- Việc kết nối với các thị trường quốc tế đã mở rộng các “lối mòn” sinh kế của các hộ nông dân nhỏ trong tiểu vùng Mekong.
Pavit Ramachandran, chuyên gia về môi trường của ADB, nhận định các điều kiện đã chín muồi để Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS) nỗ lực thực thi nông nghiệp bền vững và trở thành một nguồn lương thực an toàn và thân thiện với môi trường.
Các đây 10 năm, các Bộ trưởng Nông nghiệp từ Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã gặp nhau để giải quyết các thách thức mà các hộ nông dân nhỏ lẻ ở GMS phải đối mặt. Khi đó, họ chưa thể biết rằng các cuộc thảo luận này sẽ tạo ra những cam kết ngày hôm nay nhằm thúc đẩy hợp tác rộng hơn giữa các nước trong việc hỗ trợ người nông dân của mình.
Việc kết nối với các thị trường quốc tế đã mở rộng các “lối mòn” sinh kế của các hộ nông dân nhỏ trong tiểu vùng Mekong. |
Tháng 9/2017, các Bộ trưởng GMS đã ủng hộ Chiến lược Thúc đẩy các chuỗi dây chuyền giá trị dựa trên nông nghiệp thân thiện môi trường và an toàn trong GMS, và Kế hoạch hành động Siem Reap năm 2018-2022. Mục tiêu đầy tham vọng của chiến lược này là biến các hệ thống nông nghiệp của GMS thành các nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các sản phẩm nông nghiệp an toàn và thân thiện môi trường (SEAP).
Cơ hội đến gần
Tầm nhìn nông nghiệp nói trên đã được hỗ trợ bởi nhiều năm tăng trưởng kinh tế ổn định, trung bình 7,5% tính theo bình quân đầu người kể từ năm 1992, và một tốc độ tăng trưởng đô thị hóa là 3%/năm. Chính các con số tích cực này đã cùng nhau tác động mạnh lên quan hệ giữa người tiêu dùng đối với lương thực.
Người nông dân tại Tiểu vùng cũng đang thay đổi bằng việc thích nghi với các thói quen thông minh về khí hậu, như sử dụng than sinh học và bón phân hữu cơ thay vì phân hóa học. Việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ rất thân thiện với môi trường vì nó cải thiện “sức khỏe” của đất bằng cách tăng nguồn dinh dưỡng cho đất, và khả năng giữ nước và thu khí carbon trong không khí.
Các công ty nông nghiệp kết nối với các hộ nông dân nhỏ lẻ cũng đã có thể vươn tới các thị trường khu vực và toàn cầu. Việc kết nối với các thị trường quốc tế đã mở rộng các “lối mòn” sinh kế của các hộ nông dân nhỏ.
Hoạt động buôn bán lương thực và nông sản trong GMS đang phát triển nhanh chóng, nhờ các sáng kiến chính trị. Cải thiện cơ sở hạ tầng và cơ hội để di chuyển lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị gia tăng đã ngày càng thu hút các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho các công ty nông nghiệp trong GMS.
Các dây chuyền cung ứng ngày càng toàn diện về các sản phẩm như gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, đào lộn hột, các loại quả sấy khô như sầu riêng, mít. Vài năm gần đây, nuôi trồng thủy sản cũng phát triển mạnh tại Tiểu vùng. Kết quả là các mạng lưới giao thương quốc tế đã được kết nối với các thị trường sinh lời cao hơn và khắt khe hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU).
Các nước GMS đã nỗ lực gâp đôi để xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, thay vì chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô, qua đó càng thu hút FDI và các công ty liên doanh mang theo công nghệ và nhiều liên kết thị trường.
Các nhân tố trên đã tạo ra một cơ hội lớn. Tiểu vùng có vị trí chiến lược gần với nhiều thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á, các thị trường tăng trưởng nhanh gấp 5 – 10 lần so với Mỹ hay EU. Tương tự, các hành lang vận tải chính đang kết nối GMS tới Trung Á, Nam Á và châu Âu.
