy rằng tôi sẽ đi tàu vào Sài Gòn. “Đi tàu chậm lắm!” – cô ấy nói.
TIN BÀI KHÁC
Lại đi tìm “kho báu 4.000 tấn vàng”
Tại sao người dân cứ liên tiếp im tiếng?
Bắt được cá sấu dài 1m ở Hà Nội
Trớ trêu các kiểu từ thiện của người nổi tiếng
Hoa độc dập dờn trên các phố ở Việt Nam
Tại sao người dân cứ liên tiếp im tiếng?
Bắt được cá sấu dài 1m ở Hà Nội
Trớ trêu các kiểu từ thiện của người nổi tiếng
Hoa độc dập dờn trên các phố ở Việt Nam
Cô ấy đã nói đúng. Tàu hỏa ở Việt Nam chậm. Rất chậm. Nhưng cũng giống như nhiều điều ở Việt Nam. Chuyến tàu này không phải chỉ là đến được đích, nó là một cuộc hành trình. Suốt 36 giờ trên đó.
Bên ngoài phòng đợi ở ga Hà Nội |
Đi tàu từng là cách di chuyển phổ biến nhất của du khách khi muốn đi dọc đất nước. Nhưng với sự gia tăng của các hãng hàng không trong nước, ngày nay rất ít người đi tàu.
Ra khỏi thành phố
Chúng tôi ra khỏi Hà Nội vào một buổi chiều mưa, bắt đầu cuộc hành trình về phía Nam.
Đầu tiên, chúng tôi đi qua các vùng ngoại ô của thủ đô. Con tàu chạy gần đường cao tốc tới mức có thể nhìn thấy ô tô, xe máy bên ngoài cửa sổ.
Những chỗ giao cắt 10 phút một lần bắt đầu giảm dần khi tàu tới Ninh Bình – điểm đỗ lớn đầu tiên trong suốt chặng đường và cũng là cố đô của Việt Nam trong thế kỉ thứ 10.
Cảnh quan trông khác thường. Con tàu chầm chậm đi qua, cắt một đường qua những cánh đồng lúa xanh.
Chúng tôi tiếp tục đi về phía Nam qua Khu Phi quân sự - đường chia cắt chính thức cho tới khi thống nhất đất nước năm 1975. Qua sông Bến Hải, chúng tôi bước vào nơi từng được gọi là miền Nam Việt Nam.
Mặt trời lặn và tôi tới chỗ ngủ của mình dành cho buổi tối. Tôi mua loại ghế nằm cứng – một gian có 6 giường. Tôi chung ngăn với một cặp đôi trẻ và một vài phụ nữ cao tuổi.
Sau một cuộc trò chuyện ngắn với nhau, họ mời tôi ăn mì tôm.
Tôi từ chối và tự hào lấy một chiếc sandwich trong túi ra. Những cụ bà ngoáy mũi.
“Không tốt! Chỉ ăn bánh mì không có sức” – một cậu cháu trai nói.
Đêm của một ngày mệt mỏi
Loại ghế nằm cứng ít nhất cũng giúp tôi nghỉ được đôi chút,
mặc dù phải chịu đựng tiếng ngáy ngủ của những hành khách xung quanh.
Một cặp đôi sinh viên đi từ Thanh Hóa vào Sài Gòn để bắt đầu năm học mới ở
trường đại học. Quãng đường của họ dài khoảng 1.550 km và họ chọn ghế ngồi cứng.
Bùi, 26 tuổi – đang học để trở thành một linh mục – nói: “Tàu chạy ổn. Đi như
thế này là bình thường với tôi. Cảnh đẹp nhưng đồ ăn trên tàu hơi đắt. Sáng nay
tôi bị đau lưng”.
Cảnh nhìn từ cửa sổ khi qua Đèo Hải Vân |
“Tôi chưa bao giờ đi lâu hơn một giờ bằng tàu hỏa”.
Điều duy nhất cô than phiền là ít khách trên toa của mình.
Cô nói: “Khách du lịch thích máy bay hơn vì nó nhanh và sạch hơn nhiều. Nhưng thật tiếc khi họ không đi tàu nữa. Tôi thích gặp gỡ và nói chuyện với họ trong chuyến đi”.
Cảnh đẹp qua cửa sổ
Tuyến đường từ Huế vào Đà Nẵng – được gọi là Đèo Hải Vân – nổi tiếng với vẻ đẹp của nó.
Đi qua đường hầm được đào trong sườn núi ôm lấy bờ biển, ai cũng hướng về phía cửa sổ để ngắm cảnh.
Ở Đà Nẵng, nhà ga chật kín những người bán hàng rong, các quầy hàng thực phẩm và những người chào hàng từ các công ty du lịch đang đón khách về khách sạn của mình ở gần Hội An – một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Thành phố có mặt trong danh sách Di sản thế giới này quanh năm đông khách và từ nhà ga đi chỉ mất một chuyến xe buýt ngắn là tới nơi. Có một vài du khách đang đợi tàu.
Erin, 26 tuổi, tới từ California đang có kì nghỉ dài 2 tuần cùng với một vài người bạn. Họ đang cố gắng thăm thú Việt Nam càng nhiều càng tốt.
“Đi tàu hỏa ở Mỹ quá đắt đỏ, vì thế chúng tôi không có cơ hội để làm việc đó thường xuyên” – cô nói.
Điểm dừng cuối cùng
Sau đêm thứ hai, chúng tôi tỉnh dậy và cách Sài Gòn khoảng 100km. Những cánh đồng lúa tiếp tục được thấy bên ngoài cửa sổ, nhưng khi chúng tôi tới gần thành phố hơn, cảnh ngoại ô lại đi vào tầm nhìn. Bước vào Biên Hòa, những dấu hiệu của cuộc sống thành phố càng trở nên rõ ràng hơn.
Giá ghế nằm cứng từ Hà Nội vào Sài Gòn có giá khoảng 70 USD. Thời gian chuyến đi
phụ thuộc vào từng loại tàu |
Cuối cùng, chúng tôi xuống tàu vào lúc Mặt trời mọc ở nhà ga Sài Gòn. So với chuyến tàu chậm, những toa xe cũ kĩ và nhà vệ sinh bẩn thỉu của nó thì thành phố này có vẻ sạch sẽ và rộng rãi hơn. Nhưng đó chỉ là những điều vụn vặt.
Đi tàu ở Việt Nam buộc bạn phải hòa đồng cùng mọi người, chia sẻ chuyến đi, ăn đồ ăn của họ, trông con cái giúp họ, trải nghiệm những điều mà ít du khách nào có được trong thời đại của du lịch hàng không tốc độ cao.
(Theo Bee.net.vn/CNN)