Từ một vũ nữ "nổi tiếng" trong vũ trường được nhiều khách tìm tới, cô bị đẩy ra đường rồi tìm tới con đường mại dâm.

TIN BÀI KHÁC
Đan Lê: 'Xã hội nên cởi trói cho phụ nữ'
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh
Vụ thầy 'gạ tình', nữ sinh được cấp bằng khá
Bộ trưởng Thăng đuổi tổ lái xe bắt khách quỳ
Nhật ký gái bán hoa nhiễm HIV làm hàng trăm quý ông choáng váng
Kỳ bí hang cá thần ở Sơn La
Người đứng, người chồm lên trong phòng thi
Có hay không việc thôi miên cướp vàng chấn động?
Trẻ vỡ lòng tối mắt, thạc sĩ lại “vểnh râu”

 

Trong căn phòng tối tăm nằm phía cuối cùng của dãy trọ công nhân gần Khu công nghiệp Bắc Thăng Long – Hà Nội bốc lên mùi ẩm thấp, tanh tưởi đến khó thở. Người phụ nữ nằm co ro, quặt quẹo thoi thóp thở như cố gắng gượng thêm vài ngày để ngẫm nghĩ và để sống đúng với một kiếp người trên cõi phàm trần. Chỉ một giây phút ngắn ngủi, đủ để thở thôi cũng là điều vô cùng đáng quý, quý đến cay mắt, đắng lòng.

Làm vũ nữ khi 16 tuổi

Cách đây tròn 4 năm tôi gặp Phấn trong một vũ trường hạng trung ở Hà Nội. Lúc ấy, cô là một vũ nữ khá đẹp và rất “ăn khách”, nói đúng hơn đó là thời điểm cô đang thăng hoa trong nghề của một gái vũ trường chuyên nghiệp.

Thời gian thấm thoắt 4 năm sau đó, tôi giật mình gặp Phấn khi cô đang đứng làm dáng vẫy khách trên phố Phạm Văn Đồng. Vẫn con người ấy, cách nói nhẹ nhàng dễ nghe ấy nhưng nhan sắc thì xuống cấp khủng khiếp. Mốc thời gian 4 năm trời ăn sương bán phấn đã bào mòn đi một đời người đầy khát vọng.

16 tuổi rời quê hương vùng chiêm trũng Hà Nam lên Thủ đô lập nghiệp. Tay trắng giữa nơi phồn hoa đô hội, không người thân, không trình độ Phấn xin làm phụ bếp của một hàng ăn nhỏ trên phố Nguyễn Quý Đức. Một năm trời tích cóp được một khoản tiền nho nhỏ làm vốn, cô đánh liều thuê một cửa hàng làm nơi bán băng đĩa nhạc, truyện tranh thiếu nhi. Việc kinh doanh không suôn sẻ như suy nghĩ của cô gái 17 tuổi khi cô bắt đầu nếm trải sự thất bại, thua lỗ. Không muốn trở về quê khi ra đi hơn một năm ròng lại về với tay trắng. Phấn quyết tâm bám Hà Nội thêm một thời gian để lật lại ván cờ đi sai nước.

Ảnh minh hoạ

Phấn kể: “Ngay sau đó, em làm chẳng thiếu việc gì để có tiền duy trì cuộc sống ở thành phố. May mắn xin được vào làm chân chạy bàn ở một quán bia lớn có thương hiệu. Có người thấy em xinh đẹp, trẻ trung nên giới thiệu cho em vào làm phục vụ ở vũ trường. Lần đầu tiên em nhìn thấy đồng đô la Mỹ nó như thế nào, em ao ước được cầm bỏ vào túi mình nhưng muốn có được nó thì em phải xin vào bộ phận khác. Có cơ hội em nhờ người quen nói chuyện nhờ vả quản lý thế rồi em được điều làm vũ nữ và tiếp khách VIP”.

Vũ trường là thế giới của tầng lớp ăn chơi giàu có, vì thế mà vô số những cám dỗ khiến con người ta khó cưỡng lại, Phấn không phải là trường hợp ngoại lệ. Những xấp tiền xanh đỏ luôn được những ngón tay thô lỗ luồn vào những nơi kín đáo nhất để nó được dịp khua khoắng thỏa thê. Có những đêm “ưu ái” không được lên sàn lớn mà vào phòng karaoke nhảy cho một nhóm đại gia nhìn sướng con mắt. Đối với vũ nữ thì đó là niềm hạnh phúc và may mắn cho dù có lúc bị những ma men bụng phệ đè nghẹt thở trong những khách sạn đẳng cấp 5 sao.

Những ngày sống trong ánh sáng hào nhoáng của vũ trường và nụ cười run rẩy khi cầm trên tay đến cả ngàn đô với vũ nữ như Phấn quá ngắn ngủi. Bị đuổi ra khỏi cửa vũ trường khi không biết điều với má mì khi được khách nhiều lần “boa” đẹp. Có chút buồn, hụt hẫng nhưng đành ngậm ngùi ra đi sau những cái nhìn khinh khỉnh của đồng nghiệp. Phấn cười nói, như thế là còn may vì chưa mắc vào đường dây vay lãi nếu không đời cô chấm dứt khi chia tay “nghề” vũ nữ.

Nhờ người quen giới thiệu Phấn vào đầu quân cho một quán karaoke kiêm hoạt động mại dâm núp bóng. Nhờ có kinh nghiệm nhiều năm trong vũ trường, Phấn đã quá thành thạo trong việc rút tiền từ túi đàn ông nên từ khi có cô, quán trở nên nhộn nhịp. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, chẳng biết cô có ma lực gì khiến tay bồ của chủ quán lại mê mẩn. Mỗi đêm tiếp hàng tá đàn ông nhưng hôm nào Phấn cũng dành riêng ít thời gian thừa thẹo cho gã vui vẻ rồi mới “tổng kết”.

Mụ chủ quán lồng lộn khi phát hiện ra Phấn vượt mặt, mụ chỉ đạo đàn em “tẩn” cho một trận đau đớn rồi lôi vứt ra đường. May mắn vì chưa bị cạo tóc, rạch mặt nhưng thế thôi cũng đủ để không nơi nào dám nhận cô vào làm việc. Gã bồ cũng tỏ mặt anh hùng khi không đành lòng thấy người tình lang thang nên quyết định rũ áo đi theo. Đôi tình nhân, một cave và một tên nghiện nặng bắt đầu chung chạ nhưng đó là thời gian buổi sáng còn buổi tối đến lại đèo nhau trên xe đi đến đầu cầu Thăng Long gã thả người tình ở đó để vẫy khách kiếm tiền.

Không đường quay về

Ra đứng đường vẫy khách là giai đoạn tồi tệ nhất của gái bán hoa. Người ta gọi là hàng quá đát và mang trên người vô số mầm bệnh chết người. Thế mà Phấn tính, thời gian 6 năm trời vẫy tay không biết mỏi ấy số đàn ông giúi tiền cho cô có thể lên đến 3 con số.

Không biết mệt mỏi ngay cả khi thân thể nhàu nhĩ như mảnh vải cháy nhưng cô phải rướn hết sức để kiếm tiền. Phấn bảo, thời gian càng về sau cô càng sợ, sợ một phần vì người cô sắp chẳng giống người và điều cô sợ nhất là cái gã chồng hờ nghiện lòi mắt bỏ cô mà đi.

Một gái bán hoa hàng chục năm nhưng đôi khi cũng tình cảm, cũng biết nhớ nhớ và yêu yêu cái gì đó của riêng mình. Cô khao khát một người đàn ông không biết lời mặc cả với mình, người đàn ông không ngấu nghiến nhìn cô như nuốt lấy, nuốt để mà không quan tâm đến cảm giác của một người phụ nữ.

Mặc dù biết gã bám theo cô như một kẻ ăn mày nhưng có cái quyền sai cô đi bán dâm để có tiền cho hắn hút hít. Lúc ấy cô lại thích gã chồng hờ mới lạ đời. Ở với nhau hai năm thì Phấn cũng nghiện, thế là gánh nặng lại đè lên thân người dường như chẳng ra người ấy.

Hai năm liên tiếp theo gã chồng hờ của cô bệnh tật liên miên, người lở loét rồi chết ngoài xó chợ được người ta mang xác đi đâu cô không biết. Cô đã nghỉ mấy ngày liền vì nghĩ ngợi và lo sợ, Phấn biết mình cũng dính căn bệnh như gã là “ết” chả mấy chốc cũng ra đi.

Biết thế nhưng cô đã bị trượt xuống tận chân dốc không tài nào phanh lại được. Cơn đói thuốc quằn quại lại như thúc giục đôi chân cô ra đường đứng nhưng chẳng có ma nào thèm hỏi. Cô biết cái chết của mình đang cận kề bởi có lúc chính khách mua dâm phải bỏ chạy mất dép khi mảnh vải trên người cô tuột xuống gót chân.

