Trớ trêu là khi Trung Quốc tin rằng cuộc khủng hoảng toàn cầu đã khiến cho Mỹ bị suy yếu, họ có khả năng coi những nỗ lực thỏa hiệp của Mỹ là những dấu hiệu của sự suy yếu chứ không phải là nỗ lực hòa giải, và vì vậy khiến cho việc thỏa hiệp chính sách càng trở nên khó khăn hơn.

>>Dự báo ngày suy tàn của Mỹ?

Tiếng tăm ngày nay của Trung Quốc về  sức mạnh được hưởng lợi từ những dự đoán về  nước này trong tương lai. Một số giới trẻ  Trung Quốc giờ đây sử dụng những dự đoán này để đòi hỏi một sự chia sẻ quyền lực lớn hơn. Khi cảm thấy hùng mạnh hơn, họ đòi hỏi nhiều sự thỏa hiệp hơn về những gì  họ coi là “lợi ích cốt lõi” ở  Đài Loan, Tây Tạng và Biển Đông. Một số  khó khăn nảy sinh giữa Mỹ và Trung Quốc vào cuối năm 2009 và đầu 2010 có thể được coi là do những nhận thức này.

Những dự đoán này phải được xem xét với thái độ hoài nghi. Trung Quốc vẫn bị  Mỹ bỏ xa về mặt kinh tế cũng như  quân sự, và Trung Quốc đã tập trung những chính sách của mình vào khu vực và phát triển kinh tế  đất nước. Thậm chí nếu GDP của Trung Quốc vượt Mỹ vào năm 2027 (như dự đoán của Goldman Sachs), thì hai nền kinh tế có thể ngang nhau về  quy mô nhưng không giống nhau về cơ cấu. Trung Quốc sẽ vẫn còn nhiều những vùng quê kém phát triển và sẽ bắt đầu gặp phải những vấn đề về nhân khẩu học phát sinh từ những tác động bị trì hoãn của chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ có một con mà Trung Quốc thực hiện trong thế kỷ 20.

{keywords}
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew (trái) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương trong cuộc họp. (Ảnh: Reuters)  - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/Doi-thoai-chien-luoc-va-kinh-te-My-Trung/74558.vtv#sthash.s1X9j7Fv.dpuf

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew (trái) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương trong cuộc họp. (Ảnh: Reuters) 

Hơn nữa, khi đất nước phát triển, thì tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Giả sử Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 6% và Mỹ chỉ đạt 2% sau năm 2030, thì  thu nhập bình quân trên đầu người của Trung Quốc vẫn không thể bằng Mỹ cho đến một thời điểm nào đó vào nửa cuối thế kỷ. Vì thu nhập bình quân trên đầu người là thước đo sự phát triển sâu của một nền kinh tế, nên tổng quy mô của nền kinh tế sẽ không nhất thiết  đồng nghĩa với việc nền kinh tế Trung Quốc sẽ  vượt Mỹ vào năm 2027.

Trong suốt thập kỷ qua, Trung Quốc từ nước xuất khẩu đứng thứ 9 đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế  giới, nhưng mô hình phát triển nhờ xuất khẩu của Trung Quốc có thể sẽ phải điều chỉnh khi cán cân thương mại và tài chính toàn cầu trở nên bất đồng hơn kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính gần đây.

Điều đó có nghĩa là cuộc khủng hoảng tài chính cuối cùng cũng có thể làm tổn thương sức mạnh của Trung Quốc trong trung hạn bằng cách khiến cho các nước còn lại không sẵn lòng cho phép Trung Quốc trục lợi từ thị  trường mở toàn cầu trong khi nước này không chịu tự do hóa chế độ tỉ giá, lãi suất và  các thị trường của mình. Và mặc dù nắm giữ một lượng lớn dự trữ ngoại tệ, Trung Quốc sẽ gặp phải khó khăn khi tăng ảnh hưởng tài chính của mình bằng cách cho nước ngoài vay bằng nội tệ cho đến khi Trung Quốc có một thị trường tài chính sâu rộng và cởi mở nơi lãi suất được thiết lập bởi thị trường chứ không phải bởi chính phủ.

Không giống Ấn Độ, một nước được sinh ra bởi một bản hiến pháp dân chủ, Trung Quốc vẫn chưa tìm được giải pháp cho vấn đề người dân đòi hỏi được tham gia chính trị (nếu không phải là dân chủ) vốn có xu hướng đi kèm với sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Tính chính danh của đảng cầm quyền phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế  và chủ nghĩa dân tộc của người Hán. Một vài chuyên gia lập luận rằng hệ thống chính trị  của Trung Quốc thiếu tính chính danh, phải đối mặt với nạn tham nhũng tràn lan và rất dễ bị  tổn thương bởi bất ổn chính trị nếu nền kinh tế bị sụp đổ.

