Chúng ta cần rút ra bài học nhãn tiền từ những nước trong khu vực, khi các cuộc tấn công người Hoa vào tháng 5 năm 1998 ở một nước làng giềng đã làm gần 1000 người thiệt mạng, nền kinh tế nước này thiệt hại tới 3100 tỉ Rupees, và hình ảnh của quốc gia lụn bại trong con mắt của cộng đồng quốc tế.
Yêu nước, đừng mù quáng
Trong những ngày qua chúng ta đã chứng kiến tình cảm yêu nước có thể dễ dàng biến dạng trở thành những thái độ cực đoan, hay những hành động trả thù mù quáng như thế nào. Bắt đầu bao giờ cũng là một động tác nhỏ, của một cá nhân nhỏ lẻ. Một khách sạn ở Nha Trang từ chối không phục vụ khách hàng người Trung Quốc - một hành động kỳ thị và phân biệt đối xử mang tính trừng phạt vô nghĩa.
Người chủ khách sạn cho rằng tất cả những người Trung Quốc, chỉ vì họ tới từ quốc gia đó, không xứng đáng nhận được dịch vụ,đã chuyển sự phẫn nộ của mình từ chính quyền Trung Quốc sang người dân Trung Quốc, chỉ vì họ mắc phải cái tội là “không bảo được lãnh đạo của họ cư xử khác đi.” Anh ta không muốn nhận sự đồng tình nếu có của họ, cũng như không tìm cơ hội đối thoại trong trường hợp họ có quan điểm khác. Thái độ trừng phạt đổ đồng và khước từ đối thoại này là lý do chính để các xung đột leo thang.
Trên Facebook đã có những đề nghị làm người ta rùng mình. Họ kêu gọi “cảnh giác với âm mưu thuộc địa hoá bằng hôn nhân của Trung Quốc”, hoặc cảnh cáo những công ty môi giới bất động sản Việt Nam làm ăn với khách hàng Trung Quốc là “sẽ có lúc nhân dân sẽ tới nhà các anh”. Rồi lái xe taxi bảo nhau không chở khách Trung Quốc, có nơi thì cúp điện riêng các xưởng của người Trung.
Tới hôm kia, công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương, rùng rùng xuống đường, đập phá các công ty nằm trên đường đi của họ, bất kể là công ty Trung Quốc, Hàn Quốc hay Đài Loan, Singapore. Hiển nhiên, đây không còn là những thể hiện của lòng yêu nước, mà là những hành động phạm pháp cần bị ngăn cấm.
Sau sáng 14/5, khi UBND tỉnh Bình Dương kêu gọi người dân bình tĩnh và kiềm chế, tránh bị kích động, dẫn tới vi phạm pháp luật, tôi hy vọng những hành động phá hoại như ở đây sẽ được khống chế sớm, và chúng ta không phải chứng kiến hay đọc những tin về khách du lịch Trung Quốc bị chửi rủa, công nhân Trung Quốc bị đánh, phòng khám của người Trung Quốc bị đập phá, hay về một người Việt bị hành hung khi bảo vệ tài sản của một doanh nghiệp Trung Quốc mà anh ta được thuê để quản lý, hay một người phụ nữ có chồng người Trung bị lăng mạ vì can tội “đẻ con cho quân xâm lược”.
Chúng ta cần rút ra bài học nhãn tiền từ những nước trong khu vực, ví dụ các cuộc tấn công người Hoa vào tháng 5 năm 1998 ở một nước Đông Nam Á đã làm gần 1000 người thiệt mạng, nền kinh tế nước này thiệt hại tới 3100 tỉ Rupees, và hình ảnh của quốc gia lụn bại trong con mắt của cộng đồng quốc tế.
Công nhân phản ứng việc kích động bạo lực khiến công ty đóng cửa Ảnh: Facebook Thiên Định |
Ôn hòa mới là yêu nước thực sự
Theo một khảo sát gần đây ở Anh, người Anh tự hào về đất nước của mình vì hai lý do chính: thứ nhất, họ góp phần chiến thắng Phát xít Đức, và thứ hai, họ đã xây dựng được một xã hội dân chủ, nhân văn và tự do.
Ngoài tinh thần kiên cường của người Việt trong việc bảo vệ lãnh thổ đã được thể hiện nhiều lần trong quá khứ, chúng ta cần xây dựng niềm tự hào trên những nền tảng khác nữa. Và những nền tảng này không thể và không nên là sự lăng nhục, nói xấu một văn hoá khác hay một cộng đồng khác, hay những cố gắng chứng tỏ sự ưu việt của chúng ta trước một dân tộc khác. (Chúng ta hãy nhớ lại, chỉ cách đây có hai tuần thôi, toàn bộ dư luận còn đang chìm ngập trong cơn tự ca thán về người Việt xấu xí.)
Những nền tảng đó phải là những giá trị nội tại của cộng đồng người Việt: đàng hoàng, bản lĩnh, sống trong sạch bằng sức lao động của mình, tôn trọng quyền con người, dám đấu tranh cho công lý và lẽ phải. Và đón nhận những thách thức, không chỉ những thách thức tới từ bên ngoài, mà đặc biệt là những thách thức từ bên trong chúng ta.
Trong cuốn “Chủ nghĩa yêu nước, đạo đức và hoà bình”, triết gia Stephen Nathanson đưa ra khái niệm “lòng yêu nước ôn hoà” (moderate patriotism) như một đối trọng của “lòng yêu nước cực đoan”. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước cực đoan chúng ta đã thấy bên trên. Lòng yêu nước ôn hoà tỉnh táo, không thiên vị. Những người yêu nước ôn hoà không chỉ lo lắng tới quốc gia và những người đồng hương của mình, mà còn quan tâm tới mệnh hệ của người dân ở những nước khác, kể cả của nước đang có xung đột với nước họ.
Người yêu nước ôn hoà không phục tùng quyền lực hay sức ép đám đông vô điều kiện; vì họ yêu nước nên họ khước từ dấn thân cho những mục đích sai, và họ phấn đấu để xã hội của họ tốt đẹp lên, trong giai đoạn khủng hoảng, nhưng đặc biệt trong thời bình.
Lòng yêu nước cực đoan phá huỷ; yêu nước ôn hoà là yêu nước thực sự.
>> Mời độc giả ghé thăm và đóng góp ý kiến cho Fanpage của Tuần Việt Nam.
Tin bài liên quan:
TQ đặt giàn khoan vì 'vị trí chiến lược tối quan trọng' Tọa độ đặt giàn khoan đặc biệt quan trọng về vị trí chiến lược. Ở đây có thể quan sát được toàn bộ 3260km bờ biển VN, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng. TQ: Xuống giọng tinh quái và 'tấn công ru ngủ' Mỗi lần thực hiện hành động mở rộng kiểm soát, như việc đưa giàn khoan vào khu vực đặc quyền kinh tế của VN, TQ lại để một giai đoạn tỏ ra mềm mỏng. VN thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào? Việc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do, và một xã hội dân sự phát triển chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước Châu Âu, Úc, Hàn, Nhật và Mỹ. Yêu nước hung hăng giúp ích gì cho Biển Đông? Hình ảnh một Việt Nam hiền hòa khác với sự hung hăng, gây hấn và bắt nạt của Trung Quốc sẽ là một giá trị giúp cho công tác ngoại giao quốc tế. Trung Quốc chỉ chờ VN rơi vào bẫy Ở đây, tôi đánh giá cao phản ứng của Việt Nam, chưa rơi vào cái bẫy của Trung Quốc. Việt Nam mới chỉ đưa tàu thuộc lực lượng cảnh sát biển ra. Xúc cảm nhân theo dõi câu chuyện người dân tuần hành yêu nước phản đối giàn khoan Trung Quốc, ông Nguyễn Minh Nhị (Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang) đã gửi tới Tuần Việt Nam chùm thơ. Kiện TQ, cơ hội thắng của Việt Nam đến đâu? - Dù chính quyền Bắc Kinh không chịu ra trước tòa, Việt Nam vẫn có thể trình bày tất cả các bằng chứng trên trước tòa án và trước dư luận thế giới. Xâm phạm lợi ích triệu người, vẫn không thể kiện Nếu một văn bản quy phạm pháp luật xâm phạm lợi ích hợp pháp của hàng triệu người cũng không thể bị kiện trước toà án hành chính Việt Nam. Biển Đông: Việt Nam chỉ có một con đường Có thể sơ tán một gia đình. Một khu vực. Một vùng đất. Nhưng không thể sơ tán một đất nước. Chỉ có một con đường… |