- Người chạy bằng cấp ngoài mục đích có chỗ làm tốt, vị trí ngon, bổng lộc nhiều, còn tự tạo cho mình một uy tín giả thông qua cái vỏ bọc có tấm bằng “cử nhân này, thạc sĩ nọ, tiến sĩ kia”.

Khi người ‘gác cổng’ cũng dùng… bằng giả

Sử dụng bằng cấp giả để “chui” vào bộ máy công quyền làm “ông nọ, bà kia” là câu chuyện chưa bao giờ chưa hết tính thời sự. Mới đây dư luận lại giật mình khi phát hiện vụ một cán bộ lãnh đạo dùng bằng đại học giả, đó là ông Lê Kim Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Chư Sê (Gia Lai). 

Hãy hình dung, Ban tổ chức huyện ủy vừa là cơ quan tham mưu về công tác tổ chức xây dựng Đảng, vừa là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ của huyện ủy. Trong số các ủy viên thường vụ cấp ủy ở địa phương, trưởng ban tổ chức huyện ủy là nhân vật “quyền uy” chỉ đứng sau bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện, chủ tịch HĐND huyện.

{keywords}
 

Trưởng ban tổ chức huyện ủy cùng với ba cán bộ chủ chốt cấp huyện nêu trên hợp thành quyền lực sẽ là vô đối ở địa phương. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong bộ máy công quyền ở huyện, “ai lên, ai xuống, ai vào, ai ra” có một phần đóng góp quyết định từ ý kiến đề xuất của người đứng đầu ngành tổ chức xây dựng Đảng ở địa phương. 

Là người đứng mũi chịu sào ở cơ quan quan trọng, vậy mà cách đây một năm (tháng 6/2017), ông Lê Kim Khoa từng bị Huyện ủy Chư Sê thi hành kỷ luật khiển trách vì đã buông lỏng quản lý và tham mưu cho Huyện ủy kết nạp đảng viên và chuyển Đảng chính thức sai quy định cho nhiều trường hợp. Nay thì ông bị phát hiện có hành vi sử dụng bằng đại học giả. Người ta không thể không đặt câu hỏi liệu ông có còn đủ tư cách với cương vị hiện tại?

Vụ việc này thêm một lần cảnh báo về tình trạng sử dụng bằng giả để thăng tiến thật của một bộ phận quan chức. Đây cũng là một trong những suy thoái về đạo đức, lối sống đã được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra. Đó là “chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội”.

Trong 6 loại “chạy” trên, “chạy bằng cấp” rất đáng lên án, bởi nó không dừng lại ở sự suy thoái về phẩm chất đạo đức cách mạng, mà cũng là một trong những biểu hiện của suy thoái về chính trị, làm mọt ruỗng văn hóa công quyền. Vì những người chạy bằng cấp ngoài mục đích có chỗ làm tốt, vị trí ngon, bổng lộc nhiều, còn tự tạo cho mình một uy tín giả thông qua cái vỏ bọc có tấm bằng “cử nhân này, thạc sĩ nọ, tiến sĩ kia”. Đấy là chưa kể những người không học hành hẳn hoi, không qua quá trình đào tạo chỉn chu mà vẫn sở hữu những tấm bằng danh chính ngôn thuận rồi “chui” vào các cơ quan công quyền ung dung làm cán bộ lãnh đạo, quản lý!

Chẳng hạn, cách đây mấy năm, cơ quan chức năng Trung ương đã phải vào cuộc chấn chỉnh một số cán bộ tỉnh Phú Thọ và Yên Bái đã sử dụng bằng tiến sĩ ở trường đại học nước ngoài không được Bộ GD&ĐT nước ta công nhận. Gần đây nhất, ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân là “kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực”.

Bằng giả và “5 thật”

Bằng cấp phần nào thể hiện trình độ kiến thức, tư duy, trí tuệ, năng lực của mỗi người và đó là một trong những tiêu chí quan trọng để cơ quan có thẩm quyền có thêm căn cứ đánh giá, tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm cán bộ. Tuy vậy, bằng cấp chỉ có giá trị khi người sử dụng phải được học hành, đào tạo nghiêm túc với một lượng kiến thức, trình độ, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ đã được quy chuẩn và luật hóa theo quy định. 

