Có thể nói, về lĩnh vực khí đốt, thế giới đang “đơn cực” với ông vua lớn nhất là nước Nga, nay đã trở thành đa cực.

Trong suốt hai nhiệm kỳ của mình, tổng thống Obama luôn luôn bị đánh giá là không quá quan tâm đến chính sách đối ngoại, thậm chí “yếu ớt”: rút quân khỏi Iraq, giảm quân số có mặt ở Afghanistan... Có thực như vậy?  

Vô hiệu hóa “vũ khí” dầu mỏ 

Năm 2014 là năm rất đáng nhớ đối với toàn thế giới khi chứng kiến giá dầu mỏ “rơi” với tốc độ kinh ngạc, mất khoảng 60% chỉ trong vòng 9 tháng. Lúc đó thì dư luận mới chú ý đến công nghệ dầu và khí đá phiến sét của Hoa Kỳ. 

Người ta thực sự sửng sốt, khi dầu mỏ vốn là công cụ để làm khuynh đảo thế giới từ những “ông vua dầu” vùng Trung Đông, có thể làm lao đao nước Mỹ thì nay ngược lại.

Dư luận càng chú ý hơn khi nó được gắn với sự kiện nước Nga của V.Putin sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine và hứng chịu đòn trừng phạt từ Phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ. Tác động kép của một giá dầu giảm thấp cùng lệnh trừng phạt khiến túi tiền của nước Nga lép nhanh trông thấy. 

Năm 2014 cũng là năm Mỹ soán ngôi cả Nga lẫn Saudi Arabia trở thành nhà sản xuất hidro carbon lớn nhất thế giới. Từ đó nước Mỹ bắt đầu quá trình dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, và tương lai sẽ trở thành nhà xuất khẩu dầu khí “máu mặt.”  

Từ 2005 – 2015, trong vòng 10 năm, nhập khẩu dầu mỏ của Hoa Kỳ đã giảm 32%. Kết quả này có được là kết quả của việc phát hiện trữ lượng dầu khí đá phiến gần như vô tận của nước Mỹ. 

Công nghệ dầu khí đá phiến ngày càng tân tiến khiến thời gian đưa một giếng dầu đá phiến vào hoạt động chỉ không quá 3 tháng. Về giá thành, dầu đá phiến Mỹ có giá thành xê dịch từ 23 - 50 đôla một thùng, do đó giá thành trung bình là 36 đô la. Thông thường, nếu giá xê dịch ở mức 30 - 36 đôla, thì dầu đá phiến Mỹ vẫn giữ nguyên được lợi thế trên “sân nhà” do không phải vận chuyển từ tận Trung Đông về Mỹ.   

Công nghệ hóa lỏng khí đốt cũng không ngừng được hiện đại hóa, làm cho viễn cảnh xuất khẩu dầu khí của Hoa Kỳ bằng tàu chở dầu và LPG đã nằm trong tầm tay. Theo thời gian, chi phí của bán khí LPG bằng tàu thủy sang châu Âu (thị trường tiêu thụ lớn nhất) sẽ rẻ hơn so với bán khí bằng đường ống.  

Một so sánh đơn giản – đường ống “Sức mạnh Siberia” đính kèm hợp đồng khí đốt khủng Nga – Trung đến nay vẫn chưa xây dựng được là bao vì đủ các khó khăn, từ vốn đến các yếu tố địa hình… người ta đã bắt đầu tính đến một dự án khí hóa lỏng để thay thế. 

Có thể nói, về lĩnh vực khí đốt, thế giới đang “đơn cực” với ông vua lớn nhất là nước Nga, nay đã trở thành đa cực. 

{keywords}

Một mỏ khai thác dầu từ đá phiến, Mỹ. Ảnh: Expressnews.com/TBKTSG

Câu chuyện năng lượng này sẽ tác động đến hai nhóm nước.  

Nhóm nước thứ nhất, những nước chỉ phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng hóa thạch mà không chuyển đổi kịp thời, sẽ rất khó khăn vì giá dầu mỏ thế giới còn duy trì ở mức thấp một thời gian dài nữa. Có thể kể các nước nhóm này như Saudi Arabia, Nga, Venezuela… Saudi Arabia vừa qua đã cách chức bộ trưởng năng lượng sau khi ông này tại vị 25 năm. Còn Venezuela thì đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nặng nề, đến thực phẩm còn không có để cung cấp cho người dân. 

