Cái chết của thẩm phán Scalia đã tạo ra những bế tắc khiến cho gần như mọi vụ việc sẽ bị gửi trả lại các tòa án liên bang cấp dưới mà không đưa ra phán quyết gì, vì Tòa này được vận hành theo quy định đa số. Đây là lý do tại sao ông Trump hoặc bà Clinton sẽ muốn kiểm soát toàn bộ tòa án cấp liên bang.

Tại sao đây lại là một vấn đề bầu cử?

Ngày 14/2/2016, thẩm phán Tòa án Tối cao Antonin Scalia bất ngờ qua đời. Thẩm phán Scalia là “lãnh đạo tinh thần” của tòa, người thường biện hộ một cách mạnh mẽ và thường thành công cho cách diễn giải hiến pháp theo kiểu chủ nghĩa phi nguồn gốc.

Cái chết của thẩm phán Scalia khiến cho Tòa án gồm 9 thành viên này (giờ còn 8) trở nên bị chia rẽ gần như ngang nhau giữa những người bảo thủ – thiên về phe Cộng hòa và tự do – và những người thiên về phe Dân chủ.

Tòa hiện đang bế tắc, tức là gần như mọi vụ việc sẽ đều bị gửi trả lại các tòa án liên bang cấp dưới mà không đưa ra phán quyết gì, vì Tòa này được vận hành theo quy định đa số. Đây là lý do tại sao ông Trump hoặc bà Clinton sẽ muốn kiểm soát toàn bộ tòa án cấp liên bang.

Ví dụ, ông Obama ban hành một sắc lệnh hành pháp “ân xá” cho 5 triệu người nhập cư bất hợp pháp sống tại Mỹ, một hành động mà ông không có quyền. Một tòa án liên bang phán quyết rằng quyết định này là vi hiến. Nhưng bà Clinton (nếu đắc cử) sẽ muốn phán quyết này bị Tòa án Tối cao lật lại. Chừng nào Tòa án Tối cao đang bị chia đôi ngang bằng 4-4 như hiện nay thì Tòa này sẽ cho phép phán quyết của tòa cấp dưới là có giá trị.

{keywords}
Tòa án tối cao Mỹ. Ảnh: Reuters

Vì tầm quan trọng như vậy, Thượng viện do phe Cộng hòa chiếm đa số hiện đang phản đối cả việc xem xét lại đề cử của ông Obama về người thay thế thẩm phán Scalia. Phe Cộng hòa hy vọng ông Trump sẽ chiến thắng và sẽ chọn người thay thế thẩm phán Scalia. Nếu trường hợp này không xảy ra, phe Cộng hòa sẽ từ chối phê chuẩn một thẩm phán mới trừ phi người đó là một người ôn hòa và theo chủ nghĩa nguồn gốc.

Phe Tự do trong Tòa án Tối cao luôn bỏ phiếu theo một khối để ủng hộ các vấn đề của đảng Dân chủ và của nhóm cử tri tự do.

Ngược lại phe Bảo thủ thỉnh thoảng đứng về phía những người Tự do, giúp họ có chiến thắng lớn.

Chẳng hạn, chính sách nâng đỡ các thành phần thiểu số hay sắc tộc bị thiệt thòi (affirmative action – hành động khẳng định) là một mệnh lệnh hành pháp tạo các lợi thế về chủng tộc cho những nhân công thuộc dân tộc thiểu số. Người da đen và phụ nữ phải được ưu đãi hơn người khác về việc đòi lại những bất công đối với họ trước đó.

Một thẩm phán bảo thủ, Sandra Day Oconnor, đứng về phía khối tự do để bảo vệ chính sách nâng đỡ này, đây có thể là một trong những vấn đề giới tính/sắc tộc gây tranh cãi nhất nước Mỹ.

Một thẩm phán bảo thủ, ông John Roberts, cũng đứng về phía những người tự do để ủng hộ Obamacare, một chương trình bảo hiểm y tế phổ cập, dành một phần lớn ngân sách hàng năm của chính phủ (844 tỷ USD) cho chăm sóc y tế.

Phe Cộng hòa đã cố gắng hủy bỏ Obamacare trong 7 năm qua nhưng bị cản trở tại Quốc hội và các tòa án. Bà Clinton đã thề sẽ bảo vệ Obamacare nếu đắc cử. Obamacare, thành quả chính sách đối nội mang tên ông Obama, đang đứng trên bờ vực sụp đổ. Người kiểm soát các tòa án sẽ quyết định số phận của nó.

