3 ngày nữa (ngày 10/12), Việt Nam sẽ đón nhận hiện tượng thiên văn đáng xem nhất trong năm - nguyệt thực toàn phần. Khi đó mặt trăng bị che lấp hoàn toàn và biến thành màu đỏ ối.

TIN BÀI KHÁC

Ngày 10/12, Việt Nam sẽ đón nguyệt thực toàn phần- hiện tượng thiên văn đáng xem nhất của năm. Việt Nam và một số nước thuộc khu vực châu Á và châu Đại Dương sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn hiện tượng nguyệt thực.

3 ngày nữa Việt Nam sẽ đón nguyệt thực toàn phần, khi đó mặt trăng bị che lấp hoàn toàn và biến thành màu đỏ ối. (Ảnh: India News)

Nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu từ lúc 18 giờ 33 phút khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của trái đất, nhưng nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì trăng chỉ có màu vàng hơi tái hơn so với bình thường.

Thời điểm mà chúng ta nên bắt đầu quan sát là 19 giờ 45 phút, mặt trăng sẽ bắt đầu vào vùng bóng tối của trái đất, bắt đầu giai đoạn nguyệt thực1 phần, màu sắc của vùng bóng trái đất in trên mặt trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần.

Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 21 giờ 06 phút, toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 21 giờ 33 phút cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ sậm nhất.

Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát được pha nguyệt thực toàn phần cho đến 21 giờ 57 phút. Sau đó trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, phần ra khỏi sẽ có sắc vàng dần trở lại. Trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn và kết thúc nguyệt thực một phần vào lúc 23 giờ 18 phút.

Nguyệt thực xảy ra tối ngày 10/12 tới đây là lần thứ 2 Việt Nam đón nhận hiện tượng thiên văn này trong năm nay. Trước đó, rạng sáng ngày 16/6, Việt Nam cùng nhiều nơi trên thế giới cũng quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần trong 100 phút - dài nhất thế kỷ 21 và dài thứ 5 của thế kỷ trên toàn thế giới.

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi vào vị trí thẳng hàng với trái đất và mặt trời nên bị che khuất bởi bóng của trái đất. Khác với nhật thực, nguyệt thực kéo dài lâu hơn do bóng của trái đất khá lớn so với mặt trăng. Khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối sẽ xảy ra hiện tượng nguyệt thực một phần. Khi mặt trăng đi qua và nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối khi đó hiện tượng nguyệt thực toàn phần xuất hiện.

Chi Chi