- "Nay Đại tướng đã đi xa, người dân ATK lập bàn thờ Đại tướng để hương hồn Đại tướng luôn ấm áp. ATK Việt Bắc luôn là nhà của Đại tướng!” - Ông Hoàng Văn Tuấn, trưởng thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang nói.

>>Quê hương thứ hai của Đại tướng

Kin khầu sẳng?

Cụ Hà Thị Sâm, nguyên Chủ tịch xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, Thái Nguyên, trong khu An toàn khu Việt Bắc xưa, vẫn chưa muốn tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mất.

{keywords}

Cơ quan Bộ tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1949 - 1954) tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Đây là trụ sở làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn phòng Tổng quân ủy và địa điểm Văn phòng Bộ tư lệnh trên đồi Khau Cuội. Tại địa điểm này nhiều kế hoạch quân sự quan trọng đã được xây dựng, trình Thường vụ Trung ương Đảng và Bác Hồ phê duyệt.

Trong tâm tưởng của cụ, bác Giáp vẫn như đang ở ngay ngoài kia, với câu tiếng Tày quen thuộc "Kin khẩu sằng?” (ăn cơm chưa?) “Bác Giáp ở Định Hóa chừng một năm, hồi đó các cán bộ phải hoạt động bí mật, không ai được lên lán của bác (Nay là di tích Bộ tổng Tư lệnh quân đội, cách nhà cụ Sâm vài chục mét – PV); nhưng mỗi lần bác Giáp ra khỏi lán, bác rất thân thiện với người dân, chào hỏi từ cụ già đến trẻ nhỏ. Bác không biết nhiều tiếng Tày, nhưng cố gắng nói để gần gũi, thân thiện với người dân hơn”. Cụ Sâm nhớ lại.

{keywords}

Bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Cơ quan Bộ tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1949 - 1954) tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, Thái Nguyên.

Trong ký ức của cụ Sâm còn tươi cả vẻ rộn ràng những buổi đi gặt lúa cùng phu nhân Đại tướng, bà Đặng Bích Hà. Cụ kể, bà Hà “con nhà thành phố, lên đây theo chồng, không thạo việc làm ruộng nương lắm, nhưng thích tham gia cùng bà con”. Khi thấy bà con vào vụ gặt, bà Hà cũng xuống tham gia “nhưng được một lúc là bà phải lên ngay vì không chịu được nắng”, cụ Sâm cười.

Có lúc Đại tướng về thấy phu nhân đang gặt lúa thì cười: “Ôi em cũng biết gặt ư?”.

“Thời gian trôi qua thật nhanh, mấy hôm trước nghe tin bác Giáp mất, tôi vẫn thấy bất ngờ. Mới đó mà mấy chục năm rồi, Đại tướng cũng trên 100 tuổi, thế mà tôi vẫn nhớ hình ảnh bác cưỡi ngựa đi qua nhà hỏi “Kin khẩu sằng?”.


{keywords}

Cụ Hà Thị Sâm, nguyên Chủ tịch xã Bảo Linh, cụ sống gần lán Đại tướng, đã từng gặp Đại tướng và Bác Hồ nhiều lần.

Cụ Sâm và người dân Bảo Linh lúc đó đâu biết rằng, cách nhà cụ vài nóc nhà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phác thảo kế hoạch tác chiến và trực tiếp trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lẫy lừng như Chiến dịch Biên giới thu đông (1950), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)...

{keywords}

Tại thôn bản này, đồi Đỏn Mỵ, thôn Bảo Biên , xã Bảo Linh, Đại tướng đã chỉ đạo kháng chiến thắng lợi từ 1946 – 1954, trở thành một trong những trung tâm đầu não quân sự của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam. Cũng tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng với Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh xây dựng các kế hoạch quân sự quan trọng trình lên thường vụ Trung ương Đảng, Hồ Chủ tịch phê duyệt, và chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn.