Liệu Trung Quốc có thể  xây dựng được một công thức có thể giúp quản lý được tầng lớp trung lưu thành thị đang gia tăng, tình trạng bất bình đẳng vùng miền và sự  bất mãn của các dân tộc thiểu số hay không vẫn còn chưa rõ ràng. Điểm cốt lõi là không một ai, bao gồm các nhà lãnh đạo Trung Quốc, biết  được tương lai chính trị của Trung Quốc sẽ  tiến hóa thế nào và điều đó sẽ ảnh hưởng ra sao tới tăng trưởng kinh tế.

Thế hệ lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc, khi hiểu rằng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là chìa khóa của ổn định chính trị  trong nước, đã tập trung vào phát triển kinh tế và  cái họ gọi là một môi trường quốc tế  “hòa hợp” không làm gián đoạn tăng trưởng của mình. Nhưng các thế hệ lãnh đạo sẽ  thay đổi, quyền lực thường tạo ra sự ngạo mạn, và tham vọng đôi khi tăng lên cùng quyền lực. Nhiều nhà quan sát ghi nhận tình trạng chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng trong thế hệ trẻ Trung Quốc.

Khi được củng cố bởi nhận thức sai lầm về những hiệu ứng quyền lực của cuộc khủng hoảng tài chính, những thái độ đó có thể  dẫn tới những tính toán sai lầm trong chính sách của cả  Bắc Kinh và Washington. Như Kenneth Lieberthal đã viết  “Ở Trung Quốc người ta đang tin rằng khoảng cách quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc đang được thu hẹp. Dù sao đó cũng là một kiểu cường điệu của Trung Quốc”. [1] Trớ trêu là khi Trung Quốc tin rằng cuộc khủng hoảng toàn cầu đã khiến cho Mỹ bị suy yếu, họ có khả năng coi những nỗ lực thỏa hiệp của Mỹ là những dấu hiệu của sự suy yếu chứ không phải là nỗ lực hòa giải, và vì vậy khiến cho việc thỏa hiệp chính sách càng trở nên khó khăn hơn.

Hơn nữa, Châu Á cũng có sự  cân bằng quyền lực nội bộ của mình, và trong bối cảnh đó, nhiều nước tiếp tục chào đón sự  hiện diện của Mỹ trong khu vực. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đấu tranh với những hành động đáp trả của các quốc gia khác cũng như các ràng buộc tạo ra bởi mục tiêu tăng trưởng kinh tế và  nhu cầu đối với các thị trường và nguồn lực bên ngoài của mình. Một Trung Quốc với thái độ quân sự hiếu chiến có thể tạo ra một liên minh đối lập từ các nước láng giềng khiến cho sức mạnh cứng và sức mạnh mềm của Trung Quốc bị suy yếu. Một cuộc thăm dò từ 16 quốc gia trên thế giới cho thấy một thái độ lạc quan về sự trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế, chứ không phải trong lĩnh vực quân sự. [2]

Thực tế rằng Trung Quốc chưa thể  trở thành đối thủ cạnh tranh ngang sức với Mỹ  trên đấu trường thế giới không có nghĩa là Trung Quốc không thể thách thức Mỹ trong phạm vi Châu Á, và nguy cơ xung đột không bao giờ nên bị loại bỏ hoàn toàn. Nhưng Bill Clinton cơ bản đã đúng khi ông nói với Giang Trạch Dân vào năm 1995 rằng Mỹ lo sợ thấy một Trung Quốc suy yếu hơn là sợ một Trung Quốc hùng mạnh.

Do cả Trung Quốc và Mỹ phải đối mặt với những thách thức toàn cầu, cả hai đều đạt được rất nhiều nếu hợp tác với nhau. Nhưng sự  kiêu ngạo và chủ nghĩa dân tộc của một bộ  phận người Trung Quốc, cũng như nỗi sợ hãi không cần thiết về sự suy yếu của một bộ phận người Mỹ, đã khiến cho việc đảm bảo một tương lai như vậy trở nên khó khăn. Suy đoán tương lai dài hạn một cách sai lầm căn cứ theo những sự kiện ngắn hạn có tính chu kỳ như  cuộc khủng hoảng tài chính gần đây có thể  dẫn tới những tính toán chính sách sai lầm đắt giá.

GS Joseph S. Nye Jr.

(Nguyên hiệu trưởng Trường Hành chính John F. Kennedy, thuộc Đại học Harvard, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ).

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Ngân; Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp. Tài liệu được đăng từ website nghiencuuquocte.net

------------------------

Chú thích:

[1] Kenneth Lieberthal trích trong Bruce Stokes, “China’s New Red Line at Sea,” National Journal, 03/07/2010, trang 43.

[2] Zixiao Yang và David Zweig, “Does Anti-Americanism Correlate to Pro-China Sentiments?” Chinese Journal of International Politics 2, số 4 (2009), các trang 457-486.

>> Mời độc giả ghé thăm và đóng góp ý kiến cho trang Fanpage của Tuần Việt Nam