"Giống như 25 năm trước, những thành công của Nga đa số là công lao của người lãnh đạo đất nước - khi đó là Gorbachev, còn giờ đây là Putin. Nhưng ở hai thời điểm lại có sự khác nhau hoàn toàn."

>> Putin và giấc mơ nhiều 'chông gai'

>> Ẩn ý của Putin khi thả kẻ thù số một?

>> Putin có ra tay 'cứu' tổng thống Ukraina?

LTS: Trong bài viết mới đây đăng trên tờ Vz.ru của Nga, tác giả Piotr Akolov đã đánh giá vị thế của nước mình trên trường quốc tế trong 25 năm qua, đặc biệt là năm 2013 với vai trò của tổng thống Putin. Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn này của tác giả Piotr Akolov.

Năm 2013 là năm thành công nhất đối với nước Nga trên trường quốc tế trong suốt 25 năm qua. Hơn nữa, những thành công này đạt được không phải vì chúng ta từ bỏ quan điểm của mình, mà là nhờ kiên quyết bảo vệ những niềm tin của mình. Nhưng thành công càng lớn, thì thách thức và cả mối đe dọa càng nhiều.

Trong năm qua, Nga đã thôi không còn quá lên gân lên cốt - ngay cả những người ít thiện chí nhất cũng phải thừa nhận như vậy. Còn chúng ta, ngay từ năm 1988 đã không cần phải có bất cứ một điều kiện mang tính cổ xưa kiểu Nga và không phải tự hạ mình để tự hào về những thắng lợi ngoại giao. Giống như 25 năm về trước, những thành công của chúng ta đa số là công lao của người lãnh đạo đất nước - khi đó là Gorbachev, còn giờ đây là Putin. Nhưng ở hai thời điểm lại có sự khác nhau hoàn toàn.

Cuối những năm 1980, phương Tây thừa nhận Gorbachev là do chính sách công khai và nhượng bộ, những  kỳ vọng ngây thơ và ngốc nghếch vào việc đối đầu sẽ kết thúc. Và vị Tổng Bí thư này cho rằng, vấn đề là nằm ở chỗ chúng ta, rằng họ sợ chúng ta, còn khi nào chúng ta trở nên lặng lẽ và "văn minh", thì ắt hẳn là "cộng đồng thế giới" sẽ yêu mến chúng ta.

Gorbachev, một chính khách không có kinh nghiệm và tầm nhìn đã duy ý chí nhảy vào trò chơi với phương Tây, hoàn toàn không hiểu rằng phương Tây tiếp tục chơi với ông ta một ván cờ rất cổ điển. Một trong hai siêu cường chỉ trong vài năm đã tiến hành những cuộc cải cách không hề suy tính và nhượng bộ chưa có tiền lệ nói chung đã biến siêu cường này thành một đất nước đau khổ và tan nát, bị tiêu tan bởi những kẻ liều lĩnh, phản bội và gian hùng.

Chính vì vậy, những "thành công" thời Gorbachev 25 năm xa xưa cuối cùng để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nước Nga. Giờ đây, Gorbachev chỉ còn được ngưỡng mộ ở Berlin và London, tức là ở những nơi mà người ta được hưởng lợi từ hoạt động của ông ta.

{keywords}
Ông Gorbachev (trái) và ông Putin

Còn giờ đây cả phương Tây và cả phương Đông đều thừa nhận ảnh hưởng gia tăng của Putin và nước Nga trong năm qua, nhưng không phải vì những nhượng bộ, mà là vì sự kiên quyết bảo vệ những lợi ích quốc gia và chống lại sự độc tài và hiếu chiến của kẻ bá quyền thế giới. Đây chính là vai trò của cá nhân trong lịch sử. Trong một ván bài, một kẻ yếu hiển nhiên vẫn thua, dù trong tay có các lá bài mạnh, còn kẻ mạnh sẽ thắng cuộc khi chỉ cần có những con bài rất bình thường. Nhưng đó không phải chỉ đơn giản là trò chơi kỹ thuật để giành lấy sân chơi địa chính trị với những bước đi vô hình đối với thế giới ở đằng sau sân khấu quốc tế - đó là một cuộc quyết đấu hệ tư tưởng thực sự.

Vâng, đó chính là hệ tư tưởng mà Gorbachev thực tế đã từ bỏ cách đây 25 năm trước, và chính điều đó đã tiên liệu sự thất bại của ông ta hay không?  Hoàn toàn không có gì là giá trị quốc gia và lịch sử, mà chỉ có mỗi giá trị toàn nhân loại. Khi không có thế giới quan của chính mình, quan điểm về lịch sử và trật tự thế giới, ông Gorbachev trở thành tay sai nằm trong tay những kẻ có niềm tin riêng của mình, nhưng lại cực kỳ nguy hiểm đối với nước Nga.

