Việt Nam chưa đủ giàu để cho phép “mọc ra” những công trình rồi phá bỏ. Sự việc đã khác nếu pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh và vi phạm được triệt tiêu ngay khi mới bắt đầu.

Sự kiện khu nghỉ dưỡng cao cấp Le Mont Bavi Resort & Spa ngang nhiên hiện hình trong lòng vườn quốc gia Ba Vì đang gây làn sóng phn nộ từ dư luận. Không những vậy, điều tra của VietNamNet cho thấy, còn hàng loạt biệt thự không phép đã hoàn thiện đang được chủ đầu tư rao bán tại xã Yên Bài (huyện Ba Vì), chỉ cách Vườn quốc gia Ba Vì chưa đầy chục km.

Sai từ đầu…

Nhiều người cho rằng, việc xây dựng các công trình ngh dưỡng trong vườn quốc gia là hoàn toàn không được phép. Thực ra, theo quy định hiện hành, những khu rừng đặc dụng như VQG Ba Vì mặc dù được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia… nhưng còn có thể triển khai kết hợp công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh cũng như phục vụ nghỉ ngơi, du lịch sinh thái.

Vườn quốc gia có thể quy hoạch thành 3 phân khu: Khu bảo vệ nghiêm ngặt (cấm xâm phạm); khu phục hồi sinh thái (được bảo vệ chặt chẽ để phục hồi tái sinh tự nhiên) và khu dịch vụ - hành chính (có thể thực hiện dự án du lịch sinh thái). Chính sách này xuất phát từ mục đích nhằm khai thác hợp lý nguồn lợi tự nhiên để tạo nguồn kinh phí bảo vệ, phát triển rừng, làm nhẹ gánh ngân sách nhà nước và góp phần tạo công ăn, việc làm cho cư dân bản địa[1].

Theo đó, tại phân khu dịch vụ - hành chính, B vườn quốc gia có thể tự mình hoặc liên kết, hợp tác với các cá nhân, tổ chức khác để thực hiện dự án du lịch sinh thái trong phạm vi diện tích tối đa không quá 20% tổng diện tích phân khu[2].

Muốn vậy, B Vườn quốc gia phải lập dự án du lịch sinh thái theo quy định và trình lên Bộ NN & PTNT xin phê duyệt. Sau khi có quyết định phê duyệt của Bộ, mọi hoạt động liên kết, hợp tác sẽ dựa trên nội dung của Dự án đã được phê duyệt và quy định của pháp luật (bao gồm cả việc ký kết hợp đồng liên kết kinh doanh)[3].

Tuy nhiên, theo xác nhận của ông Cao Chí Công, Phó tổng Cục trưởng Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) với báo chí hôm 02/03 thì đến nay Bộ vẫn chưa tiến hành phê duyệt dự án tại VQG Ba Vì.

Ấy vậy mà, từ năm 2008, BGĐ VQG Ba Vì đã đặt bút ký kết “Hợp đồng liên kết kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng” với Công ty TNHH Phát triển Công nghệ (CFTD) và đã thu nhn 8 tỷ đồng từ CFTD. Đồng nghĩa, Dự án Le Mont Bavi resort & spa mà CFTD thực hiện đã sai phạm từ khi mới bắt đầu và lỗi thuộc về cả hai phía.

{keywords}

Biệt thự không phép trên núi Ba Vì xây thần tốc 4 tháng. Ảnh: VietNamNet

Sai lại càng sai vì “nể nang”, “nóng ruột”

Dự án như Le Mont Bavi Resort & Spa nằmtại phân khu hành chính – dịch vụ của rừng đặc dụng – nơi chịu sự điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, nếu muốn thi công và đưa dự án vào khai thác, CFTD phải vừa xin phê duyệt dự án du lịch sinh thái từ Bộ NN & PTNT, vừa phải tiến hành các thủ tục đầu tư xây dựng như một dự án thông thường.

Thực tế, CFTD dường như chưa hoàn tất cả hai thủ tục này, nhưng có nguồn tin cho biết, khu resort đã mở cửa đón khách và kinh doanh từ lâu.

luận không khỏi ngờ vực về những thế lực nào đó đứng phía sau dự án. Lợi ích nhóm có đang tồn tại không? Sao chính quyền lại phớt lờ? Một công trình sai phạm sao không ai phát hiện? Trách nhiệm của các bên như thế nào?

Các bên đã thừa nhận sai phạm, nhưng có lẽ ai cũng sẽ phải lắc đầu vì những lý do biện hộ. Chủ đầu tư thì bảo sai phạm do “nóng ruột” tiền của đã bỏ ra, còn BGĐ VQG vì “nể nang”.

Tâm lý “nóng ruột” của nhà đầu tư là điều có thể thông cảm, mặc dù trong mọi trường hợp không thể dùng nó như một căn cứ miễn trừ trách nhiệm.

Thực tế cho thấy, những thủ tục hành chính hiện hành cùng hệ thống chế tài không rõ ràng và phong cách thực thi luật pháp không nghiêm của công chức thừa hành vô tình khuyến khích người dân, đặc biệt là doanh nghiệp phạm luật. Trong rất nhiều trường hợp, chi phí tuân thủ lớn hơn nhiều so với chi phí phát sinh từ vi phạm. “Phạt để tồn tại” đối với các công trình xây dựng không phép, trái phép là một điển hình.

Người viết cho rằng, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp dám “làm càn”, “chém trước tấu sau”. Tựa như cách nói của người đứng đầu VQG Ba Vì: “Dự án này trước sau thì cũng sẽ được cấp phép” khi giải thích cho sự “nể nang” của mình.

Tắc trách trong quản lý: cần làm rõ, bêu tên

Pháp luật quy định tối đa 35 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, dự án sẽ phải được phê duyệt, nếu không hợp lệ, hồ sơ phải được trả về kèm theo lý do rõ ràng. Vậy có hay chăng việc cố tình gây chậm trễ trong quá trình phê duyệt dự án từ Bộ TN & MT?

Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 và những văn bản hướng dẫn thi hành thể hiện rõ quyền hạn, nhiệm vụ của cả một hệ thống công chức thừa hành. Việc để một dự án “đồ sộ” chứa đựng “đầy” vi phạm được thi công và tồn tại sừng sững giữa VQG mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của chính quyền là sự bất thường! Trách nhiệm tiếp theo cần phải nêu thuộc về hệ thống các cơ quan có thẩm quyền từ kiểm lâm, thanh tra các ban ngành, chính quyền địa phương và cả những cơ quan trung ương có liên quan.  

Việt Nam chưa đủ giàu để cho phép “mọc ra” những công trình xây rồi phá bỏ. Thiệt hại không của riêng ai, thuộc về xã hội. Sự việc đã khác nếu pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh và vi phạm được triệt tiêu ngay khi mới bắt đầu.

Lưu Minh Sang

 
[1] Điều 49 đến Điều 53 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Quyết định 24/2012/QĐ-TTgvề chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020
[2] Điều 10 Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020
[3] Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004; Điều 8 Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNTcủa Bộ NN & PTNT về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng