- Ông Lê Tất Vinh - Giám đốc Sở VH-TTDL Hải Phòng khẳng định, lý do chính để sở không cấp phép tổ chức cuộc thi hôn là vì nó không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
>> Hôn tập thể: Người Việt có nên?
>> Thác cạn nước, phá sản “Lễ hội Tình yêu”
>> 200 người cùng hôn nhau ở Việt Nam
>> Hủy bỏ thi hôn 200 người ở Hải Phòng
>> Thác cạn nước, phá sản “Lễ hội Tình yêu”
>> 200 người cùng hôn nhau ở Việt Nam
>> Hủy bỏ thi hôn 200 người ở Hải Phòng
Thông tin trên được đăng tải trên báo TPO chiều 13/2. Theo ông Vinh, việc
Công ty Cổ phần Truyền thông Thương hiệu Vàng xin cấp phép cho cuộc thi hôn gồm
100 đôi ở sân Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) dự định được
tổ chức vào chiều 13/2 đã không được chấp nhận vì lý do không phù hợp văn hóa.
Ông Vinh cũng cho biết việc đưa ra quyết định trên là có căn cứ vì sau khi báo
chí đưa tin về sự kiện này, dư luận đã phản ứng kịch liệt.
Trong khi đó phía công ty Truyền thông Thương hiệu Vàng không đưa ra bất cứ bình
luận nào về quyết định trên nhưng cho biết họ đã mất khá nhiều công sức để chuẩn
bị cho lễ hội hôn và việc này đã khiến họ hụt hẫng và thất vọng.
Nụ hôn dài 8 phút của một cặp đôi trong ngày hội tình yêu lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Lạt vào ngày 13/2/2008 (Ảnh: SGTT) |
Trước đó như dự định cuộc thi hôn với slogan “Không có tình yêu vĩnh cửu mà chỉ
có những giây phút vĩnh cửu” sẽ được tổ chức vào đúng 14h ngày 13/2 tại Cung Văn
hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) với sự tham gia của 100 cặp đôi.
Những người tham gia lễ hội này sẽ phải viết một bản cam kết trong đó ghi rõ: “Tham gia cuộc thi nghiêm túc và văn minh. Không vi phạm luật hôn nhân gia đình” đồng thời sẽ bắt buộc phải mặc áo đồng phục.
Xung quanh vấn đề phù hợp và không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra.
Phần đa trong số đó đều tán thành với quyết định của Sở VH-TT&DL Hải Phòng. Bạn
Nguyễn Hữu Hiền chia sẻ trên VietNamNet: “Tôi thấy quyết định hủy cuộc thi
hôn tập thể trên là hoàn toàn đúng, không hay ho gì khi chúng ta là người Việt
Nam mà lại có những cuộc thi không phù hợp với nét văn hoá Á đông. Hoan hô quyết
định của ông GĐ sở VHTTDL Hải Phòng”.
Độc giả Văn Thiết cũng cho rằng: “Tôi thấy đây là một quyết định đúng đắn!
Nước ta muốn phát triển thì phải mở cửa hội nhập nhưng phải luôn biết giữ lại
những nét thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thế nào là thi hôn nhau? Điều này
không phù hợp với văn hóa nước mình”.
Dẫn chứng một số nước, khu vực đã từng không ủng hộ ngày Valentine, bạn Hương Ly
cho biết “Có tỉnh ở nước Nga còn ra luật cấm ngày Valentine, trong khi ngày
Valentine xuất xứ ở châu Âu. Vậy mà ngày không phải của Việt Nam mà lại được
tung hô, hào hứng đón chờ như là ngày lễ của Việt Nam”.
Một số ý kiến còn mạnh bạo cho rằng nên cấm những cuộc thi hôn tập thể kiểu này
vì đó là hình thức lai căng, học đòi. Nụ hôn là biểu tượng ngọt ngào, say đắm và
thiêng liêng của tình yêu, nó chỉ đẹp khi hai người tự nguyện trao gửi. Trong
khi đó tại cuộc thi này “nụ hôn đã mang nặng yếu tố “diễn”. Họ phải cố tỏ ra say
đắm đầy giả tạo. Họ hôn để được quay phim và chụp ảnh”. Một số người còn công
khai đăng tin tuyển bạn trai, bạn gái “dai sức” để tham gia lễ hội hôn. Khi ấy
nụ hôn đã không còn lành mạnh và mất đi ý nghĩa thiêng liêng.
Trong khi đó một số khác lại tỏ vẻ đồng tình, ủng hộ cuộc thi này. Bạn Hương Trà
chia sẻ: “Hiện Việt Nam mình đang rất thiếu những sân chơi dành cho giới trẻ.
Nếu tổ chức thành công, đây sẽ là sân chơi tập thể khá bổ ích để nhiều bạn trẻ
tham gia. Cuộc thi hôn tập thể tại nhiều nơi trên thế giới đã không còn xa lạ do
đó nếu được tổ chức lành mạnh, văn minh thì cũng đâu có gì đáng lên án”.
Bạn Hoàng Nguyên ở địa chỉ hoangnguenls15@... cũng cho rằng: “Trước khi Hải
Phòng có sáng kiến tổ chức cuộc thi hôn tập thể thì Đà Lạt cũng đã từng tổ chức
thành công cuộc thi này 2 lần là vào 2008 và 2010 rồi. Giờ là thời đại thế giới
phẳng, cái gì hay thì ta cũng nên tiếp thu, không nên bảo thủ quá và đã là cuộc
thi thì cái chú trọng trước tiên phải là vui và gây cảm giác thích thú cho người
tham gia”.
Minh Anh