Tôi nhớ mãi những nét chữ nắn nót, thành kính, những lời nói giản dị ôm chứa tấm lòng, tình cảm của một trong những người học trò xuất sắc nhất đối với  Bác trên quê hương của Người.

Tháng 5.1990,  kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm và làm việc tại tỉnh Nghệ Tĩnh, quê hương Bác Hồ. Điều tôi vẫn còn nhớ là chuyến thăm và làm việc đó của Đại tướng, không chỉ trong dịp 19.5 vốn rất sôi động và thu hút, mà còn tiếp tục cho đến cuối tháng 5 năm ấy.

Sáng 25.5, Đại tướng về thăm Khu Di tích Kim Liên, Nam Đàn. Qua câu chuyện, được biết đây là lần thứ 9 (trong số 12 lần) Đại tướng về thăm Kim Liên.

{keywords}

Đại tướng chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, phóng viên Đài PT-TH Nghệ Tĩnh (25.4.1991)

Vậy nhưng nhìn bước đi, ánh mắt, thái độ chăm chú lắng từng lời hướng dẫn viên của Đại tướng, ai cũng có cảm giác như Ông mới nghe, mới gặp lần đầu. Đại tướng vừa nghe, vừa ngẫm nghĩ, có lúc lại hỏi một câu và đề nghị giải thích cho mọi người cùng nghe được rõ hơn.

Sau khi thăm quê nội, quê ngoại, thắp hương tưởng niệm Bác Hồ, lãnh đạo Khu Di tích đề nghị Đại tướng ghi lưu bút vào Sổ vàng. Chúng tôi đứng vây quanh Đại tướng, hồi hộp ngắm từng dòng, từng dòng...:

"Đến thăm quê Bác nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, rất xúc động và nhớ Bác vô cùng.

Những ngày này, đồng bào và chiến sỹ, đảng viên và đoàn viên cả nước hướng về quê Bác, nguyện một lòng một dạ đi theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng và Bác đã lựa chọn.

Xây dựng nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác hằng mong ước.

Báo cáo với Bác là nhân dịp này, tấm lòng của cả loài người tiến bộ đều hướng về Bác, coi Bác như người con vĩ đại của thời đại.

Văn

25/5/90

(Võ Nguyên Giáp)"

{keywords}
Bút tích của Đại tướng

Viết xong, Đại tướng đọc lại cả đoạn, chậm rãi, rõ từng lời, vang âm như thể vọng tới anh linh Bác Hồ và mọi người cùng nghe. Đến đoạn cuối, Đại tướng đọc "Văn" và nói rất vui "Ký "Văn" thì Bác Hồ biết chắc là ai rồi!" khiến mọi người cười vui tán thưởng và khoảng cách giữa Đại tướng và mọi người càng trở nên gần gũi, thân thiết. Ai cũng hiểu và trân trọng vô cùng khi "Báo cáo với Bác", Đại tướng xưng tên "Văn" thân thuộc và chỉ nói tên, không kèm theo "Đại tướng"!

Lần đầu tiên trong đời làm báo, tôi được đi cùng Đại tướng và nhớ mãi những nét chữ nắn nót, thành kính, những lời nói giản dị ôm chứa tấm lòng, tình cảm của một trong những người học trò xuất sắc nhất đối với  Bác trên quê hương của Người.

{keywords}

Đại tướng "tác nghiệp" trước cánh báo chí Nghệ - Tĩnh (5.1990). Ảnh tư liệu của Đài PT-TH Nghệ An.

Một năm sau, tức 1991, Đại tướng lại trở về thăm quê Bác và tôi may mắn được đi cùng Đại tướng tới thăm và làm việc tại Bưu điện Nghệ -Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ-Tĩnh và Trường Đại học Sư phạm Vinh... Các cuốn Kỷ yếu cơ quan cũ của tôi vẫn in trang trọng tấm ảnh chụp Đại tướng cùng toàn thể cán bộ, phóng viên, nhân viên trước sảnh chính nhà làm việc. Một số nhà báo ở Đài từng gặp Đại tướng nên buổi đón tiếp và làm việc gần gũi như người trong nhà. Có người "khoe" tấm ảnh chụp Đại tướng "tác nghiệp" trước anh em báo chí Nghệ-Tĩnh hôm dự Đại hội Đảng bộ tỉnh tại Nhà Văn hóa lao động Vinh...

