Dịp hạn mặn khốc liệt này cũng là dịp để những trí thức trẻ và sinh viên góp trí tuệ, sức lực giúp người dân Miền Tây cứu hạn. 

Xem lại Bài 1: Chuyện ở nơi chỉ trẻ em mới được.... tắm

>> Thủ tướng đồng ý hỗ trợ 538 tỷ đồng cho vùng hạn, mặn/ Đến lượt Lào xả nước cứu hạn, mặn giúp VN/ Bộ trưởng Vinh: GDP có thể giảm vì hạn mặn

Mời độc giả xem Trần Trường Quân giới thiệu 'Công nghệ lọc nước màng sinh học':

Những cỗ máy trên cánh đồng khát 

Nằm giữa vườn nhãn xanh mướt, công trình lọc nước của Sáng Tạo Trẻ, một nhóm bạn trẻ địa phương tại ấp 3, xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, Bến Tre đang cho ra những thùng nước sạch đầu tiên. Trần Trường Quân, một thành viên của nhóm cho biết tuy lượng nước lọc chưa nhiều, và vẫn chỉ đang chạy ở giai đoạn đầu, nghĩa là xử lý nước lợ thành nước sạch để dùng, chứ chưa lọc hoàn toàn từ nước mặn sang nước ngọt; nhưng đây cũng là kết quả khả quan, chủ nhân hy vọng sẽ trở thành mô hình tốt để người dân chủ động nguồn nước sinh hoạt. 

Bến Tre và 5 tỉnh sát biển của ĐBSCL được xác định là sẽ bị tác động trực diện và nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trước khi những biện pháp vĩ mô và khoa học công nghệ phát triển được đưa vào hỗ trợ sản xuất và sinh sống, thì các nỗ lực tại chỗ của người dân là vô cùng quan trọng. Đây cũng là dịp để những người trẻ tuổi, thế hệ Internet phát huy năng lực sáng tạo và đam mê để đóng góp vào hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu. 

{keywords}

Mọi phương tiện đựng được nước đều được trưng dụng những ngày này. Ảnh chụp ở Tam Hiệp, Bình Đại, Bến Tre. Ảnh: Hoàng Hường

Trần Trường Quân cho biết bộ máy lọc nước của nhóm em có tên “Mô hình lọc nước bằng màng sinh học”, được khởi nguồn từ tính chất địa phương: Xứ Dừa. Xơ từ thân cây dừa được sử dụng lọc các tạp chất kim loại nặng trong nước. Nguyên lý bể lọc này gồm ba phần: bể lắng, bể lọc và bể chứa. Nước được bơm trực tiếp từ dưới mương lên, có thể dùng tay hoặc phèn làm lắng bùn. Phần nước đã trong được bơm sang bể lọc qua các lớp: cát, than hoạt tính, xơ dừa và dưới cùng là đá sỏi trước khi nước được tập kết về bể chứa, sẵn sàng sử dụng.  

Quân cho biết mô hình này hiện cung cấp đủ nước cho gia đình em. Nhóm đang tiếp tục nghiên cứu cải tiến để tiến tới lọc được nước mặn. Nếu được triển khai rộng rãi, mô hình lọc nước gia đình sẽ là giải pháp tốt cho người dân các vùng ngập mặn. 

Xem mô hình lọc nước mặn thành ngọt bằng chảo Parabol của thầy trò Trương Hữu Dũng - Nguyễn Tấn Lợi:


Hai nhà sáng chế khác đang nỗ lực đưa mô hình sáng tạo từ phòng thí nghiệm vào thực tế là Nguyễn Tấn Lợi, học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, TP Bến Tre, cùng sự hỗ trợ từ thầy giáo vật lý của mình, đã chế tạo thành công mô hình máy lọc nước mặn thành nước ngọt phục vụ sinh hoạt.  

Máy này hoạt động trên nguyên lý sử dụng chảo Parabol biến quang năng thành nhiệt năng để làm nước nóng lên và bốc hơi. Hơi nước được ngưng tụ lại và chảy ra thành nước ngọt sử dụng được. Ngoài lọc nước mặn, những vùng nước bị ô nhiễm cũng có thể sử dụng phương pháp này để lấy nước lọc. Thiết bị gọn nhẹ, dễ lắp đặt di chuyển và tiết kiệm. 