Tảng lờ Quốc hội không phải là một chuyện nhỏ. Tổng thống Obama đã đạt một thỏa thuận rất gây tranh cãi với Iran nhằm hạn chế khả năng của Tehran trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Thỏa thuận này trên thực tế là một loại hiệp ước cần phải nhận được “lời khuyên và sự đồng ý” của Quốc hội trước khi được ký kết.

Ông Obama đã đơn phương xác định rằng hành động này là một thỏa thuận, vì vậy Quốc hội sẽ không có quyền bác bỏ nó. Phe Cộng hòa đã không đưa thỏa thuận Iran lên Tòa án Tối cao, vì vậy nó vẫn đang có hiệu lực.

Lo ngại Quốc hội có thể không phê chuẩn thỏa thuận chống biến đổi khí hậu của LHQ, trong đó Mỹ cam kết tri hàng nghìn tỷ USD trong hai thập kỷ tới, ông Obama cũng đã xếp hành động này là một thỏa thuận chứ không phải một hiệp ước quốc tế. Ông đã ký Thỏa thuận này mà không cần sự phê chuẩn của Quốc hội. Quốc hội, lo ngại một phản ứng bầu cử trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, nên đã không kiện cả hai văn bản trên lên Tòa án Tối cao.

Nhưng câu chuyện đang ngày càng trở nên kịch tính. Ba trong số các thẩm phán của Tòa án Tối cao nhiều khả năng là quá già (họ đều đã ngoài 80) để tiếp tục phụng sự Tòa trong 4 năm tới. Như vậy, vị tổng thống tiếp theo sẽ chỉ định những người thay thế họ.

Nếu bà Clinton thắng cử, 6 thẩm phán sẽ là phe tự do và chỉ ba người thuộc phe bảo thủ. Như vậy, bà Clinton sẽ có thể vượt mặt Quốc hội với các mệnh lệnh hành pháp và các hành động khác mà bà muốn. Và ngay cả khi các hành động của bà bị đưa ra Tòa án Tối cao thì bà cũng sẽ thắng. Ông Trump cũng sẽ có những cơ hội tương tự. Vụ cá cược này rất lớn!

Việc chỉ định các thẩm phán Tòa án Tối cao quan trọng đến mức đảng Cộng hòa đã ép ông Trump cam kết sẽ chỉ định một người bảo thủ thay thế bà Scalia. Ông Trump thậm chí còn được đề nghị cung cấp một danh sách các đề cử mà ông có thể cân nhắc cho chiếc ghế này (và ông đã làm). Để chính trị hóa vấn đề này hơn nữa, ông Trump đã đề nghị bà Clinton cung cấp một danh sách các ứng cử viên cho Tòa án Tối cao (nhưng bà đã từ chối).

Các tác động

Các tác động của một Tòa án Tối cao thiên bảo thủ hay thiên tự do là quá rõ.

Dưới sự lãnh đạo của phe tự do tại Tòa, người nhập cư trái phép sẽ được hợp pháp hóa, sở hữu súng đạn và tự do ngôn luận sẽ bị hạn chế rất lớn, quy định của chính phủ đặc biệt về kinh tế và tài chính sẽ được mở rộng, lợi ích nhóm luật sư sẽ dẫn đầu các quyền nhóm mới, chăm sóc sức khỏe quốc gia (thay vì tư nhân) sẽ được thực hiện, và quy mô chính phủ liên bang sẽ được tăng cường rất lớn để thích nghi với các chương trình mới.

Nếu Tòa do phe bảo thủ chiếm ưu thế, các chính sách ủng hộ phá thai sẽ bị hạn chế, An sinh Xã hội (chương trình hưu trí cho người già) và Chăm sóc y tế  (bảo hiểm y tế phổ cập cho người già) sẽ bị cải cách và chi phí cho việc này sẽ được giảm bớt, các quy định của ngân hàng và tài chính sẽ lại bị giảm bớt, thuế sẽ được cải cách, tự do ngôn luận sẽ tái sinh và quy mô chính phủ sẽ thu hẹp lại.

Nếu bà Clinton chiến thắng, bà sẽ tiếp tục nhiều nỗ lực biến đổi của ông Obama nhằm “nạp năng lượng” cho nước Mỹ. Nếu ông Trump thắng cử, ông sẽ cố gắng lật lại càng nhiều càng tốt lịch trình của ông Obama. Cả hai người nhiều khả năng sẽ sử dụng mọi phương tiện mệnh lệnh hành pháp và thỏa thuận để đạt mục đích, mà không quan tâm nhiều đến Tòa án Tối cao mà họ đã “nắm trong lòng bàn tay”.

GS TS. Terry F. Buss (Học viện Hành chính quốc gia Mỹ viết riêng cho Tuần Việt Nam)