Sau khi công bố kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu cho chính sách năng lượng, bao gồm nhiều kế hoạch thủy điện đầy tham vọng.

Bức tường xám xuyên qua thung lũng sông Kim Sa (thượng nguồn Dương Tử). Phía hạ lưu, dòng nước vàng lao xuống đập tràn từ nhà máy thủy điện lớn thứ ba của Trung Quốc, Xiangjiaba, nằm ở vùng giáp ranh tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.

Công trình này vốn đã tiêu tốn tới 14 tỉ mét khối bê tông, dự kiến sẽ hoàn tất năm tới, với 8 tuabin khổng lồ, mỗi tuabin 800MW. Xiangjiaba không thấm vào đâu so với 32 tuabin tại Đập Tam Hiệp, với công suất lắp đặt 22.000MW. Nhưng nó thêm một lần nữa minh chứng cho khát khao và sự hăm hở làm thủy điện của Trung Quốc.

Xa hơn trên thượng nguồn Kim Sa, một con đập khác lại đang mọc lên tại Xiluodu. Với công suất 13.600MW, nhà máy thủy điện này sẽ lớn hơn hẳn Xiangjiaba.

Sau khi công bố kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu cho chính sách năng lượng, bao gồm nhiều kế hoạch thủy điện đầy tham vọng. Thách thức đẩy tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 15% lượng tiêu dùng năng lượng chủ chốt của Trung Quốc phần lớn trông chờ vào thủy điện.

Lý do dẫn tới con số này là yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nhà máy nhiệt điện đang đầu độc bầu không khí ở nhiều thành phố. Hiện tại, than đá chiếm tỉ lệ còn lớn hơn trong sản xuất năng lượng so với mặt trời, phong điện hay năng lượng hạt nhân.

Trong khi đó, chỉ cần tăng gấp đôi thủy điện (từ 190.000MW lên 380.000MW), tổng mức năng lượng tái tạo sẽ tăng lên khoảng 10%. Về lý thuyết, để hoàn thành mục tiêu này, chỉ cần khai thác khoảng 70% tiềm năng thủy điện của Trung Quốc.

"Mỗi năm, Trung Quốc tăng công suất thủy điện lên 15GW", Yves Rannou, người đứng đầu chi nhánh Trung Quốc tại tập đoàn năng lượng điện của Pháp, cho biết. Thành tựu này thực sự ấn tượng nếu so với công suất mới sản sinh ở một số khu vực khác ngoài châu Á: 1,9GW tại Bắc Mỹ; 1,8GW ở Nam Mỹ; 0,5GW tại châu Âu và 0,3GW ở châu Phi. Cần lưu ý tại Pháp, tổng công suất thủy điện cũng chỉ lên tới 25GW.

Ở khu vực tây nam Trung Quốc hiện đã có khoảng 130 hồ chứa. Vào năm 2020, nước này đặt mục tiêu sản xuất 120.000 MW năng lượng tái tạo - phần lớn là từ thủy điện. Dĩ nhiên, chính phủ Trung Quốc luôn tuyên bố các đập nước là an toàn, tránh ô nhiễm, giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu trong tương lai, kiểm soát lũ lụt và hạn hán, cũng như nâng cao đời sống con người...

{keywords}

Công nhân làm việc trên tua-bin thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay của đập Xiangjiaba. Ảnh: Shanghai Daily

Thực tế khác xa tuyên bố

Tuy nhiên, trên thực tế, những lời khẳng định ấy là không đúng sự thực. Thay vào đó, các đập chứa khổng lồ của Trung Quốc đã ngăn dòng chảy sông, làm tăng rủi ro động đất, phá hủy cân bằng môi trường sinh thái và đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người. Các đập thủy điện đang thực hiện cuộc "ngã giá" với tự nhiên, hy sinh tự nhiên để tăng trưởng kinh tế.

Khoảng 100 đập thủy điện đang ở các giai đoạn xây dựng khác nhau hoặc lên kế hoạch tiến hành trên dòng Dương Tử và các chi lưu. Hơn 20 đập được xây dựng trên Lan Thương (sông Mekong) và còn nhiều công trình khác khởi công hay sắp hoàn thành trên các dòng sông chung với Myanmar, Ấn Độ hay Bangladesh.