Theo nhà sáng chế Nguyễn Tấn Lợi, nếu trong điều kiện nắng tốt, bộ máy lọc nước này có thể sản xuất được 2 lít nước lọc/1 tiếng. Trong điều kiện trung bình có thể cho 6lít/ngày.

Phương pháp đơn giản và truyền thống nhất là… trữ nước dùng dần. Anh Nguyễn Thanh Minh ở ấp 2, xã Tam Hiệp, Bình Đại, Bến Tre vô tình thành “nhà sáng chế” cách trữ nước sạch cực kỳ giản đơn mà hiệu quả. Anh kể cách đây nửa năm, do vợ anh mang bầu sắp sinh, anh cẩn thận làm một cái bể chứa nước đơn giản để dành tắm con. Bể nước thực ra là một khung bằng gỗ, sau đó lót bạt nhựa không thấm. Tổng chi phí cho bể nước này chỉ hơn 200.000 VND mà dùng gần nửa năm nay chưa hết, cực kỳ đơn giản, tiết kiệm, linh hoạt và hiệu quả. Đúng đợt hạn mặn khốc liệt này, bể nước nhà anh Minh thành nỗi ước ao của nhiều người, và là mô hình tốt cho những vùng nước ngập mặn. 

{keywords}

Người dân lấy nước từ "bể nước 200.000 đồng. Ảnh: Hoàng Hường

{keywords}

Bể nước 200.000 đồng. Ảnh: Hoàng Hường

‘Thiên tai’ của những người trẻ

Dịp hạn mặn khốc liệt này cũng là dịp để những trí thức trẻ và sinh viên góp trí tuệ, sức lực giúp người dân Miền Tây cứu hạn. Diễn đàn Chống hạn mặn Bến Tre do một nhóm sinh viên tạo ra được cập nhật thường xuyên các bài báo, ý kiến chuyên gia về tình hình thời tiết, nước và các giải pháp chăn nuôi, cây trồng cho người dân.

Đặc biệt, nhóm này cũng sưu tầm lại những phương pháp tìm nước uống dân gian để phổ biến cho người dân trong những ngày này: tìm nước trong thân cây tre, thân cây dừa hay chuối, cách tìm dấu vết các mạch nước ngầm… Các chuyên gia nông nghiệp, thuỷ lợi cho khu vực ĐBSCL được đào tạo chủ yếu tại Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Hiểu và Huỳnh Ngọc Thái Anh, hai sinh viên tích cực trong các phong trào phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu và môi trường cho người dân. Theo Huỳnh Ngọc Thái An, điều phối viên Dự án “Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoại khóa ứng dụng công nghệ thông tin”, trước đây dù là sinh viên Đại học Cần Thơ, nằm giữa ĐBSCL nhưng sinh viên hầu như không chú nhiều đến vấn đề biến đổi khí hậu vì nghĩ là chuyện xa xôi. Như nhiều bạn trẻ khác, sinh viên mê nhạc Pop, thần tượng Hàn hay thời trang; nhưng chính đợt hạn  mặn này khiến tư duy và ý thức của sinh viên về các vấn đề môi trường tăng đột biến.

Những diễn đàn về hạn mặn được truy cập liên tục, sinh viên và các nhà chuyên môn tích cực chia sẻ kiến thức và ý tưởng đóng góp.

“Trong cái khó ló cái khôn”, dân gian đã đúc kết như vậy. Hy vọng trận thiên tai này sẽ tạo ra một thế hệ trẻ có ý thức, trách nhiệm hơn với các vấn đề đất nước và cộng đồng; và thêm nhiều nhà sáng chế đi lên từ các cánh đồng khô khát.

(Còn tiếp)

Hoàng Hường

Hạn hán lịch sử tại ĐBSCL:

Thiên tai và "nhân tai"

Chớp cơ hội làm giàu từ hạn mặn ở ĐBSCL

Nước mặn không phải là kẻ thù của ĐBSCL

Cứu hạn cho ĐBSCL không chỉ trông chờ từ TQ

Đập thủy điện đang định đoạt số phận ĐBSCL