Nhắc đến Trấn Vũ, người ta nghĩ đến đền Quán Thánh, nơi có pho tượng đồng thánh Huyền Thiên Trấn Vũ quý giá. Nhưng ít ai biết rằng, ở Ngọc Trì, Thạch Bàn, Gia Lâm, Hà Nội cũng có một pho như thế với quy mô và kiến trúc mang nhiều nét tương đồng.
TIN BÀI KHÁC
Vũ Khắc Tiệp 'chằng' tiền phạt Sở VH-TT&DL
Thuỷ Tiên chưa biết lúc nào cưới Công Vinh
TP.HCM: 1 phụ nữ khỏa thân lao từ tầng 3 xuống đất
Bi hài kỳ án lấy vợ trẻ con vì mặc nhầm quần
Quan đánh cờ bạc tỉ bị đình chỉ công tác
Hà Nội: Phát hiện 23 tấn chân bò thối
Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng nặng 4 tấn
Thần Trấn Vũ có thể coi là hình ảnh giao thoa giữa hai nền văn hóa, vừa mang đậm truyền thuyết dân gian Việt Nam lại pha chút văn hóa Trung Quốc. Trong thần thoại Trung Quốc ghi lại thần Trấn Vũ được Ngọc Hoàng giao cho cai quản phương Bắc, lo việc mưa, gió, có bộ hạ theo hầu là rắn và rùa. Cũng bởi vậy, hình ảnh thần Trấn Vũ thường xuất hiện cùng biểu tượng quy, xà. Còn trong truyền thuyết của Việt Nam, thần Trấn Vũ là vị thần có công giúp An Dương Vương trừ tinh bạch kê quấy rối việc xây dựng thành Cổ Loa.
Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng nặng 4 tấn. |
Những người dân trong thôn Ngọc Trì luôn coi bức tượng khổng lồ bằng đồng như một bảo vật. Dân trong làng thuộc làu câu chuyện vua Lê Thánh Tông (1460-1497) trên đường đem quân đi chinh phạt phương Nam có nghỉ chân tại Cự Linh (tên gọi xưa của vùng đất Ngọc Trì). Đêm ấy, thánh Trấn Vũ hiển linh báo mộng phù trợ nhà vua. Nhân cái tích ấy, sau khi chiến thắng, vua cho lập đền và tạc tượng thờ, gọi là Hiển linh Trấn Vũ quán. Đền được xây dựng trên thế đất linh với “quy xà hội tụ”. Trước mặt là cánh đồng rộng có gò đất như hình rùa đang phục trước đền. Ôm trọn phía sau ngôi đền là con đê sông Hồng cao uốn lượn.
Theo PGS.TS Trần Lâm Biền, nếu để ý, phần lớn các khu vực gần đê sông Hồng đều có đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ với mục đích để cầu mưa thuận gió hòa, trị thủy hoặc tiêu thủy. Như vậy, không có sự khác biệt ở hai pho tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thanh hay ở Ngọc Trì. Chỉ khác nhau ở chức năng của vị thánh này khi được thờ ở hai nơi khác nhau. Như ở đền Quán Thánh là để trấn yêu ma, quỷ quái ở kinh toàn, canh giữ toàn bộ phương Bắc. Còn pho đặt ở Ngọc Trì lại chỉ có chức năng trị thủy, diệt thủy quái ở những khu vực thường bị nước lụt hoành hành.
Những trùng hợp kỳ lạ
Khi đền mới dựng, tượng Trấn Vũ tạc bằng gỗ. Nhưng để thờ suốt 292 năm thì hư hại quá nhiều. Đến thời Lê Hiển Tông thì đã không còn khả năng phục chế. Bấy giờ, Vua Lê Hiển Tông thấy pho tượng gỗ không tương xứng so với đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ bèn hạ lệnh cho người khẩn trương quyên đồng của dân chúng gần xa về đúc tượng. Các nghệ nhân đúc đồng lúc bấy giờ phải mất hơn 14 năm miệt mài lao động.
Cùng những bức tượng đất hình thù kỳ lạ. |
Cứ mỗi lần đúc xong lại thấy chưa xứng với sự uy nghi bề thế của thần Trấn Vũ, lại một lần nữa đắp đồng cho tượng cao dần lên, to dần lên và ngày càng uy nghiêm, mang hùng thái của một vị tướng canh giữ cõi Bắc. Trên tấm bia “Trấn Vũ điện bi ký” dựng năm 1820 cũng ghi lại: “Năm Đinh Sửu Cảnh Hưng (1757) đúc tượng đồng. Mỗi lần chiêm ngưỡng tượng thần lại muốn to lớn hơn nên tiết đông chí năm Mậu Thân 1788) đúc lại tượng... đến tháng tám năm Nhâm Tuất (1802) thì hoàn thành”.
Việc đúc pho tượng này cũng tồn tại hai thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng, tượng được đúc vào thời Tây Sơn, có thể lúc đầu chưa dám đúc ngay vì có thời gian nhà Tây Sơn dẹp bỏ các đền, chùa và thu chuông đồng để đúc vũ khí… Chỉ đến khi nhà Tây Sơn bỏ chính sách này, thì việc đúc tượng mới được tiếp tục tiến hành. Tuy nhiên, theo PGS. TS Trần Lâm Biền qua những dấu tích nghệ thuật trên pho tượng cho thấy, nhiều khả năng tượng được đúc từ cuối thời nhà Nguyễn, khoảng thế kỷ 19. Bởi cho đến nay chưa hề phát hiện được pho tượng thời Lê Trung Hưng nào được đúc theo lối kiến trúc, nghệ thuật như vậy.
Chẳng hạn như đường lượn sóng ở nếp áo theo hình hoa văn sen lượn qua lượn lại rất mạnh, lối nghệ thuật này phổ biến ở cuối thời nhà Nguyễn chứ không hề có ở thời Lê Trung Hưng. Ngay cả tạo hình cắm râu bằng kẽm vào tượng cũng xuất hiện rất muộn. PGS.TS khẳng định, tượng này mang nhiều chi tiết ở các kiểu tượng muộn, ít khả năng có niên đại từ thời Lê như những thông tin trước đây đã từng công bố.
Trải qua bao mưa nắng thời gian, pho tượng vẫn phần lớn bảo toàn được nguyên dạng so với dáng vẻ ban đầu. Tuy nhiên, cũng có những chi tiết đồng đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp, hoen gỉ, phần đồng lộ ra từng mảng nhỏ làm mất đi vẻ hoàn hảo vốn có của bức tượng. Mấy chục năm trước, một số hộ dân trong làng đã quyên góp tiền, sơn lên pho tượng một lớp áo bào, phủ một lớp sơn lên bề mặt tượng để bảo vệ tượng. Cũng từ đấy, pho tượng mới mang dáng vẻ như ngày nay, ngoài lớp áo bào, dưới đầu gối tượng cũng được tô vẽ họa tiết hoa sen cách điệu thành hình hổ phù tạo điểm nhấn tăng sự uy dũng cho pho tượng.
Có một sự trùng hợp kỳ lạ là pho tượng này mang nhiều nét tương đồng với tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh. Cả hai bức tượng đều được đúc trong tư thế ngồi uy nghiêm trên một bệ gạch cao, đầu để trần, mặt tròn, mắt mở to, nhìn thẳng, mày rậm, mũi to, cằm tròn, miệng khép, môi dày, có ria mép, tai to, tỏa ra dáng dấp uy nghiêm lạ lùng. Tay trái tượng để trước ngực, đang bắt quyết. Tay phải úp xuống đốc kiếm. Mũi kiếm chúc xuống chồng lên mai rùa. Pho tượng Trấn Vũ ở Ngọc Trì rộng 1,7 mét, dài 2,9 mét. Tượng cao 3,8 mét, nặng khoảng 4 tấn. Những con số gần như trùng khớp với pho tượng ở đền Quán Thánh mặc dù hai pho tượng được đúc vào hai giai đoạn khác nhau.
Ông Mai Hồng Binh - Trưởng tiểu ban quản lý di tích phường Thạch Bàn cho biết, nếu không sớm có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, di vật vô giá ở đây có thể sẽ vĩnh viễn bị lãng quên theo thời gian.
(Theo An ninh thủ đô)