Để phòng ngừa, trị bệnh chạy bằng, sính bằng, trong quá trình tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, các tổ chức, cơ quan, đơn vị chỉ nên xác định tiêu chí bằng cấp là điều kiện cần, chứ không phải quan trọng nhất, duy nhất. Tuyển dụng phải thông qua sát hạch, kiểm tra, thi tuyển một cách nghiêm túc, thực chất, khách quan, công bằng, minh bạch để tìm kiếm, lựa chọn được những cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực toàn diện nhất bố trí vào cương vị tương xứng.

Các cơ quan tổ chức - cán bộ cần sớm nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí khoa học để đánh giá thực chất trình độ, trí tuệ, năng lực thực tế của đội ngũ cán bộ, công chức, làm cơ sở để tuyển dụng, bổ nhiệm bảo đảm đạt cả ba mục tiêu “được người, được việc, được tổ chức”. 

Bên cạnh đó, phải phòng chống, ngăn chặn tình trạng lợi dụng, ỷ thế vào quyền lực để tranh thủ cho con em mình đi học, đi đào tạo nhằm hợp pháp hóa bằng cấp, sau đó lại cố tình "giữ chỗ, giữ ghế" nhằm chờ thời cơ thuận lợi. Việc một số con em cán bộ lãnh đạo ở nhiều nơi thời gian qua thi nhau đi du học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước để “tô son, điểm phấn” cho lý lịch cá nhân rồi trở về nước làm trong bộ máy công quyền, sau đó được bổ nhiệm thần tốc cũng là một biểu hiện của tình trạng này. 

Về lâu dài, cần làm tốt hơn nữa tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao tinh thần đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức. Phải làm sao để những người làm việc trong bộ máy công quyền luôn đề cao ý thức tự trọng, liêm sỉ, có động cơ phấn đấu lành mạnh, nỗ lực tiến thân bằng tinh thần cầu thị, thực hiện phương châm “5 thật”. Đó là “học thật, bằng thật, làm thật, kết quả thật, uy tín thật” để xây dựng tổ chức, cơ quan, đơn vị ngày càng vững mạnh, xứng đáng đứng với vị trí "quan trên nhắm xuống, người ta trông vào". 

Thiện Văn

Người Việt ham học, ham làm giàu và ham thăng quan tiến chức

Người Việt ham học, ham làm giàu và ham thăng quan tiến chức

Để phần nào lý giải vì sao chúng ta mãi chưa giàu, có lẽ nên bắt đầu tìm hiểu từ khía cạnh nhận thức, quan điểm về giàu nghèo của người Việt.

Người người nói về thăng quan, giành đất

Người người nói về thăng quan, giành đất

Người ta bàn nhau làm sao thăng quan tiến chức, làm sao để thu lợi nhuận trong buôn bán, làm sao có thể giành thêm một vài phân đất với hàng xóm.

Vì danh dự dòng tộc con phải thi đỗ, phải làm ‘quan’!

Vì danh dự dòng tộc con phải thi đỗ, phải làm ‘quan’!

Cái tâm lý “học để làm quan” bám rễ từ thời phong kiến nay vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người Việt.

Con ông cháu cha, cả họ làm quan: Vì sao dai dẳng?

Con ông cháu cha, cả họ làm quan: Vì sao dai dẳng?

Nhìn nhận sâu xa, hiện tượng “chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu” là hệ quả trực tiếp từ cơ chế khép kín, cục bộ, địa phương trong công tác cán bộ.    

Làm quan, làm dân và ‘lằn ranh’ mỏng manh

Làm quan, làm dân và ‘lằn ranh’ mỏng manh

Mới thấy, dù làm quan hay làm dân, bản chất vẫn là phải làm mỗi việc cho đúng đắn.

Sửa tệ mua quan bán chức mới mong cầu người tài

Sửa tệ mua quan bán chức mới mong cầu người tài

Cải tổ nền quản trị quốc gia và phát huy dân chủ là việc làm đầu tiên của Việt Nam nếu muốn có được hiền tài phục vụ sự phát triển bền vững.