Lực lượng lao động dư thừa trong bộ máy sẽ là đội quân bổ sung cho khu vực dịch vụ mới mẻ... Làm được như vậy chúng ta vừa nâng cao hiệu năng nền hành chính, củng cố cơ cấu hợp lý cho một nền chính trị văn minh đồng thời không đẩy hàng vạn người ra đường do mất việc, tạo căng thẳng xã hội.

Bài 1: Tuyển vào bằng tiền tệ, muốn "thải" cũng khó

Quan điểm ban đầu mang tính thể chế mà đúng thì mới tiến hành xây dựng được bộ máy hành chính một cách khoa học, căn cơ được. Còn không sẽ vẫn là xây … lâu đài trên cát! Việc giảm biên chế cần phải xem xét ngay ở bộ máy các tổ chức và xem tỷ lệ các khoản chi nuôi 02 bộ máy đó so với chi phát triển y tế, giáo dục và khoa học công nghệ là bao nhiêu?

“Phả hệ, tiền tệ quan hệ, đồ đệ, trí tuệ”

Đã ai thống kê được chi phí (tiền của, thời gian công tác ...) của “các đợt học tập” nặng về hình thức chưa? TS Phạm Gia Minh ước tính cũng vào khoảng hàng ngàn tỷ, chứ không phải nhỏ. Cách vung tiền như vậy đâu có phù hợp với đạo đức liêm khiết và cần kiệm  mà lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn làm gương cho cán bộ noi theo.

Nói cách khác, giảm biên chế là phải đi với giảm sự can thiệp và bao cấp về các mặt khác.

Nguyên nhân biên chế phình ra không ngừng là do thiết kế mô hình tổ chức không khoa học, thêm bớt cơ quan bộ máy tùy tiện. Thêm cơ quan thì thêm biên chế. Việc tách quận Từ Liêm ở Hà Nội mới đây là minh chứng....

{keywords}
Ảnh minh họa: Theo Báo Nhân dân

Công chức và chính khách không phân biệt, chuẩn công chức không đạt yêu cầu công việc (mặc dù nhiều bằng cấp và học vị cao). Thường làm việc nào không chạy thì tăng biên chế hoặc lập thêm "Ban chỉ đạo”, càng thêm nhiều ban càng vô hiệu hóa các cơ quan chức năng của Nhà nước mà không hiểu tại sao công việc không trôi, nội bộ lại dễ lục đục.

Trong hệ thống của ta, công việc hành pháp là của chính quyền, luật đã định. Bí thư tỉnh ủy là  người đứng đầu hệ thống chính trị nhưng để tai nạn giao thông tăng thì chủ tịch tỉnh có trách nhiệm.

Minh họa thực tế trường hợp thứ nhất: Ở một phường của Hà Nội có khoảng vài trăm người (từ 300 - 400 hoặc hơn) được hưởng lương hay phụ cấp các loại từ ngân sách nhà nước do làm việc trực tiếp trong bộ máy hệ thống chính trị của phường, hay do giúp việc cho hệ thống chính quyền phường (bao gồm cả bên Đảng, bên chính quyền, bên Mặt trận, đoàn thể và các tổ chức các loại, tổ nọ tổ kia.., trong những số này không tính người nhận lương hưu).

Trường hợp thứ hai: Tất cả các cấp từ cơ sở (xã) lên đến cấp trung ương cao nhất đều có một bộ máy lắp ghép, chồng lấn và đan xen lẫn nhau của 03 hệ thống. Sự song song tồn tại và trùng lặp giữa hệ thống đảng và hệ thống chính quyền làm cho biên chế ăn lương từ ngân sách (thuế dân góp) rất lớn.

Thực tế này (của ví dụ 2), khiến cho tính quan liêu của hệ thống chính quyền không thể khắc phục được, hiệu quả và chất lượng công việc thấp, không có cách gì chống được tham nhũng.

Đừng chỉ là.. gãi ngứa?

Phân tích số liệu về biên chế rất khó vì thống kê không minh bạch. Nhưng trên là những con số tạm ước đoán. Nếu muốn giảm chi phí trong toàn bộ hệ thống nhà nước thì phải có số liệu chính xác. Chỉ tập trung vào con số 275 ngàn người mà Thủ tướng đưa ra thì chỉ là… “gãi ngứa”.  

Vấn đề là phải xây dựng một cách khoa học, căn cơ khu vực dịch vụ giao dịch nhằm phục vụ nền kinh tế thị trường vốn còn méo mó và non trẻ ở VN. Và chính lực lượng lao động dư thừa, kém hiệu năng trong bộ máy sẽ là đội quân bổ sung cho khu vực mới mẻ này.

Làm được như vậy chúng ta vừa nâng cao hiệu năng nền hành chính, củng cố cơ cấu hợp lý cho một nền chính trị văn minh đồng thời không đẩy hàng vạn người ra đường do mất việc, tạo căng thẳng xã hội.

Vấn đề là phải xây dựng một cách khoa học, căn cơ khu vực dịch vụ giao dịch nhằm phục vụ nền kinh tế thị trường vốn còn méo mó và non trẻ ở VN. Và chính lực lượng lao động dư thừa, kém hiệu năng trong bộ máy sẽ là đội quân bổ sung cho khu vực mới mẻ này.

Làm được như vậy chúng ta vừa nâng cao hiệu năng nền hành chính, củng cố cơ cấu hợp lý cho một nền chính trị văn minh đồng thời không đẩy hàng vạn người ra đường do mất việc, tạo căng thẳng xã hội.

Về mặt lý thuyết, các nhà hoạch định chính sách của VN cần xuất phát từ những luận điểm hiện đại của Lý thuyết Kinh tế Thể chế (The New Institutional Economy Theory) để bổ sung cho Lý thuyết Kinh tế Tân cổ điển vốn đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua vv...

Tinh giản biên chế là chủ trương đúng, là xu thế khách quan nhưng trước hết cần tính minh bạch và tính đồng bộ. 

Trong điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể của nước ta, nếu không mạnh dạn chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả để có giải pháp khắc phục, thì sẽ đi vào vết xe đổ của chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, là lại tập trung vào vấn đề điều chỉnh chế độ sở hữu chứ không phải là nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ CEO và bộ máy quản lý.

Việc giảm 100.000 biên chế (không tính theo phần trăm) cũng lại là cái “trò chơi” như con số GDP. Vấn đề không phải đơn thuần chỉ là những con số mà từ quan điểm "chính  quyền phục vụ dân” như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng tiền thuế của dân.

Tô Văn Trường

Xem bài cùng tác giả

Người Việt hạnh phúc do... biết thân, biết phận

Một trong những lý do khiến đôi khi Việt Nam  được xếp hạng cao ở một vài bảng xếp hạng “cảm nhận hạnh phúc”, có lẽ do người Việt cũng “biết thân, biết phận” nên không đòi hỏi, kỳ vọng nhiều.
Tuyển vào bằng tiền tệ, muốn "thải" cũng khó

Trong dư luận xã hội đã đề cập đến cách tuyển dụng theo tổng kết dân gian là căn cứ vào “phả hệ, tiền tệ, quan hệ, đồ đệ, trí tuệ”.... Tinh giản liệu có thành công?