- "Đồng chí Phạm Văn Đồng nói: Anh Văn có uy tín và ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân ta, được kính trọng và yêu quý. Đấy là người chỉ huy quân sự duy nhấ́t của nước ta xứng đáng được phong là nguyên soái", nhà thơ Việt Phương nhớ lại.

Tướng Đồng Sỹ Nguyên: Từ lúc nghe tin, tôi không ngủ được

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Người thức thời

Thủ tướng rất coi trọng ý kiến Đại tướng

Tôi được gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp lần thứ hai vào tháng 7 năm 1949, khi tôi theo đồng chí Phạm Văn Đồng từ miền Nam Trung Bộ ra chiến khu Việt Bắc và cùng đồng chí Phạm Văn Đồng đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp ở cơ quan chỉ huy của đại tướng. Năm ấy tôi 21 tuổi.

{keywords}

Đại tướng hỏi tôi có từng ở trong bộ đội không, tôi thưa là có và kể lại chuyện cuối năm 1945 tôi được từ chiến trường ra báo cáo tình hình chiến sự với Đại tướng. Thế là Đại tướng nhớ ra, nhớ cả rằng năm 1945 tôi tên khác chứ không phải tên là Việt Phương như năm 1949 (quả vậy, năm 1945 tôi tên là Trần Văn Tử).

Rồi Đại tướng bảo tôi chào kiểu quân nhân xem có còn nhớ không. Tôi chấp hành, và Đại tướng nhận xét tôi chào chưa thật đúng, cần chỉnh lại. Trong thời chiến thanh niên đã từng là lính phải giữ lấy quân phong, quân kỷ.

"Đại tướng bao giờ cũng góp ý chu đáo, cụ thể, từ bố cục, nội dung đến lời văn, còn Thủ tướng thì rất coi trọng và tiếp thu sự góp ý  của Đại tướng".

Đại tướng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng là hai người bạn rất thân. Ngoài việc gặp nhau trong các cuộc họp còn thường đến thăm gia đình nhau tại nơi ở riêng.

Thỉnh thoảng, khi ý kiến hai nhà lãnh đạo còn có chỗ khác nhau, tuy không nhiều, thì thư ký chính của Đại tướng thời đó là đồng chí Nguyễn Văn Hiếu và thư ký chính của đồng chí Phạm Văn Đồng là tôi được giao ngồi lại với nhau cân nhắc, tìm cách xử lý, tạo ra sự thống nhất, rồi báo cáo xin quyết định của hai thủ trưởng. Bao giờ sự khác nhau cũng được khắc phục.

Những bài viết của đồng chí Phạm Văn Đồng, từ các đề án công tác, các báo cáo chính trị, kinh tế, xã hội, các bài phát biểu trước Quốc Hội thường được gửi dự thảo đến các uỷ viên Bộ Chính trị để hỏi ý kiến. Đại tướng bao giờ cũng góp ý chu đáo, cụ thể, từ bố cục, nội dung đến lời văn, còn Thủ tướng thì rất coi trọng và tiếp thu sự góp ý  của Đại tướng.

Những năm cuối thế kỷ 20, đồng chí Phạm Văn Đồng viết sách về Bác Hồ, có một lần tôi nghe không đúng ý của đồng chí Phạm Văn Đồng về việc năm 1940 hai đồng chí được cử sang Trung Quốc gặp Bác Hồ, tôi ghi là đồng chi Tô đi với đồng chí Văn, thì đồng chí Tô yêu cầu sửa lại, và nói : "Đồng chi Văn và tôi, chứ không phải tôi và đồng chí Văn".

Người duy nhất xứng phong nguyên soái

Trong Chính phủ, trước đây Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngoài việc chỉ đạo chung còn phụ trách trực tiếp phần khoa học và giáo dục. Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Phó Thủ tướng và từ năm 1980 được giao phụ trách khoa học và giáo dục, đồng chí Phạm Văn Đồng nói với tôi : "Anh Văn phụ trách như thế là tôi yên tâm, anh Văn làm khoa học và giáo dục còn hơn tôi".

Những năm ấy, có mấy lần sau khi đi thăm hỏi, nói chuyện, nghe nguyện vọng của đồng bào và đồng chí ở nhiều địa phương trong cả nước, đồng chí Phạm Văn Đồng nói với tôi : "Anh Văn có uy tín và ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân ta, được kính trọng và yêu quý. Đấy là người chỉ huy quân sự duy nhấ́t của nước ta xứng đáng được phong là nguyên soái".

Tôi thường gặp  Đại tướng ở nhà riêng. Đại tướng dẫn tôi đi quanh sân rộng, vừa đi vừa nghe tôi báo cáo và nhiều lúc nói chuyện cùng tôi. Qua biết bao lần như thế, ngoài phần công tác chung, Đại tướng dạy bảo cho tôi nhiều bài học sinh động, có người thực việc thực, về trải nghiệm ở đời, về nhân cách làm người, truyền cho tôi nguồn nghị lực sống, niềm lạc quan vui sống.

Đại tướng Võ Nguyên Giá là tư lệnh của người lính trong tôi, là người thầy giáo và người anh lớn của tôi, mà tôi kính cẩn và trân trọng giữ mãi từng bài học, nâng niu từng kỷ niệm và nguyện noi theo suốt đời.

Nhà thơ Việt Phương

Tướng Giáp: Huyền thoại đã ra đi

Tướng Đồng Sỹ Nguyên: Từ lúc nghe tin, tôi không ngủ được

“Mất đi một con người như thế, không chỉ với tôi mà với toàn quân, toàn dân, với mỗi người chúng ta ngồi đây cũng đều đau lòng. Từ lúc nghe tin Đại tướng từ trần đến giờ tôi không ngủ được” – Tướng Đồng Sỹ Nguyên chia sẻ.

Anh Văn, người duy nhất xứng phong nguyên soái

"Đồng chí Phạm Văn Đồng nói: Anh Văn có uy tín và ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân ta, được kính trọng và yêu quý. Đấy là người chỉ huy quân sự duy nhấ́t của nước ta xứng đáng được phong là nguyên soái", nhà thơ Việt Phương nhớ lại.  

Tướng Giáp, Tướng McNamara và "bảo hiểm quốc gia"

Có môi trường nhằm tạo ra những thiên tài “tướng Giáp” để đương đầu với “McNamara” trong thời đại với biên giới quốc gia trở nên mong manh hơn bao giờ hết, là chìa khóa để đưa đất nước đi lên.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Người thức thời

Không chỉ là thiên tài quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một con người hết sức thức thời… 

Tướng Giáp qua hồi ức đạo diễn Nhật nổi tiếng

"Trái với những lo ngại, khi câu hỏi đầu tiên được đặt ra, mắt Tướng Giáp bỗng sáng lên. Ông nói rất dõng dạc, khúc chiết. Ông nhớ từng chi tiết, không cần giấy tờ gì cả". 

Dòng người đổ về nhà Đại tướng

Tối 5/10, rất đông người dân đã tập trung trước cửa nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 Hoàng Diệu, Hà Nội.

>> Mời độc giả ghé thăm và đóng góp ý kiến cho trang Fanpage của Tuần Việt Nam