Còn Putin thì hoàn toàn ngược lại. Năm qua, ông ngày càng nói nhiều đến hệ tư tưởng, đến những giá trị và suy nghĩ - và nhiều người có cảm tưởng ông là nhà kỹ trị và thực dụng. Trong bài phát biểu của mình tại Câu lạc bộ Valdai tháng 9/2013, ông chủ yếu nói đến những truyền thống dân tộc, đến chủ nghĩa yêu nước và những mối đe dọa tư tưởng:

"Thách thức nghiêm trọng đối với sự đồng nhất Nga là những sự kiện diễn ra trên thế giới. Ở đây có cả những khía cạnh của chính sách đối ngoại và cả đạo đức. Chúng ta nhận thấy nhiều nước ở châu Âu - Đại Tây dương thực tế đang đi theo con đường từ bỏ những giá trị cốt lõi của mình, kể cả những giá trị Cơ đốc giáo vốn là cơ sở của nền văn minh phương Tây", Putin nhấn mạnh. "Những nguyên lý đạo đức và bất cứ một sự đồng nhất truyền thống nào: dân tộc, văn hóa, tôn giáo và thậm chí cả giới tính cũng đều bị phủ nhận. Một chính sách chỉ dựa vào một mức độ gia đình đông con và đối tác đồng giới, niềm tin vào Chúa trời hoặc Quỷ Sa tăng...

Và họ đang ngông cuồng áp đặt mô hình này với tất cả, với toàn thế giới. Tôi tin chắc chắn rằng đây là con đường trực tiếp dẫn tới sự suy đồi và thoái hóa, dẫn tới một cuộc khủng hoảng nhân chủng và đạo đức sâu sắc".

Thực tế, Putin phát biểu giống như người phản đối toàn cầu hóa. Hơn nữa, không phải là người chống toàn cầu hóa tả khuynh, theo xu hướng xã hội chủ nghĩa giống như Hugo Chaves đã qua đời năm 2013 với cái chết đầy bí ẩn, mà giống như người chống toàn cầu hóa bảo thủ, truyền thống. Những ám chỉ của ông Putin nhằm vào việc phương Tây từ bỏ cái gốc rễ để chạy theo một sự khoan dung cằn cỗi không hề có một chút không chân thực nào.

Ông Putin thực tế cũng nói đến những giá trị của nhân loại, nhưng nếu đối với Gorbachev xa rời những cái gốc dân tộc là "những giá trị dân chủ" trừu tượng và "hòa bình trên toàn thế giới", thì đối với Putin đó là những sự việc cụ thể: cái thiện và cái ác, là tránh xa sự suy đồi của con người, tránh xa việc hủy hoại gia đình và những đặc điểm dân tộc, là tính chất đa dạng văn minh của thế giới.

Putin không chỉ đơn thuần ủng hộ một thế giới đa cực, mà là một thế giới đa dạng và phức tạp, trong đó mọi dân tộc đều tự quyết định, họ sùng bái Chúa trời nào. Chẳng hạn, nếu như Gorbachev đóng vai trò "người giải phóng" loại bỏ sự cản trở chủ yếu trên con đường của những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa, thì ngược lại Putin ủng hộ "kiềm chế" vật cản trên con đường của những ai vẫn còn tin chắc rằng bằng độc tài về tài chính, quân sự và cả tư tưởng có thể dồn cả thế giới vào một cái chuồng của "nhân loại thống nhất". Chính vì vậy, ông lưu ý không chỉ một bộ phận của cái gọi là bảo thủ của cộng đồng phương Tây, mà ông lưu ý toàn thế giới, mọi dân tộc đang phải chịu đựng áp lực của chủ nghĩa toàn cầu hóa tự do: từ người Ấn Độ và Brazil đến người Trung Quốc và Ả rập.

Thách thức hệ tư tưởng mà ông Putin lưu ý những người ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu hóa nghiêm trọng hơn nhiều so với một sự đối đầu chính trị đơn thuần: chính địa chính trị, xuất phát từ các nguyên tắc đạo đức (hoặc phi đạo đức) được xây dựng trên cơ sở hệ tư tưởng, các cường quốc cũng xây dựng chiến lược của mình trên trường quốc tế.  Vì vậy, nếu như anh xác định bản thân mình là chủng tộc thượng đẳng (không quan trọng là về mặt sinh học, đạo đức hay thiên phú), thì đối với chúng ta, toàn thế giới chỉ là đối tượng để những kẻ dã man và không có tính người thao túng. Từ nguyên tắc này mới xuất hiện học thuyết địa chính trị xuyên châu Âu - Đại Tây dương và có quan điểm khác hoàn toàn đối với địa chính trị của nước Nga.

Lê Văn (theo Vz.ru)

Còn tiếp