Năm 2013 là năm con Rắn theo quan niệm của người Trung Quốc, năm của những thời khắc thay đổi lớn lao và biến động.

>> Đến các cường quốc cũng phải 'nịnh' Trung Quốc?

>> Trung Quốc đẩy Nga vào 'vòng tay' Nhật?

>> Nếu Nhật Bản nhận Bắc Kinh làm 'bá chủ' mới?

Chuyển giao quyền lực

{keywords}

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh: Teleghraph

Tháng 3, ông Tập Cận Bình chính thức trở thành Chủ tịch Trung Quốc, hoàn tất quá trình chuyển giao quyền lực bắt đầu từ mùa thu trước khi ông trở thành Tổng bí thư và kiểm soát Quân ủy Trung ương. Là con trai của ông Tập Trọng Huân - một quan chức cấp cao thời Mao Trạch Đông - ông Tập Cận Bình (cùng với người vợ rất nổi tiếng và xinh đẹp) đại diện cho một sự đột phá, bước ngoặt so với tầng lớp tiền nhiệm nghiêm khắc, mang phong thái quản lý chuyên nghiệp thời ông Hồ Cẩm Đào.

Nắm giữ quyền lực cấp cao nhất, ông Tập thông qua "giấc mơ Trung Hoa" như khẩu hiệu của đất nước, tái khẳng định cảm giác về một quốc gia vĩ đại, và trên hết là thuyết Trung Quốc làm trung tâm.

Về chính trị, ông Tập nêu cao nhiệm vụ chống tham nhũng - vấn đề ông coi là có nguy cơ đe dọa sự tồn vong của đảng cầm quyền. Trong ba thập niên tăng trưởng kinh tế, tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc - cấp địa phương cũng như quốc gia - cũng trở nên giàu có nhanh chóng thông qua mạng lưới bảo trợ mập mờ, cũng như hàng loạt đặc quyền như xe sang, giáo dục ở nước ngoài.

Ông Tập đã ban hành nhiều lệnh cấm quan chức hưởng lạc như tiệc tùng sang trọng, xe hơi đẳng cấp, khuyến khích các thành viên trong đảng cầm quyền tuân thủ "bốn món ăn và một món canh" và cân nhắc dùng xe chung. Tuy nhiên, cho tới nay, ông chưa thể hiện rõ khả năng chống tham nhũng từ gốc rễ: mối quan hệ dây mơ rễ má giữa kinh doanh và chính trị.

Dù sao, dường như ông đã thành công trong việc tập trung quyền lực. Trong phiên họp toàn thế thứ ba hồi tháng 11, đảng cầm quyền Trung Quốc tuyên bố thành lập hai lực lượng đặc biệt mới (về an ninh quốc gia và kinh tế), sẽ giúp sắp xếp và giải quyết việc ra quyết định ở cấp cao nhất của đội ngũ chính trị. Những động thái này báo hiệu rằng, ông Tập nắm trong tay nhiều quyền lực hơn người tiền nhiệm và có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Cải cách kinh tế và xã hội

{keywords}

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương CPC Tập Cận Bình (giữa) cùng các đại biểu khác tại hội nghị Trung ương 3 khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) ngày 12/11. Ảnh: THX

Phiên họp toàn thể lần thứ ba còn giới thiệu những thay đổi quan trọng về mặt chính sách. Bắc Kinh cũng thông báo thay đổi chế độ hộ khẩu - một hệ thống đăng ký nhân khẩu giống như bản hộ chiếu nội địa và ngăn chặn công nhân di cư hưởng các lợi ích như giáo dục, chăm sóc y tế tại các thành phố. Giờ đây, công nhân có hộ khẩu nông thôn sẽ được nới lỏng tại các thành phố cấp hai, cấp ba của Trung Quốc - kiểu cải cách trao quyền tốt hơn cho hàng triệu công dân đô thị mới ở nước này.

Phiên họp toàn thể cũng mang tới nhiều cải cách về mặt kinh tế - yêu cầu công ty nhà nước - chiếm ưu thế trong kinh tế Trung Quốc - phải đóng góp tỉ lệ lợi nhuận cao hơn cho các chương trình an sinh xã hội. Trong doanh nghiệp nhà nước, các nhà đầu tư tư nhân được nâng tỉ lệ cổ phần lên 15%.

Đáng chú ý nhất, phiên họp lần này tuyên bố nới lỏng chính sách một con của Trung Quốc, áp dụng từ năm 1979 khiến chiều hướng nhân khẩu học và xã hội của nước này phần lớn trở nên xấu hơn.

Giờ đây, các gia đình có một con có thể xin phép để con thứ hai. Mặc dù quyết định cải cách đến quá muộn để có thể đảo ngược tình trạng lực lượng lao động ngày một sụt giảm tại Trung Quốc, nó cũng giúp một hệ thống - với những hậu quả xã hội như nạn phá thai, triệt sản - trở nên dễ thở hơn.

Kinh tế phát triển chậm

Tăng trưởng GDP chỉ đạt dưới 8% trong ba quý đầu 2013 và làm dấy lên nỗi quan ngại: phép màu kinh tế Trung Quốc đã chấm dứt?

Rõ ràng là, nền kinh tế nước này đang có những vấn đề nghiêm trọng - ngân hàng sa sút, nợ công, bong bóng bất động sản... nếu tất cả không được giải quyết sẽ có thể gây ra cuộc suy thoái lớn. Thêm vào đó, Bắc Kinh cũng khá chậm trễ trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng cũ - phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư và cơ bản là không bền vững.