Điều tôi nhớ nhất là khi kết thúc buổi nói chuyện với hàng ngàn cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Vinh tại Hội trường lớn, tiếng vỗ tay hoan hô như sấm dậy. Đại tướng từ từ bước xuống lối đi giữa, vừa đi vừa vẫy tay chào mọi người. Lúc đó ai cũng cố vươn mình để tới thật gần Đại tướng.

Tôi tranh thủ bấm máy ghi hình khoảnh khắc tuyệt vời đó. Thật bất ngờ là Đại tướng bước gần tôi và nói thật khẽ "Cháu không cần vội. Cứ chờ Bác đến giữa mọi người và quay cảnh tất cả quây quần nhé!"

Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in lời Đại tướng ngày ấy. Đó không đơn giản chỉ là một cảnh phim thông thường, một lời dặn dò thật gần gũi dành cho một người làm báo như tôi...

Bùi Nam Sơn

Tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng đã trải qua không ít gian truân

Ông đã vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp, nhưng cũng trải qua không ít gian truân. Vào những lúc đó, ông vẫn giữ trọn niềm tin để vượt qua.

Vì sao cụ Hồ tặng ông biệt danh Văn?

Ông là người được giới văn nghệ sĩ, khoa học gần gũi để gửi gắm tâm tư những khi khó khăn, khúc mắc.

"Kế hoạch" dang dở của Đại tướng với Cựu binh Mỹ

 “Tôi tặng ông cuốn sách và ông cẩn thận lật qua từng trang. Ông có vẻ rất quan tâm đến những đoạn tôi vẽ chân dung người đồng chí và người lãnh đạo của ông, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là lần cuối cùng tôi gặp Tướng Giáp”

Tinh anh Đại tướng mãi bảo vệ Tổ quốc

 Anh linh của Người vẫn sẽ sống, bảo vệ đất nước trước mọi kẻ xâm lược, trước mọi cái ác, sự tăm tối và lầm lạc.

Hai người phụ nữ phía sau vị Tướng huyền thoại

Khoảnh khắc quay lại nhìn  vợ con trên con đường Cổ Ngư năm ấy, Võ Nguyên Giáp đã không ngờ được rằng đó là những khoảnh khắc cuối cùng ông được nhìn thấy người vợ mà ông rất đỗi yêu thương.

'Điều còn mãi' của tướng Giáp

Ít người biết, chương trình hòa nhạc "VietNamNet - Điều còn mãi" có kỷ niệm sâu sắc với một người vĩ đại vừa ra đi: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tướng Đồng Sỹ Nguyên:“Từ lúc nghe tin, tôi không ngủ được”

 “Mất đi một con người như thế, không chỉ với tôi mà với toàn quân, toàn dân, với mỗi người chúng ta ngồi đây cũng đều đau lòng. Từ lúc nghe tin Đại tướng từ trần đến giờ tôi không ngủ được”.

Tướng Giáp, McNamara và "bảo hiểm quốc gia"

Có môi trường nhằm tạo ra những thiên tài “tướng Giáp” để đương đầu với “McNamara” trong thời đại với biên giới quốc gia trở nên mong manh hơn bao giờ hết, là chìa khóa để đưa đất nước đi lên.

Đã khuất bóng một huyền thoại

Không phải chỉ vì huyền thoại khuất bóng mà sự ra đi của ông còn là sự thiếu vắng của những giá trị tinh thần, văn hóa cao đẹp, đem lại niềm kiêu hãnh vốn có của người Việt.

Anh Văn, người duy nhất xứng phong nguyên soái

Anh Văn có uy tín và ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân, được kính trọng và yêu quý. Đấy là người chỉ huy quân sự duy nhấ́t của nước ta xứng đáng được phong là nguyên soái.

>> Mời độc giả ghé thăm và đóng góp ý kiến cho trang Fanpage của Tuần Việt Nam