- Những ngày gần đây, dư luận râm ran tin đồn về việc Tổng cục TDTT “yêu cầu” chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ và TTK Trần Quốc Tuấn từ chức. Về nguyên tắc, nếu điều này là sự thật thì bóng đá Việt Nam hoàn toàn có thể đối mặt với án phạt nặng từ FIFA.
TIN BÀI KHÁC
Theo các quy định của FIFA thì các LĐBĐ quốc gia là các tổ chức xã hội phi chính trị và bất cứ động thái nào của chính quyền tác động đến các vị trí lãnh đạo, các điều hành quản lý của LĐBĐ thì bóng đá nước đó sẽ lập tức bị “cấm vận” trên bình diện quốc tế.
Do vậy, nếu việc phía Tổng cục TDTT yêu cầu hai lãnh đạo chủ chốt của VFF từ chức mà đến tai của FIFA thì chắc chắn, bóng đá Việt Nam sẽ phải vắng mặt một thời gian không hề ngắn ở các giải đấu quốc tế.
Nhưng đó là về mặt lý thuyết, còn trên thực tế dù có điều gì xảy ra đi nữa thì FIFA cũng khó lòng có thể phạt được bóng đá Việt Nam. Lý do là bởi mô hình của VFF, đặc biệt là công tác nhân sự từ nhiều năm trở lại đây đã tồn tại “luật bất thành văn”, rằng gần như tất cả các lãnh đạo đều là người của Tổng cục TDTT. Ví dụ tiêu biểu nhất là trường hợp của TTK Trần Quốc Tuấn. Ông Tuấn lúc này mang hàm Vụ trưởng ở Tổng cục TDTT nhưng nhận lệnh biệt phái để sang điều hành công việc của VFF.
Chính vì lẽ đó, khi có “tác động” của lãnh đạo cấp trên từ Tổng cục TDTT thì “cấp dưới” khó lòng có thể từ chối. Con đường sự nghiệp của những cá nhân như ông Hỷ và ông Tuấn không đặt hết ở VFF (làm việc theo nhiệm kì) mà quan trọng hơn, nằm ở Tổng cục TDTT.
Thế nên, dù lãnh đạo Tổng cục TDTT đăng đàn khẳng định rằng họ không hề có quyền can thiệp vào nhân sự của VFF nhưng thực tế như thế nào thì ai cũng có thể đoán được. “Yêu cầu từ chức” ở đây không phải là một mệnh lệnh hành chính mà là mệnh lệnh “ngầm”. Mà khi đã là “ngầm” thì chẳng dễ gì có bằng chứng xác đáng để FIFA đưa ra bất cứ án phạt nào.
Câu chuyện chỉ đến tai FIFA nếu như những người bị mất chức đâm đơn kiện giống như trường hợp của LĐBĐ Indonesia hồi giữa năm nay. Nhưng gần như chắc chắn, ông Hỷ và ông Tuấn chẳng đáng phải làm điều ấy bởi họ “tự nguyện từ chức” cơ mà? Vậy mới nói, FIFA dù có quyền lực đến mấy cũng không thể phạt bóng đá Việt Nam trong tình huống này.
Mai Hương
TIN BÀI KHÁC
Kỳ án huyệt trai trinh: Chỉ còn chờ Quốc hội
Tháng 1/2012 sẽ xét xử Lê Văn Luyện?
Lê Hoàng: Nghề giám khảo nguy hiểm như cưa bom
Hoảng hồn hổ dữ vượt ngục tại sở thú HN
Kỳ án hiếp dâm: Chúng tôi chết thêm lần nữa
Chung cư cao cấp: "Cái chết" được báo trước
Tháng 1/2012 sẽ xét xử Lê Văn Luyện?
Lê Hoàng: Nghề giám khảo nguy hiểm như cưa bom
Hoảng hồn hổ dữ vượt ngục tại sở thú HN
Kỳ án hiếp dâm: Chúng tôi chết thêm lần nữa
Chung cư cao cấp: "Cái chết" được báo trước
Theo các quy định của FIFA thì các LĐBĐ quốc gia là các tổ chức xã hội phi chính trị và bất cứ động thái nào của chính quyền tác động đến các vị trí lãnh đạo, các điều hành quản lý của LĐBĐ thì bóng đá nước đó sẽ lập tức bị “cấm vận” trên bình diện quốc tế.
Do vậy, nếu việc phía Tổng cục TDTT yêu cầu hai lãnh đạo chủ chốt của VFF từ chức mà đến tai của FIFA thì chắc chắn, bóng đá Việt Nam sẽ phải vắng mặt một thời gian không hề ngắn ở các giải đấu quốc tế.
Nhưng đó là về mặt lý thuyết, còn trên thực tế dù có điều gì xảy ra đi nữa thì FIFA cũng khó lòng có thể phạt được bóng đá Việt Nam. Lý do là bởi mô hình của VFF, đặc biệt là công tác nhân sự từ nhiều năm trở lại đây đã tồn tại “luật bất thành văn”, rằng gần như tất cả các lãnh đạo đều là người của Tổng cục TDTT. Ví dụ tiêu biểu nhất là trường hợp của TTK Trần Quốc Tuấn. Ông Tuấn lúc này mang hàm Vụ trưởng ở Tổng cục TDTT nhưng nhận lệnh biệt phái để sang điều hành công việc của VFF.
FIFA rất khó để phạt bóng đá Việt Nam trong trường hợp ông Hỷ và ông Tuấn từ chức |
Chính vì lẽ đó, khi có “tác động” của lãnh đạo cấp trên từ Tổng cục TDTT thì “cấp dưới” khó lòng có thể từ chối. Con đường sự nghiệp của những cá nhân như ông Hỷ và ông Tuấn không đặt hết ở VFF (làm việc theo nhiệm kì) mà quan trọng hơn, nằm ở Tổng cục TDTT.
Thế nên, dù lãnh đạo Tổng cục TDTT đăng đàn khẳng định rằng họ không hề có quyền can thiệp vào nhân sự của VFF nhưng thực tế như thế nào thì ai cũng có thể đoán được. “Yêu cầu từ chức” ở đây không phải là một mệnh lệnh hành chính mà là mệnh lệnh “ngầm”. Mà khi đã là “ngầm” thì chẳng dễ gì có bằng chứng xác đáng để FIFA đưa ra bất cứ án phạt nào.
Câu chuyện chỉ đến tai FIFA nếu như những người bị mất chức đâm đơn kiện giống như trường hợp của LĐBĐ Indonesia hồi giữa năm nay. Nhưng gần như chắc chắn, ông Hỷ và ông Tuấn chẳng đáng phải làm điều ấy bởi họ “tự nguyện từ chức” cơ mà? Vậy mới nói, FIFA dù có quyền lực đến mấy cũng không thể phạt bóng đá Việt Nam trong tình huống này.
Mai Hương