- Các chợ cóc, hàng rong gần KCN, các khu dân cư mới chưa có chợ và siêu thị cần được gom vào một nơi trật tự, sạch sẽ hơn, người bán phải đóng thuế chỗ theo ngày. Xe máy có thể chạy vào chợ hoặc giữ xe miễn phí. Một số nơi ở Đà Nẵng đã làm theo cách này và ban đầu được dân đồng tình.

Cách đây mấy chục năm, thời còn ngăn sông cấm chợ, hàng ăn cũng phải tập trung vào các cửa hàng ăn uống nhà nước hết. Người nào cứ ráng bán ngoài chợ thì luôn bị đuổi.

Tư duy "quản không được thì triệt hạ" từ ngày đó vẫn hiện diện trong rất nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành hiện nay. Những người quản lý không quay đầu lại xem cấm có phù hợp không mà chỉ duy ý chí cấm bằng được.

{keywords}

Chợ cóc họp ngay trên đường tàu ở khu vực Cổ Nhuế, HN. Ảnh:

Nguyễn Hoan/ PetroTimes


Clip phun nước cống giải tỏa chợ cóc như tôi từng phân tích là một bài học cho thấy sự thất bại của tư duy đó. Cũng giống như cấm mại dâm, cấm cờ bạc, thực tế cho thấy phải nghĩ ngược lại: cái gì không cấm được thì phải quản.

Chợ cóc bẩn, cản trở giao thông, nhưng lại phù hợp với số đông ưa thích tiện lợi, giá rẻ nên hàng chục năm nay, ở khắp cả nước, chưa ai, chưa biện pháp nào có thể dẹp sạch được chợ cóc. Dẹp chỗ này, nó nhảy như cóc sang chỗ khác.

Theo một số nghiên cứu xã hội, việc cấm ngay lập tức toàn bộ chợ cóc hay buôn bán trên vỉa hè là không thể khả thi ở Việt Nam. Vì với mật độ xe máy dày đặc nhưng có chỗ đậu xe thuận tiện và hợp lý, mặt bằng thu nhập thấp thì mặt tiền vẫn là nơi kinh doanh hiệu quả của các hộ gia đình, hơn hẳn vào chợ, siêu thị hay các trung tâm thương mại chuyên nghiệp.

Ngay cả các chợ được xây mới sạch sẽ và gần nhà cũng không kéo khách được bằng chợ cóc do tâm lý "mua có một lạng thịt, một bó rau mà phải gửi xe hết 2.000 đ, tốn tiền mất thời gian".

Tâm lý này còn, hiện trạng xã hội này còn thì chợ cóc còn.

Cùng với việc không thể "triệt hạ" chợ cóc, số thuế phí thu được từ các hộ kinh doanh tại nhà cũng là một lý do khiến những nhà quản lý phải tìm cách dung hợp thay vì cấm tiệt.
Vậy quản chợ cóc như thế nào?

Ở thành thị, chợ cóc luôn bám dọc vỉa hè để bán cho nội trợ xe máy. Lớn hơn là các hộ kinh doanh mặt tiền, các gánh hàng ăn uống... Nhìn ra hướng này, từ 2008 Hà Nội đã có quy định quy hoạch vỉa hè, sau đó vài năm hủy bỏ, đến tháng 8 năm ngoái thì quyết định thực hiện trở lại. Đó là phân chia diện tích vỉa hè hiện tại theo ba chức năng: lưu thông, buôn bán, để xe. Riêng buôn bán và để xe thì linh hoạt theo khung giờ và tuyến phố. Họ kẻ sơn vạch phân biệt ba khu vực, ai vi phạm sẽ bị phạt.

Ở thành phố Vinh (Nghệ An), có nhiều tuyến phố vỉa hè rộng nên cuối năm 2010 cũng từng thí điểm cho hộ kinh doanh thuê vỉa hè để dung hòa giữa nhu cầu kinh doanh, mua bán và lưu thông. Nhưng hài hước là một số hộ khi trả tiền thuê rồi thì ngỡ vỉa hè là của nhà mình nên thẳng tay rào lại luôn! Bên cạnh đó nhiều ý kiến phản bác khiến hai năm sau Nghệ An phải dừng lại. Tuy nhiên, vấn đề trên vẫn được âm thầm quan tâm và địa phương này đang muốn học cách quản lý của Hà Nội, TP HCM: quy hoạch tuyến phố chuyên doanh, thu phí và cho phép buôn bán trên một phần vỉa hè theo khu vực và theo giờ.

Với các chợ cóc, hàng rong gần KCN, các khu dân cư mới chưa có chợ và siêu thị cần được gom vào một nơi trật tự, sạch sẽ hơn, người bán phải đóng thuế chỗ theo ngày. Xe máy có thể chạy vào chợ hoặc giữ xe miễn phí (chi phí này trích từ phí thuê chỗ của người bán). Một số nơi ở Đà Nẵng đã làm theo cách này và ban đầu được người dân đồng tình.

Tuy nhiên, bản chất của chợ cóc, hàng rong là linh hoạt và trốn thuế phí. Vậy song song với việc nhượng bộ như kể trên, các chợ cóc trong ngõ hẻm, khu dân cư gây ách tắc giao thông, ô nhiễm, cháy nổ phải được chính quyền dùng "bàn tay sắt" dẹp hoàn toàn. Ví dụ trường hợp ở Đà Nẵng nói trên, ngay cả khi gom vào chợ tạm thì xung quanh chợ, hàng rong, xe đẩy cũng lại tiếp tục mọc lên giành khách bên ngoài. Trong trường hợp này, việc thu giữ toàn bộ hàng hóa cộng với mức phạt nặng sẽ khiến họ sợ mà chấp hành.

Hoàng Xuân

Bài cùng tác giả

Bênh chợ cóc: Lối nghĩ của xứ chuộng xe máy?

Tựu trung vẫn là thứ lý lẽ quanh quẩn, đặc trưng của một xứ dân cư xe máy, chỉ nghĩ đến cái tiện lợi trước mắt cho cá nhân mình mà bất chấp lợi ích của người khác hay của cộng đồng.

Có cấm được mua bia rượu sau 22h?

Theo kinh nghiệm các nước đã thực hiện hạn chế bia rượu trước Việt Nam, chỉ cần đánh thuế bia rượu thật cao, giá bia rượu thật đắt.

Vượt suối bằng túi nilon: Sao tôi thấy dửng dưng!

Phải chăng một số người trong chúng ta dễ chọn cách thỏa hiệp với hoàn cảnh hơn là thay đổi nó? Hay do còn nhiều nguyên nhân khác?