Ngay cả Phấn cũng hoảng sợ vì những vết lở loét ngày một lớn khiến cô trát cả hộp phấn to cũng không ngăn được cái chất vàng vàng, nhớt nhớt rỉ ra tanh nồng. Chỉ có những gã đã đi mua dâm ít tiền và bị ma men dẫn lối thì mới bập vào Phấn.

Cô còn nhớ có lần những gã công nhân ở quê ra làm phụ hồ sau khi nhậu bí tỉ mò ra phố hoa cò kè ngã giá, thấy rẻ, 120 ngàn đồng có em phục vụ cả 4 ông nên hào hứng đặt tiền. Trong cái đêm thăng hoa của 4 vị khách bình dân, Phấn biết và khẳng định có người đã nhiễm căn bệnh thế kỷ từ cô. Biết thời gian với mình không còn dài nên Phấn đã “cày” một cách “cật lực” để gom tiền bất chấp căn bệnh trong người đã đến giai đoạn cuối.

Muộn mằn

Bẵng đi nửa năm trời tôi qua phố “vẫy” tìm Phấn. Về đêm, con phố dài vẫn sáng lộng lẫy, trong góc tối, sau gốc cây vẫn thấp thoáng những bóng tóc dài lởn vởn. Táp xe vào lề đường hỏi một cô gái bán thân trên phố về Phấn, cô gái bĩu môi, trợn mắt lắc đầu không biết. Phải đến cô thứ ba tôi mới biết địa chỉ của Phấn ở. Một buổi chiều tôi tìm đến đó là một nơi kín đáo tối tăm. Tôi không thể nhận ra Phấn và cô cũng không nhận ra tôi bởi một điều cô đã quá yếu và đang nằm chờ cái chết. Cô bảo tôi tự rót nước từ bình lọc mà uống, tôi gật đầu nhưng thấy ghê ghê nghĩ về cái gì đó thật đáng sợ.

Như biết cảm giác của tôi, Phấn bảo: “Con người em tuy bệnh tật nhưng mọi thứ trong căn phòng này rất sạch sẽ, ngăn nắp đấy chứ”. Trong cách nói của Phấn cái chất bụi bặm, ngang tàng như được gột rửa đi phần nào. Tôi biết, gái bán thân trước sống nhờ nhan sắc sau đó là nhờ vào kinh nghiệm nhưng với Phấn cô vẫn sống nhờ vào cái duyên trời phú ngay cả khi cái chết đến gần. Bao nhiêu năm sống vật vờ “bán thân nuôi miệng” cô không dành ra một đồng nào gửi về quê, đến những giây phút cuối cùng này cô đang sống nhờ sự hào phóng của các “đồng nghiệp”. “Em biết chúng nó cũng chẳng sung sướng gì. Một đứa sống cùng phòng với em nó cũng có hoàn cảnh tương tự, trước đây em giúp nó giờ mình bệnh tật không làm gì được thì nó giúp lại”.

Phấn tâm sự, những ngày này bỗng dưng cô nhớ đến gã chồng hờ của mình. Giá như, bây giờ bên cô có một người đàn ông, có một gia đình thì tốt biết mấy. Và hơn lúc nào hết cô nghĩ nhiều đến cái chết, cõ lẽ cũng chết ngoài xó chợ hay nơi nào đó mà không ai thèm quan tâm. Phấn cười buồn: “Đúng là sống làm vợ người ta khi chết lại làm ma không chồng”.

Tôi bảo Phấn về quê nhà, về nơi cô đã sống hơn chục năm trời nhưng cô gạt đi và khóc. Nếu có đường về thì em đã quay về từ khi bị đuổi ra khỏi vũ trường chứ không để bây giờ mới nghĩ đến. Thời gian cô ra đứng đường đã có người ở quê biết cô và đánh tiếng đến gia đình, cha mẹ cô đã sống trong nỗi ê chề, nhục nhã với dân làng, con đường về quê của cô bị bịt kín từ lúc ấy. Giá như ngày đấy… hai từ giá như sao mà khó kêu lên được thành lời trong lúc này.

Tôi không thể tiếp tục câu chuyện khi thấy Phấn dần lả người xuống góc giường và lời chào khách không thoát ra khỏi cuống họng. Cơn mưa chiều rả rích, tôi cảm thấy con đường ra khỏi khu nhà trọ cứ sâu hun hút, rảo bước thật nhanh, thật gấp để không còn nghe tiến thờ khò khè của Phấn trong cơn đau quằn quại.

(Theo Cảnh sát toàn cầu)