Tuy nhiên, GDP lại là một trong những mối lo "nhẹ nhất" với chính phủ nước này. Tình trạng bất bình đẳng thu nhập ngày một tồi tệ làm nảy sinh các vấn đề xã hội, chia rẽ các tầng lớp lại đang trỗi dậy

Khủng hoảng môi trường

{keywords}

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại TQ

Một số chuyên gia cho rằng, hình ảnh biểu tượng của một Trung Quốc hiện đại không còn là một nhà máy, mà là bầu trời ô nhiễm nguy hiểm ở Bắc Kinh và những thành phố lớn khác. Và không chỉ thế.

Tháng 1, nhiều lần, Bắc Kinh phải cảnh báo người dân ở trong nhà "vì chất lượng không khí ở mức ô nhiễm nghiêm trọng".

Tháng 3, hàng nghìn con lợn chết trôi nổi đầy sông Hoàng Phố, Thượng Hải, gây lo ngại về độ an toàn của nguồn cung cấp nước. An toàn thực phẩm cũng nghiêm trọng: Hàng loạt vụ việc như thịt chuột giả thịt cừu, bê bối dầu ăn tái chế làm dấy lên sự ghê tởm và sợ hãi hồi tháng 10...

Chính phủ Trung Quốc đã có ít nhiều tiến bộ khi thắt chặt các quy định môi trường trong năm nay, nước này cũng đầu tư lớn vào nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên, một năm sắp kết thúc (bầu trời xám xịt vẫn bao trùm Thượng Hải) thì người ta cũng nhận thấy rằng, không một vấn đề nào có khả năng tạo ra sự chia rẽ trong cộng đồng dân cư Trung Quốc hơn là một cuộc khủng hoảng môi trường.

Quan hệ Trung - Mỹ

Quan hệ Trung - Mỹ "vấp đá" vào tháng 2/2013 với những tiết lộ và cáo buộc một đơn vị thuộc quân đội Trung Quốc xâm nhập vào hệ thống dữ liệu của chính phủ và tập đoàn Mỹ. Dù thông tin này không thực sự gây bất ngờ, nhưng nó vẫn thể hiện sự phức tạp và độ sâu sắc về các khả năng mạng của Trung Quốc.

Để hàn gắn, ông Tập Cận Bình và Tổng thống Obama đã có cuộc gặp tại Mỹ. Cuộc gặp dường như khá tốt đẹp, nhưng bất đồng lại nổi lên trong tháng 6 quanh chuyện Edward Snowden ở Hong Kong với rất nhiều bí mật của chính phủ Mỹ, kể cả thông tin Mỹ do thám Trung Quốc.

Số phận Bạc Hy Lai

{keywords}
Phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai. Ảnh: Daily Mail

Phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai - cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh bị thất thế từ năm 2012 trở thành vụ bê bối chính trị nghiêm trọng nhất Trung Quốc nhiều thập niên - cuối cùng đã diễn ra tháng 8 với bản luận tội khá rõ.

Phiên xét xử có nhiều khác biệt khi thông tin dày đặc công bố trên truyền thông, minh bạch hơn mọi cuộc xét xử quan chức trong nhiều thập niên qua. Và ông Bạc Hy Lai, trái ngược với sự ăn năn hối lỗi của các quan chức thông thường, vẫn thách thức đến giây phút cuối cùng. Dù sao, đây cũng là sự chấm dứt cho một trong những sự nghiệp lẫy lừng trong hoạt động chính trị Trung Quốc

Căng thẳng trên biển

{keywords}

Căng thẳng Trung - Nhật lên đỉnh điểm tại Hoa Đông xung quanh Vùng nhận diện phòng không ADIZ.

Năm 2013, việc Trung Quốc chọn lựa dùng sức mạnh để theo đuổi tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đã vấp phải phản đối mạnh mẽ của láng giềng. Tháng 1, Philippines chính thức kiện Trung Quốc ra tòa án LHQ về Luật biển. Manila gọi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là thái quá và phi pháp.

Nhưng tranh chấp nghiêm trọng hơn lại diễn ra giữa nước này và Nhật Bản. Cuối tháng 11, căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lên tới đỉnh điểm khi Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) bao gồm cả vùng tranh chấp.

Nhật Bản lập tức phản ứng mạnh mẽ, tiếp tới là Mỹ và Hàn Quốc. Động thái của Trung Quốc cũng dẫn tới quan ngại khả năng xảy ra sự cố dẫn tới phản ứng thái quá, đối đầu nguy hiểm và xung đột quân sự. Công du châu Á sau đó không lâu, phó Tổng thống Mỹ Biden khẳng định, Mỹ không chấp nhận Vùng nhận diện phòng không mà Trung Quốc tuyên bố.

Bất ổn Tân Cương, Tây Tạng

Vị thế của Trung Quốc ở Đông Á là vấn đề quan trọng với đảng cầm quyền nước này, nhưng vẫn còn kém hơn so với ưu tiên đầu bảng: tránh bất ổn trong nước. Dù chính phủ nước này đã ngăn chặn được bất ổn lao động lan rộng - bên cạnh các cuộc biểu tình môi trường ở Côn Minh - thì khu vực Tân Cương và Tây Tạng vẫn tiếp tục là thách thức.

Một cuộc bạo động lại bùng phát ở Tân Cương cuối tháng 6 đã khiến 35 người thiệt mạng. Trong tháng 10, tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh đã xảy ra vụ tấn công tự sát khi chiếc xe jeep chở đầy bom xăng phát nổ làm 5 người chết.

Minh Tâm (theo The Atlantic)