Cách xã Bảo Linh chừng 20km, cụ Nguyễn Thị Vân, 78 tuổi, người dân bản Nà Lọn, nay được gọi là thôn Tỉn Keo, hăng hái đưa tôi ra ‘đồi phong tướng’, là đồi Pụ Đồn, thuộc thôn Tỉn Keo, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp ngày 28/5/1948.

{keywords}

Cụ Nguyễn Thị Vân, 78 tuổi, thành viên trong đội thiếu nhi được tham gia lớp học do Bác Hồ lập ra. Sau này cụ là thành viên Hội phụ nữ cứu quốc, tham gia nuôi giấu cán bộ. Cụ sống ở bàn Nà Lọm, nay là thôn Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, Thái Nguyên, nơi diễn ra Lễ phong tướng trước đây. Chỗ cụ đứng chính là nơi trước đây diễn ra Lễ phong tướng.

Ngoài đồng chí Võ Nguyên Giáp được sắc phong Đại tướng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chủ trì Lễ phong tướng cho các đồng chí Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình trong dịp này trên cánh đồng Tỉn Keo. Đây là lễ phong tướng đầu tiên trong lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày 06/12/1953, tại đồi Tỉn Keo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tham dự cuộc họp thường vụ Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến chiến cuộc Đông Xuân (1953-1954) quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, tại cuộc họp này Đại tướng được giao là Bí thư Đảng ủy quân sự, Tổng chỉ huy trưởng chiến dịch, lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân tại chiến trường.

Trong tâm tưởng của Đại tướng, Thái Nguyên luôn được xem là quê hương thứ hai. Con gái Đại tướng, bà Võ Hạnh Phúc, từng chia sẻ, ban đầu, Đại tướng đã từng có ý định chọn căn cứ địa Việt Bắc (ở Thái Nguyên) làm nơi an nghỉ cuối cùng.

{keywords}

Nhà văn hóa thôn Tân Lập, nơi diễn ra Lễ viếng Đại tướng

Chân đồi Pụ Đồn giờ là Trường Mầm non Phú Đình, cụ Nguyễn Thị Vân là một trong những người được tham gia lớp học thiếu nhi do Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, sau này cụ tham gia Hội Phụ nữ cứu quốc. Suốt mấy thập kỷ, cụ gắn bó bên đồi Pụ Đồn, suối Tỉn Keo, nơi vẫn in kỷ niệm về Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp xưa.

ATK là nhà

Nằm trong vùng giáp ranh giữa ba tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, vùng di tích ATK Việt Bắc đã được quy hoạch bảo tồn trên 5.200km2.

 Tại thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, nhân dân trong thôn cũng tổ chức Lễ dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà văn hóa thôn, ngay cạnh Nhà di tích Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là nhà ông Hoàng Trung Dân, từng nuôi giấu Đại tướng những năm hoạt động cách mạng tại địa bàn.

{keywords}

Nhà ông Hoàng Trung Dân, đã từng nuôi giấu Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hiện nhà này được làm di tích.

{keywords}

Bàn thờ Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Di tích nhà ông Hoàng Trung Dân.

{keywords}

Cô Lý Thị Chiên, Phó trưởng ban Quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái ATK Thái Nguyên.

Bà Nông Thị Thu, 78 tuổi, con dâu ông Hoàng Trung Dân, là người trông coi hương khói bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà di tích.

“Nhân dân Tân Trào nói chung, và nhân dân ATK Việt Bắc nói chung, rất thương tiếc khi biết tin Đại tướng đã ra đi mãi nhưng cũng rất tự hào vì đã có thời gian được góp phần phục vụ Đại tướng hoạt động cách mạng. Nay Đại tướng đã đi xa, người dân ATK lập bàn thờ Đại tướng để hương hồn Đại tướng luôn ấm áp. ATK Việt Bắc luôn là nhà của Đại tướng!” - Ông Hoàng Văn Tuấn, trưởng thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang nói.

  • Bài và ảnh: Hoàng Hường

>> Mời độc giả ghé thăm và đóng góp ý kiến cho trang Fanpage của Tuần Việt Nam