Sò đo cam được liệt kê vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, tại Việt Nam loài cây này vẫn được trồng và trổ hoa khoe sắc ở nhiều tuyến đường, công viên…bất chấp những lời cảnh báo.
TIN BÀI KHÁC
Hôm nay chẩn bệnh cô gái hóa bà lão
Hoa hậu rềnh rang, từ thiện được 1,5 triệu đồng
Bón cơm cho người… chết!
Liên tiếp xe điên đâm kinh hoàng trên phố
Báo lớn đưa tít giật gân: Người tuyết tồn tại
Ngôi làng ở TQ vung 9.800 tỷ đồng xây khách sạn
Đẹp nhưng độc
Sò đo cam có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Phi, tên khoa học là Spathodea Campanulata. Ở Việt Nam cây này còn có tên gọi khác là: Chuông đỏ, đỉnh phượng hoàng, phượng hoàng đỏ, hồng kỳ, tulip châu Phi, uất kim hương châu Phi.... Đây là loài cây gỗ nhỡ, hoa từng cụm màu vàng đậm hay đỏ cam, hạt có cánh nên phát tán theo gió và nẩy mầm rất nhanh. Nó thuộc loài cây thân gỗ cao 15-20m, tán lá rậm hình tròn, lá mọc đối kép lông chim, quả nang đứng, hạt nhiều.
Nhiều cây sò đo cam trên đường cao tốc tỉnh Lâm Đồng (Nguồn: Thanh niên) |
Năm 2003, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đưa sò đo cam vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi chúng thích nghi, phát triển, tăng nhanh số lượng cá thể trong hệ sinh thái hoặc nơi sống mới, gây ra sự thay đổi về cấu trúc quần xã, đe dọa đa dạng sinh học bản địa.
Do dễ trồng, lớn nhanh, cho hoa bền và đẹp nên vài năm gần đây loài cây này vẫn được đưa về trồng tại Việt Nam |
Năm 2004, một nhóm sinh viên Khoa Môi trường (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) triển khai đề tài nghiên cứu Sinh vật ngoại lai xâm hại và cũng nhận định: Sò đo cam là loài cây chịu bóng, màu sắc sặc sỡ, lấn chiếm các vùng đất nông nghiệp bị bỏ hoang và khu rừng rậm. Chúng thích hợp ở những vùng ẩm và ướt từ mực nước biển đến độ cao gần 1.000m. Đây là loài xâm thực gây hại ở Hawaii, Fiji, Polynesia và Samoa. Hạt được phát tán nhờ gió và nảy mầm rất nhanh...
“Khoe sắc” ở Việt Nam
Tuy nhiên do lớn nhanh, cho hoa bền và đẹp nên vài năm gần đây loài cây này vẫn được đưa về trồng tại Việt Nam. Theo người dân thì đây là cây dễ trồng, phát triển nhanh, mặt khác chỉ trồng trên các tuyến đường vào khu du lịch, công viên, đường phố nên khó bị ảnh hưởng bởi tác động của sự xâm hại. Thế nhưng thực tế, sò đo cam được trồng nhiều ở những nơi dễ phát tán hạt, thiết lập quần thể như dọc quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên thôn mà xung quanh có đất hoang rộng nên loài cây này có rất nhiều cơ hội lan rộng.
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, chỉ tính riêng trong hai năm (2010 và 2011) trên địa bàn tỉnh đã trồng đến 5.368 cây sò đo cam. Bởi vậy, tháng 10/2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã phải có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố hạn chế trồng cây sò đo cam.
Không chỉ có sò đò cam…
Báo Tiền phong ngày 10/10/2011 có viết: “Theo tài liệu của một số tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới, nước ta là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học bị đe dọa nặng nề nhất, mà một trong những nguyên nhân là do sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai”.
Cây mai dương (Nguồn: Tạp san Thông tin KH&CN)
Không chỉ có cây sò đo cam mà trước đó, cây mai dương, một loại cây chiếm nhiều diện tích đất, cũng làm đau đầu nhiều người dân ở tỉnh Quảng Nam. Dọc các tuyến đường, kênh rạch, bờ ruộng tại một số địa bàn tỉnh Quảng Nam xuất hiện rất nhiều cây mai dương. Loại cây này phát triển rất nhanh, có tán lan rộng, trên khắp thân và lá đều có gai. Ở đâu có mai dương, các loại cây khác hầu như không phát triển được, làm cho đất bạc màu nhanh chóng.
Việc cây mai dương đang phát triển tràn lan tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam sẽ lấn chiếm đất canh tác, làm cho đất bị thoái hóa, bạc màu. Nó còn ngăn cản dòng chảy trên kênh mương, ảnh hưởng đến sản xuất. Tại một số địa phương, cây mai dương xuất hiện đã gây nên thảm họa cho người nông dân, làm thay đổi môi trường sinh thái tự nhiên. Trước thực trạng này, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, lập đề án tận diệt cây mai dương nhưng vẫn chưa hiệu quả .
Cây trúc đào (Nguồn: Yhocdoisong.vn) |
Ở Hà Nội, một loài hoa độc là hoa trúc đào cũng được trồng ở nhiều tuyến đường. Theo báo Đất Việt, hoa trúc đào độc đến mức chỉ cần uống nguồn nước mà loài hoa này rụng xuống cũng có thể gây ra vấn đề về sức khỏe. Thế nhưng, do loài hoa này đẹp nên tại Hà Nội, khi đi qua một số tuyến phố ở trung tâm như Kim Mã, Hoàng Diệu, loài cây này vẫn được trồng, trổ bông rực rỡ. Được biết, tại TP HCM, cây trúc đào đứng đầu trong danh mục các loại cây cực độc mà UBND thành phố cấm trồng trên đường phố.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học bị đe dọa nặng nề nhất. Các chuyên gia bày tỏ lo lắng, cần sớm có những nghiên cứu khoa học để xác định mức độ xâm hại của các loài cây này, tránh để rơi vào tình trạng để chúng phát triển ồ ạt thì rất khó kiểm soát.
Lê Minh Ngọc (Tổng hợp)