Tất cả các sông đều bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng với đặc điểm địa lý không ổn định, độ cao trung bình 4.500m. Các sông chảy qua những hẻm núi dốc, nguy cơ động đất rất cao. Probe International - một tổ chức phi chính phủ Canada tháng 4/2012 cảnh báo, khoảng một nửa số đập thủy điện mới của Trung Quốc nằm trong khu vực có nguy cơ địa chấn từ cao tới rất cao, còn lại hầu hết cũng nằm trong khu vực nguy cơ vừa phải.

Bản thân các đập cũng có thể gây ra động đất. Khi đập Zipingpu khởi công trên sông Min năm 2001, các nhà địa chấn đã cảnh báo nguy cơ nhưng bị phớt lờ. Tháng 5/2008, trận động đất Vấn Xuyên 7,9 độ richter xảy ra chỉ cách hạ nguồn 5,5km làm 80.000 người thiệt mạng. Kể từ đó, hơn 50 nghiên cứu đã phát hiện ra bằng chứng hồ chứa gây ra những trận động đất nhỏ vì những thiếu sót hệ thống, và cực điểm sẽ là trận động đất lớn.

Năm năm sau, ngày 20/4/2013, động đất 7 độ richter ở Ya'an khiến gần 200 người chết, 5.000 người bị thương và hàng nghìn người mất nhà cửa. Có chuyên gia đã phân tích, trận động đất này là dư chấn của động đất Vấn Xuyên, vì thế cũng có liên quan tới đập thủy điện.

Năm 1975, đập Bản Kiều 118m trên chi lưu sông Hoài gặp mưa lớn. Thêm hàng loạt đập ở vùng hạ lưu liên tiếp tạo ra một hồ chứa rộng tới hơn 7.300km vuông. Sáu quận bị ngập lụt, 26.000 người chết vì lũ lụt, 145.000 sinh mạng ra đi sau đó vì bệnh dịch và nạn đói.

Mặc dù các đập thủy điện được coi là bớt khí thải hơn nhiệt điện, nhưng lời khẳng định của Trung Quốc rằng đập cung cấp năng lượng sạch là không xác thực. Quá trình xây dựng thủy điện khiến nhiều diện tích rừng bị phá. Sự mục nát của cây bị ngập nước và thảm thực vật trong hồ chứa cũng làm phát sinh khí thải nhà kính, lượng carbon dioxide và methane gia tăng từ bề mặt hồ chứa...

{keywords}

Cảnh sát Trung Quốc tuần tra trên đập Tam Hiệp khổng lồ. Ảnh: Xiao Yijiu/Corbis

Bảo vệ hay tổn hại cho dân?

Những con đập khổng lồ cũng không bảo vệ được người dân khỏi lũ lụt hay hạn hán. Chúng trữ nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô, làm đảo lộn dòng chảy tự nhiên của sông. Kể từ khi Đập Tam Hiệp hoàn thành, Hồ Động Đình ở Hồ Nam và Hồ Bà Dương ở Giang Tây từng là nơi chứa nước Dương Tử đã bị sụt giảm nghiêm trọng và rất nhiều hồ nhỏ hơn khác đã hoàn toàn biến mất.

Suốt nạn lụt kỷ lục mùa hè năm 2010, hồ chứa Tam Hiệp tăng tới 12m trên mức báo động. Để bảo vệ đập, các nhà vận hành đã mở cửa xả lũ tối đa, khiến 968 người chết, 507 người mất tích, tổn thất kinh tế vào khoảng 26 tỉ USD. Con đập lớn đã sống sót qua phép thử đầu tiên, nhưng vùng đồng bằng ngập lụt thì chưa chắc đủ sức chịu đựng cho các nạn lụt lớn trong tương lai.

Vùng đồng bằng vào mùa khô hạn, khi mực nước các con sông sụt giảm, các nhà vận hành thủy điện lại tích nước hồ chứa. Từ tháng 1-4/2011, mực nước ở thung lũng hạ lưu Dương Tử sụt giảm nghiêm trọng, hàng nghìn thuyền bè bị mắc cạn, tình trạng thiếu điện xảy ra ở khắp khu vực trung và đông Trung Quốc. Tại thượng nguồn sông Hoàng Hà, hàng loạt đập lớn trữ nước mùa hạn, kéo theo khí hậu toàn cầu ấm nóng, đã làm trầm trọng thêm nạn hạn hán khắp đồng bằng phía bắc Trung Quốc.