Quá trình đô thị hóa cũng có một tác động đáng kể vào các hệ thống lương thực ở Tiểu vùng. Tại các nước thành viên GMS và các nền kinh tế đang phát triển quanh GMS, người dân đã chú tâm hơn vào chất lượng, độ an toàn, sự lành mạnh, sự đa dạng và thân thiện môi trường của các sản phẩm lương thực.
Ngày nay, việc biết các nhà hàng nổi tiếng không quan trọng bằng biết nguồn lương thực mà họ dùng từ đâu đến hay liệu các món ăn có được chế biến một cách thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn cho thực khách hay không. Sự thay đổi trong nhận thức về ẩm thực là một diễn biến đáng hoan nghênh, hứa hẹn kết nối rộng hơn giữa các nhà sản xuất, người tiêu dùng và môi trường mà lương thực đó được sinh ra.
Cùng với sự mở rộng của hoạt động buôn bán lương thực trong GMS, ngày càng nhiều các sản phẩm dễ hỏng và các loại vật nuôi được buôn bán qua biên giới, đặt ra nhiều nguy cơ lớn đối với động vật và cả con người. Các công ty nông nghiệp đang phải chịu sức ép ngày càng lớn, buộc họ phải quản lý tốt hơn các nguy cơ về an toàn thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng trong nước và đáp ứng các đòi hỏi của cơ quan hải quan nước ngoài.
Sự tồn tại của một cơ sở hạ tầng chất lượng được quốc tế công nhận (một cách tiếp cận có hệ thống về tiêu chuẩn hóa, xét nghiệm, chứng thực và ủy nhiệm) ngày càng trở thành điều kiện tiên quyết để được tham gia trong thương mại quốc tế, cũng như xây dựng uy tín đối với người tiêu dùng và niềm tin vào các hệ thống thực phẩm.
Thách thức phía trước
Con đường dẫn tới sản phẩm “xanh” trong GMS không phải trải toàn hoa hồng như một số người hy vọng.
Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng không giống nhau giữa các nước GMS. Rất nhiều cơ quan và đối tác tham gia, nhiều việc đang được ấp ủ. Nhiều hộ nông dân nhỏ lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ rải rác khắp nơi, vì vậy chất lượng sản phẩm không giống nhau.
Nhiều vấn đề khác làm yếu liên kết dây chuyền giá trị SEAP là sự thiếu các dây chuyền làm lạnh, khó tiếp cận với thông tin thị trường, và không có các phòng thí nghiệm an toàn thực phẩm phù hợp cũng như các chuyên gia tại khu vực biên giới.
Còn rất nhiều việc phải làm. Việc đầu tiên khi thực thi Chiến lược và Kế hoạch hành động là các Bộ Nông nghiệp cần phát triển các chính sách hài hòa, tạo điều kiện cho sản xuất, giao thương và đầu tư vào chuỗi dây truyền giá trị dựa vào các sản phẩm nông nghiệp an toàn và thân thiện môi trường.
"Lên tàu từ TP Hồ Chí Minh, ngủ một đêm và tỉnh dậy ở Yangon"
“Hãy tưởng tượng bạn lên tàu từ Thành phố Hồ Chí Minh, ngủ một đêm và tỉnh dậy đã ở Bangkok, hay ở Yangon”.
GMS – mô hình hợp tác và hội nhập khu vực thành công nhất ở châu Á
Sau hơn 2 thập kỷ hoạt động, chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) đã chứng tỏ là mô hình hợp tác và hội nhập khu vực thành công nhất ở châu Á.
Sông Mekong: Vấn đề cũ, nỗi lo mới
Việt Nam là thành viên tích cực và chủ động trong cả hai cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng và tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam.
Mekong cạn nước và cuộc đấu pháp lý với Bắc Kinh
Những đập thuỷ điện trên dòng sông Mekong đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu nông dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các chuỗi giá trị là một trong các ưu tiên tập trung vào thành lập các vùng kiểm soát dịch bệnh vật nuôi xuyên biên giới.
Các Bộ Nông nghiệp GMS đang phối hợp với các công ty nông nghiệp và các tổ chức phát triển để thực thi Chiến lược 2017 và Kế hoạch hành động 2018-2022. Thực thi kế hoạch này sẽ mở đường cho GMS trở thành một trung tâm khu vực và toàn cầu về lương thực an toàn và thân thiện môi trường./.
Diệu An