Với tình hình ắch tắc giao thông như hiện nay, dự kiến Hà Nội sẽ lắp 2 cây cầu
vượt bằng thép ở các ngã tư.
TIN BÀI KHÁC
Đắng lòng cảnh đóng cũi nhốt cha già giữa rừng thẳm
Nghĩa trang hoạn quan duy nhất ở Việt Nam
Khám phá resort 170 triệu đô của tỉ phú Donald Trump
Người đàn ông có “cậu nhỏ” 45kg
Kết luận bất ngờ vụ con trai ông Phạm Nhật Vượng tỏ tình
Nghĩa trang hoạn quan duy nhất ở Việt Nam
Khám phá resort 170 triệu đô của tỉ phú Donald Trump
Người đàn ông có “cậu nhỏ” 45kg
Kết luận bất ngờ vụ con trai ông Phạm Nhật Vượng tỏ tình
Trong buổi làm việc với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, ngày 20/10 Thứ trưởng Bộ
Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng cho biết, dự kiến hai cây cầu vượt lắp ghép kết
cấu thép sẽ được lắp thí điểm tại hai nút ngã tư: gồm nút giao giữa đường Huỳnh
Thúc Kháng - Thái Hà với đường Láng Hạ và nút giao giữa đường Thái Hà - Chùa Bộc
với đường Tây Sơn.
Phương án thiết kế cầu vượt lắp ghép kết cầu thép dự kiến xây tại thí điểm tại Hà Nội (Ảnh: Dân Việt) |
Cầu kết cấu thép mang lại rất nhiều lợi ích: Kết cấu thanh mảnh, dễ thi công,
thời gian thực hiện mỗi cầu chỉ hết từ 4 đến 8 tháng. Trường hợp cầu không còn
nhu cầu sử dụng vẫn có thể thu hồi lại để sử dụng cho công trình khác. Kết cấu
móng sử dụng cọc vít thép cho phép thi công nhanh, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới
môi trường.
Đối với cầu thông thường, độ dốc là 4% nhưng với những cây cầu này độ dốc kiến nghị là 5-6%, để giảm 1/3 độ dài. Mặt cắt ngang là 12m, đủ cho 4 làn xe (2 xe máy, 2 ô tô). Cầu có thể dành cho xe có trọng lượng 3 tấn. Khi thi công, các móng, cọc sẽ thực hiện tại hiện trường còn cấu kiện khác sẽ được chế tạo sẵn trong xưởng chở ra lắp ráp. Với phương tiện hiện nay trong vòng 4 tháng là có thể thi công xong cầu với chiều dài 300m. Giá thành cầu dự tính khoảng 150 tỷ đồng. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng cũng đề nghị, ngoài hai cầu trên, cần nghiên cứu bổ sung thêm cầu vượt lắp ghép tại nút Giảng Võ - Đê La Thành và Ô Chợ Dừa.
Đối với cầu thông thường, độ dốc là 4% nhưng với những cây cầu này độ dốc kiến nghị là 5-6%, để giảm 1/3 độ dài. Mặt cắt ngang là 12m, đủ cho 4 làn xe (2 xe máy, 2 ô tô). Cầu có thể dành cho xe có trọng lượng 3 tấn. Khi thi công, các móng, cọc sẽ thực hiện tại hiện trường còn cấu kiện khác sẽ được chế tạo sẵn trong xưởng chở ra lắp ráp. Với phương tiện hiện nay trong vòng 4 tháng là có thể thi công xong cầu với chiều dài 300m. Giá thành cầu dự tính khoảng 150 tỷ đồng. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng cũng đề nghị, ngoài hai cầu trên, cần nghiên cứu bổ sung thêm cầu vượt lắp ghép tại nút Giảng Võ - Đê La Thành và Ô Chợ Dừa.
Trước đó, hồi đầu tháng 3/2011, Sở GTVT Hà Nội cũng đã đưa ra phương án xây 8
cầu cạn vượt nút giao tại một số trục giao thông trọng điểm. 8 cầu cạn
sẽ được xây dựng bằng kết cấu thép. Tuy nhiên, dự án đó cho đến nay vẫn chưa
được triển khai trong khi tình hình giao thông ngày trở nên ùn tắc nghiêm trọng.
Mạng lưới 8 cầu cạn (vòng tròn) theo phương án của Sở GTVT Hà Nội (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Tại thời điểm đó, 8 nút được chọn xây cầu cạn bao gồm: nút 69 (cầu cạn trên
đường Nam Hồng vượt đường Bắc Thăng Long - Nội Bài); nút Hoàng Quốc Việt (cầu
cạn trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài vượt đầu đường Hoàng Quốc Việt); nút
Láng - Nguyễn Chí Thanh (cầu cạn trên đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng
vượt đường Láng và sông Tô Lịch); nút Láng - Lê Văn Lương (cầu cạn trên đường Lê
Văn Lương – Láng Hạ vượt đường Láng và sông Tô Lịch); nút Láng Hạ - Thái Hà (cầu
cạn trên đường Láng Hạ vượt phố Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng); nút Chùa Bộc - Tây
Sơn (cầu cạn trên đường Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng vượt đường Chùa Bộc - Phạm
Ngọc Thạch); nút Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch (cầu cạn theo hướng Chùa Bộc - Phạm
Ngọc Thạch).
Mẫn Chi (tổng hợp)