Thiệt hại mà các đập gây ra cho hệ thống sinh thái sông là rất lớn, đảo ngược dòng chảy, khiến dòng chảy tự do đổ vào một hồ chứa không sự sống, giết chết cây cối thảm thực vật, ngăn chặn luồng di cư của cá dẫn tới sự diệt chủng của nhiều giống loài và phá hủy các cấu trúc được thiết lập của đời sống con người. Loài cá heo sông Trung Quốc đã bị công bố tuyệt chủng năm 2006.

Đập cũng gây ô nhiễm, các hồ chứa hóa chất, chất thải, rác thải con người và đủ mọi loại rác. Trong nạn lụt 2010, rác thải phía sau khu vực đập Tam Hiệp bao trùm tới 50.000 mét vuông, dày tới nỗi mà theo mô tả của Nhật báo Hồ Bắc là "con người có thể đi bộ trên mặt nước". Chưa để hồ chứa thủy điện giữ lại phù sa màu mỡ của sông, mà nhẽ ra hàng năm theo dòng chảy tự nhiên bồi đắp cho vùng đồng bằng khiến đất đai bị hoang hóa, nước mặn xâm nhập, các cửa sông trở nên bị ảnh hưởng hơn khi nước biển dâng...

Đập cũng làm tổn hại tới đời sống con người. Theo Nhật báo Thanh niên Trung Quốc, trong vòng nửa thế kỷ qua, khoảng 16 triệu người Trung Quốc đã phải thay đổi chỗ ở cho các dự án thủy điện và 10 triệu người sống trong đói nghèo.

Cuộc sống cộng đồng bị gián đoạn. Người dân phải di dời đến các thị trấn mới hoặc phải tái định cư trên các vùng đất hoang hóa. Riêng đập Tam Hiệp đã nhấn chìm 13 thành phố, 140 thị trấn, 1.350 làng mạc. Vào năm 2007, để phục vụ hồ chứa của đập, 1,4 triệu người phải di dời chỗ ở.

Các dự án thủy điện của Trung Quốc cũng đe dọa sinh kế người dân nhiều quốc gia khác. Nước này tiếp tục xây dựng các công trình đập khổng lồ mà không tham vấn các quốc gia láng giềng hạ nguồn.

Trên dòng Mekong, các đập Trung Quốc đang ảnh hưởng lớn tới nông nghiệp và nghề cá. Tại Lào và Thái Lan, mùa màng thường xuyên tổn hại trước lúc thu hoạch vì đập thượng nguồn xả nước. Dòng phù sa màu mỡ cũng không còn vươn tới tiểu vùng Mekong. Ấn Độ và Bangladesh cũng chịu chung số phận.

Một số chuyên gia đánh giá, công cuộc xây dựng thủy điện chưa từng có của Trung Quốc đang nhạo báng lại chính kế hoạch 5 năm gần đây khi đặt ra trọng tâm phát triển năng lượng sạch, giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

Minh Tâm (tổng hợp)

Quy trình đúng, sao thảm họa vẫn ập xuống?

 Không phải ngẫu nhiên mà người ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả!

Thủy điện không sinh nước sao gây lụt được?

Mấy cái hồ của các nhà máy thủy điện ở miền Trung thuộc loại nhỏ, có vỡ cũng chẳng gây  thêm ảnh hưởng gì đáng kể - Một góc nhìn khác về thủy điện trong lũ.

'Thủy điện 'con cóc', vỡ cũng không ăn thua'

“Các nhà máy thủyđiện ở miền Trung trong vùng lũ vừa qua rất nhỏ, nhỏ lắm. Kể cả khi bị vỡ đậpthì lượng nước hữu dụng trong hồ cũng chẳng tác động đáng kể đến  cơn lũ”

Còn nỗi sợ lớn hơn cả lũ cuốn

"Xả lũ đã gây hậu quả lớn, nhưng câu chuyện quan trọng nữa là những đập ấy có đứng vững trước thiên tai không, đứng vững đến bao giờ."