Lệnh cấm vận với Iran được dỡ bỏ cho phép sự góp mặt trở lại của một đại gia bị “bỏ đói” lâu ngày vào thị trường dầu mỏ, chỉ làm khó khăn thêm cho những thương gia lâu năm đang lao đao, đặc biệt là Nga.  

Nhóm thứ hai, những nước tiếp tục phụ thuộc năng lượng hóa thạch sẽ đi vào tụt hậu. Nổi bật lên trong nhóm này là Trung Quốc “công xưởng của thế giới” với đặc điểm lâu nay là sản xuất hàng xuất khẩu phục vụ thị trường toàn cầu, nhưng với công nghệ không quá cao và thực tế, nước này vẫn đang thiếu và thèm khát công nghệ tiên tiến từ cả Nga lẫn Phương Tây ở mọi lĩnh vực từ quốc phòng đến dân dụng.  

Trung Quốc có thể nói là nền kinh tế phụ thuộc lớn nhất vào năng lượng hóa thạch, và trong tương lai nếu không chuyển đổi kịp sang hướng thân thiện hơn với môi trường, thì những hệ lụy của nó sẽ quá lớn để khắc phục. Điều này với Trung Quốc hoàn toàn không dễ dàng nếu như không muốn nói là không thể làm được trong một vài thập kỷ tới.  

Nếu như thực sự có một sự đối đầu Mỹ – Nga (Obama – Putin) thì những gì ông Obama làm trong thời gian tại vị của mình chính là “không đánh mà thắng”?. 

Đối mặt khủng bố bằng sự phồn vinh 

Từ sự kiện ngày 11/9/2001 chúng ta hiểu, thế giới của thế kỷ 21 không phải đứng trước nguy cơ chiến tranh thế giới giữa các siêu cường, mà là cuộc đối đầu của nhân loại văn minh với chủ nghĩa khủng bố.  

10 năm sau, vụ tập kích tiêu diệt Bin Laden cho thấy có sự thay đổi trong chiến lược quân sự của Hoa Kỳ, giảm dần sự có mặt của quân đội ở nước ngoài và thay bằng tăng cường hoạt động tình báo và tập kích bằng lực lượng đặc nhiệm phản ứng nhanh.  

Nhưng thế giới lại xuất hiện một thế lực khủng bố mới mang hình hài của Nhà nước, đó là IS (Nhà nước Hồi giáo). Nhiều chuyên gia đã đánh giá việc hình thành và phát triển của IS một phần do Bin Laden bị tiêu diệt.  

Có quan điểm cho rằng khủng bố không thể bị tiêu diệt bằng tấn công quân sự, mà phải bằng việc xây dựng một thế giới hòa bình và phồn vinh. Sự thay đổi trong chính sách năng lượng của Hoa Kỳ cũng cho phép nước này không cần có mặt sâu rộng tại điểm nóng “rốn dầu” Trung Đông như trước đây.  

Cũng chính việc giảm sự có mặt của lực lượng quân sự ở hải ngoại, kết hợp một nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, xã hội phồn vinh… sẽ làm giảm căng thẳng đối đầu giữa một bên là tư tưởng khủng bố cực đoan và một bên là “chủ nghĩa đế quốc bóc lột nguyên nhân của nghèo đói.” 

Cũng là ông Obama ủng hộ của nhiệt tình các cuộc đối thoại để đi đến ký kết Hiệp ước Paris 2015 về biến đổi khí hậu toàn cầu (12/12/2015.) Những gì mà Barack Obama đã làm trong hai nhiệm kỳ của mình, dù bị cho là “yếu về đối ngoại,” nhưng chính sự “hòa dịu” đó đã đem lại cho thế giới một bộ mặt mới, rất khác và tôi tin là chính sách này của ông còn có ảnh hưởng đến tương lai: những gì nhân loại mong muốn là hòa bình và một môi trường trong sạch. Ông Obama rất xứng đáng với giải Nobel Hòa bình được trao tặng năm 2009. 

Phúc Lai   

>> XEM THÊM: